Khô mắt dùng thuốc gì để hết cộm rát, chống tái phát?

Khô mắt dễ điều trị nhưng cũng rất dễ tái phát. Nếu không chữa tốt từ đầu, bệnh có thể tái đi tái lại, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm làm tổn hại đến giác mạc, khiến thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy khô mắt dùng thuốc gì để giảm triệu chứng và chống tái phát? Cùng tìm hiểu trong bài viết này.   

Thuốc nhỏ mắt điều trị khô mắt

Nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo là chỉ định phổ biến trong điều trị khô mắt, đây là dung dịch nhỏ mắt có độ pH và tính chất gần giống nước mắt tự nhiên nên có thể dùng để thay thế và bổ sung độ ẩm cho mắt.

Thành phần chính của nước mắt nhân tạo là các hydrogel có độ nhớt cao như Polyvinyl alcohol, Glycerin, Hydroxyethylcelulose, Polyvidon, Hyaluronic acid… có tác dụng cấp ẩm, bôi trơn nhãn cầu, hạn chế bốc hơi nước mắt, nhờ đó giúp làm dịu nhanh cảm giác nóng rát, cộm xốn do khô mắt gây ra.

Tuy nhiên, tác dụng của nước mắt nhân tạo không giữ được lâu nên phải nhỏ nhiều lần một ngày. Nhiều loại nước mắt nhân tạo có chứa chất bảo quản, dùng lâu dễ bị kích ứng, làm mắt tiết dịch, xung huyết kết mạc, ngứa, đau nhức, rối loạn thị giác…, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trùng mắt, do dó, không nên dùng liên tục trong thời gian dài.

Khô mắt dùng thuốc gì?

Nước muối sinh lý 0.9%

Nước muối sinh lý chứa muối NaCl nồng độ 0.9% có áp suất thẩm thấu tương đương với nước mắt nên có thể dùng để bù đắp sự thiếu hụt nước mắt tạm thời, giúp mắt bớt khó chịu hơn. Tuy nhiên, việc nhỏ nước muối sinh lý chỉ có hiệu quả tức thời, không điều trị được nguyên nhân khô mắt.

Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh, chống viêm

Trong trường hợp khô mắt do nhiễm trùng hoặc khô mắt lâu ngày dẫn đến viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm bờ mi…, bác sỹ có thể chỉ định dùng thêm thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt chứa kháng sinh, chống viêm như Chloramphenicol, Tobramycin, Ofloxacin, Neomycin, Dexamethason, Prednisolon…

Các thuốc này giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng đỏ do viêm, tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tại mắt và toàn thân. Đặc biệt là các thuốc nhỏ mắt chứa corticoid có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…

Kết hợp bổ sung dưỡng chất để điều trị khô mắt tối ưu

Nguyên nhân chính gây khô mắt liên quan đến quá trình stress oxy hóa và lão hóa, làm tuyến lệ bị tổn thương, giảm khả năng sản xuất nước mắt. Dùng thuốc nhỏ mắt chỉ tác động bên ngoài, giảm triệu chứng tạm thời nên dễ tái phát, muốn điều trị khô mắt lâu dài, cần loại bỏ nguyên nhân ở bên trong để ổn định lại hoạt động bài tiết nước mắt.

Thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng đó của một số dưỡng chất và thảo dược sau:

  • Alpha lipoic acid: Theo nghiên cứu tại trường đại học Rio Grande (Brazil), Alpha lipoic acid có tác dụng chống stress oxy hóa, dọn dẹp các gốc tự do gây rối loạn bài tiết nước mắt, thông qua đó phục hồi chức năng tuyến lệ, thúc đẩy quá trình tiết nước mắt tự nhiên và cải thiện chất lượng nước mắt.
  • Astaxanthin chiết xuất từ Vi tảo lục: Astaxanthin có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, chống lão hóa, chống bức xạ mạnh gấp 100 lần vitamin E, 65 lần vitamin C, 54 lần beta-caroten, giúp ngăn ngừa hiệu quả khô mắt do lão hóa hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh, tia UV từ màn hình điện tử, ánh nắng mặt trời.
  • Thảo dược Câu kỷ tử: Theo nghiên cứu tại Đại học Tajen (Đài Loan), Câu kỷ tử giúp tăng lượng nước mắt, ổn định màng nước mắt, giảm bay hơi nước mắt, đồng thời phục hồi các tế bào giác mạc, kết mạc trên bề mặt mắt bị tổn thương do khô mắt gây ra.
  • Thảo dược Hoàng đằng: Hoạt chất Palmatin trong Hoàng đằng là một chất kháng sinh, chống viêm tự nhiên, giúp cải thiện các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức, cộm xót mắt và ngăn ngừa khô mắt gây viêm nhiễm trùng giác mạc, kết mạc.

Minh Nhãn Khang Platinum – Giải pháp hỗ trợ điều trị khô mắt hiệu quả, an toàn

Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã ứng dụng công nghệ lượng tử để nghiên cứu phát triển viên uống bổ mắt Minh Nhãn Khang Platinum là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa đầy đủ Vi tảo lục, Alpha Lipoic Acid, Câu Kỷ tử, Hoàng đằng cùng 6 dưỡng chất tốt cho mắt khác giúp hỗ trợ điều trị khô mắt hiệu quả, an toàn.

Minh Nhãn Khang Platinum đã được các chuyên gia Nhãn khoa sử dụng rộng rãi để cải thiện các triệu chứng khô mắt và ngăn chặn bệnh tái phát. Phân tích về tác dụng của sản phẩm TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh cho biết:

Chuyên gia tư vấn khô mắt dùng thuốc gì

Thực tế, có rất nhiều người bị khô mắt lâu năm kết hợp cả viêm mắt mạn tính, chỉ sau một thời gian sử dụng Minh Nhãn Khang Platinum mắt đã khỏe lên rõ rệt, hết hẳn cộm ngứa, nóng rát, đau nhức, chảy nước mắt sống… và thị lực được cải thiện tốt. Điều đó đã được kiểm chứng thông qua khảo sát đánh giá người dùng, bạn có thể xem thông tin chi tiết trong video sau:

Hiệu quả của Minh Nhãn Khang Platinum trong hỗ trợ điều trị khô mắt và các bệnh mắt

Hướng dẫn cách chăm sóc khi mắt bị khô

Bên cạnh dùng thuốc và bổ sung dưỡng chất cho mắt, để cải thiện nhanh hơn, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống, chăm sóc mắt khoa học theo một số lưu ý sau:

  • Đeo kính mát, đội mũ rộng vành khi ra đường để hạn chế gió, khói, bụi bẩn, ánh nắng… tiếp xúc trực tiếp với mắt.
  • Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, không nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, điện thoại, tivi…
  • Chớp mắt thường xuyên hơn
  • Sử dụng gạc mềm và nước muối sinh lý để làm sạch mắt buổi tối khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
  • Tránh để gió từ quạt điện, điều hòa, máy sấy tóc… thổi trực tiếp vào mắt.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm không khí khi thời tiết hanh khô.
  • Không hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc.
  • Tránh thức khuya, giữ tinh thần thoải mái
  • Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày
  • Ăn nhiều các loại rau củ, trái cây màu đỏ cam vàng (cà rốt, bí đỏ, gấc, khoai lang…) và cá biển giàu omega-3 (cá hồi, cá trích, cá ngừ…)

Qua những thông tin trên, tin rằng bạn đã hiểu rõ khô mắt dùng thuốc gì để giảm nhanh triệu chứng và tránh tái phát. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được hỗ trợ trực tiếp.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://nyulangone.org/conditions/dry-eye-syndrome/treatments/medications-for-dry-eye-syndrome