Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? – Cách trị viêm an toàn, hiệu quả

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? – Cách trị viêm an toàn, hiệu quả

Viêm đường tiết niệu có thể ghé thăm bất kỳ ai với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bệnh không những gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt mà có thể tiềm ẩn một số biến chứng xấu tới sức khỏe nếu không điều trị đúng cách. Và để giải đáp băn khoăn viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu ở giai đoạn đầu thường chưa quá nghiêm trọng và sẽ được kiểm soát tốt nếu điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên nếu chủ quan, bệnh sẽ tiến triển nặng, hay tái phát và gây ra một số biến chứng nguy hại như sau:

Hoại tử nhú thận

Viêm đường tiết niệu nặng có thể gây ra tình trạng hoại tử nhú thận nghiêm trọng. Khi các nhú thận bọng ra là nguyên nhân gây nên các cơn đau quặn thận dữ dội. Biến chứng này phổ biến hơn ở những người có tiền sử bệnh đái tháo đường.

Nhiễm trùng huyết

Vi khuẩn gây viêm tiết niệu nếu không được tiêu diệt tận gốc có thể di chuyển vào tuần hoàn chung gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm với các dấu hiệu rầm rộ như sốt cao, ớn lạnh, rét run, hoa mắt, nhịp tim nhanh,… Nếu điều trị chậm trễ có thể đe dọa đến tính mạng.

Viêm thận, suy thận cấp & mn tính

Đây là biến chứng nặng do vi khuẩn di chuyển ngược dòng tạo thành ổ viêm, hoại tử tại các mô quanh thận. Hậu quả là chức năng lọc của thận suy giảm khiến các chất độc tích tụ gây tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Cuối cùng là gây suy thận kèm theo nguy cơ bị tăng huyết áp, trường hợp nặng có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn nguy hiểm.

4.1

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? – Cảnh giác biến chứng suy thận

Biến chứng thai kỳ ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm tiết niệu. Bệnh lý này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà có thể gây hại cho thai nhi. Biến chứng nguy hiểm là gây nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng nước ối, tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, sức đề kháng kém,…

Hẹp niệu đạo

Đây cũng là câu trả lời cho vấn đề viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không. Viêm tiết niệu lâu ngày có thể để lại các vết sẹo trong ống niệu đạo. Đường ống này vốn rất nhỏ nếu xuất hiện sẹo sẽ trở nên hẹp hơn, gây cản trở dòng chảy nước tiểu. Những dấu hiệu điển hình bao gồm: tiểu rắt, tiểu khó, bí tiểu, tiểu không hết khiến nước tiểu bị đọng lại trong bàng quang.

Suy giảm chất lượng tình dục ở nam và nữ

Viêm tiết niệu là nguyên nhân khiến các cặp đôi thường né tránh, giảm ham muốn sinh hoạt tình dục. Nữ giới thường xuất hiện triệu chứng tiểu đau buốt, tiểu rắt liên tục. Nam giới thấy đau khi cương dương, xuất tinh, thậm chí xuất hiện máu trong tinh dịch. Điều này là trở ngại lớn với những cặp vợ chồng trẻ đang có kế hoạch sinh con.

Viêm tuyến tiền liệt cấp ở nam giới

Tình trạng viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần ở nam giới có thể dẫn đến biến chứng viêm tuyến tiền liệt, phù nề, bóp chặt cổ bàng quang. Dấu hiệu điển hình là tiểu khó, bí tiểu, đau vùng bẹn bìu và xương mu. Một số trường hợp có thể xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch.

Viêm mào tinh hoàn nam giới

Tên gọi khác là viêm bìu cấp tính, thường gặp ở nam giới trưởng thành. Viêm tinh hoàn là hệ quả của viêm tuyến tiền liệt lâu ngày, vi khuẩn di chuyển lên phía trên và gây viêm. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

4.2

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Biến chứng viêm tuyến tiền liệt nam giới

Có thể thấy rằng, viêm tiết niệu là vấn đề sức khỏe không thể chủ quan. Việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng.

Viêm đường tiết niệu chữa bao lâu mới khỏi?

Ngoài lo lắng viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không, thời gian điều trị cũng là quan tâm của rất nhiều người. Thực tế, tùy theo mức độ bệnh, tiền sử viêm và tình trạng sức khỏe mà thời giancó thể khác nhau. Quan trọng là không nên nôn nóng mà cần dùng thuốc đúng liệu trình và định kỳ tái khám:

– Với viêm tiết niệu nhẹ (đơn giản): thời gian dùng kháng sinh tối thiểu từ 3 – 5 ngày. Ngoài ra có thể kéo dài thêm vài ngày để ngừa biến chứng viêm bể thận

– Với viêm tiết niệu mức độ nặng: thời gian dùng thuốc tối thiểu từ 10 – 14 ngày

– Với viêm tiết niệu mãn tính thường xuyên tái phát cần duy trì dùng thuốc kháng sinh liều thấp một đợt tối thiểu 6 tháng hoặc lâu hơn

Ngoài ra, sau đợt dùng thuốc kháng sinh tây ynên duy trì một số giải pháp thảo dược để giảm nguy cơ tái phát và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Tổng hợp cách điều trị viêm tiết niệu, tránh tái phát

Bệnh viêm tiết niệu dù không khó chữa nhưng để mang lại hiệu quả như mong muốn thì cần kết hợp nhiều giải pháp với nhau. Cụ thể như sau:

Tuân thủ dùng thuốc đúng liệu trình

Thuốc kháng sinh tây y thường là lựa chọn ưu tiên khi chữa viêm tiết niệu cấp tính nhằm tiêu diệt vi khuẩn, tránh lây lan. Hiện nay, có một số nhóm thuốc như sau:

– Sulfamethoxazole/ Trimethoprim (Bactrim, Septra…)

– Nitrofurantoin (Macrodantin; Macrobid…)

– Ceftriaxone

– Cephalexin (Keflex)

– Fosfomycin (Monurol)

Các kháng sinh hiệu lực mạnh như Fluoroquinolon chỉ dùng cho nhiễm trùng phức tạp không đáp ứng với thuốc thông thường. Thuốc giúp cải thiện triệu chứng nhanh nhưng có thể gây tác dụng không mong muốn như kích ứng tiêu hóa, đau đầu, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa,… tùy theo từng cơ địa.

Ngoài ra, lo lắng lớn nhất là nguy cơ vi khuẩn nhờn thuốc, kháng lại tác dụng của thuốc kháng sinh khiến việc điều trị kéo dài và tốn kém.

4.3

Thuốc kháng sinh chữa viêm tiết niệu: Cần cân nhắc giữa lợi ích – nguy cơ

Chữa viêm tiết niệu bằng thảo dược

Trước lo lắng viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không và nguy cơ kháng thuốc, việc kết hợp chữa viêm tiết niệu bằng thảo dược là giải pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao.Theo nhiều tài liệu Y học cổ truyền Việt Nam và nghiên cứu khoa học trên thế giới, thảo dược Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi có tác dụng chống viêm rất tốt.

Bộ ba thảo dược này có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên như Berberin, Palmatin, Lobelanidine, Lobeline,… vừa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm vừa giảm đau, giãn cơ trơn, cải thiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu,… Ngoài ra, Hoàng bá, Bán biên liên còn được biết đến với công dụng giãn cơ trơn, chống sưng phù đường tiểu.

4.4

3 thảo dược chứa kháng sinh tự nhiên trị viêm

Kết hợp Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử trong điều trị sẽ giúp lợi tiểu, hỗ trợ đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiểu, chống tái phát viêm.

Hiện nay, thay vì chỉ đun sắc thảo dược thủ công, Stonebye là một trong số ít sản phẩm được sản xuất hiện đại theo quy trình đạt chuẩn GMP – HS chứa đủ 7 thảo dược gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi.

Stonebye được đánh giá là giải pháp hỗ trợ toàn diện cho cả những người bị viêm tiết niệu cấp và mãn tính, tác động toàn diện đến cả căn nguyên và triệu chứng bệnh.

Theo nhiều chuyên gia tiết niệu như PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc BV YHCT Trung Ương), PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc BV Quân y 103), việc kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Stonebye đã đáp ứng những yêu cầu hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu cho nhiều đối tượng. Cùng lắng nghe nhận định của chuyên gia tại đây:

Giải pháp thảo dược lý tưởng cho bệnh viêm tiết niệu

Viêm tiết niệu là bệnh mạn tính, do vậy để điều trị và ngăn chặn bệnh tái phát thì việc dùng sản phẩm thảo dược là phù hợp nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0987.45.49.48 để tìm hiểu rõ hơn về giải pháp này.

Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày giúp pha loãng nước tiểu và đào thải vi khuẩn

– Thường xuyên uống nước ép nam việt quất giúp tăng sức đề kháng và chống oxy hóa

– Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi như các loại quả cam, bưởi, chanh, quýt, rau cải xanh,…

– Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…

– Cắt giảm lượng muối, đường trong khẩu phần ăn, tối đa không quá 2,3g muối/ngày

– Hạn chế các loại đồ hộp chế biến sẵn như thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích, lạp sườn,…

– Bỏ thuốc lá và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như cà phê, trà đặc, rượu, bia,…

– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lựa chọn các dung dịch vệ sinh có độ pH vừa phải

– Chú ý lau chùi theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh

– Không nên nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu một tư thế

– Sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng đúng các biện pháp bảo vệ

– Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,…

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không và có lựa chọn đúng đắn để sớm đẩy lùi bệnh lý này.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/