Viêm dây thần kinh thị giác – Điều trị sớm để tránh mù lòa

Viêm dây thần kinh thị giác là bệnh mắt rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Vậy làm thế nào để phòng ngừa, ngăn chặn viêm dây thần kinh thị giác tiến triển, gìn giữ thị lực tối ưu cho người bệnh? Tìm hiểu ngay dưới đây.

Viêm dây thần kinh thị giác là gì?

Viêm dây thần kinh thị giác (Optic neuritis) là tình trạng dây thần kinh thị giác bị tổn thương do viêm, dẫn đến giảm hoặc thậm chí mất hoàn toàn thị lực. Viêm có thể xảy ra trên một phần hoặc toàn bộ chiều dài sợi dây thần kinh; thường gặp ở một mắt, nhưng đôi khi xuất hiện ở cả 2 bên. 

Dây thần kinh thị giác là 1 trong 12 đôi dây thần kinh sọ, chịu trách nhiệm dẫn truyền tín hiệu hình ảnh từ võng mạc đến não để xử lý, mỗi dây sẽ đảm nhận nhiệm vụ cho từng mắt một cách độc lập. Khi dây thần kinh thị giác bị viêm, quá trình truyền tin bị gián đoạn khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng.  

Viêm dây thần kinh thị giác có thể gây mất thị lực vĩnh viễn

Triệu chứng của viêm dây thần kinh thị giác

Viêm thần kinh thị giác thường biểu hiện ở một bên mắt, nếu người bệnh có dấu hiệu cả hai bên thì đầu tiên có thể nghĩ đến các bệnh mắt khác. Dưới dây là các triệu chứng điển hình: 

  • Đau nhức mắt: Đau tăng lên mỗi khi chuyển động nhãn cầu, đôi khi có cảm giác đau âm ỉ ở sau mắt.
  • Mất thị trường: Trong viêm dây thần kinh thị giác, thị trường là vùng không gian mà mỗi bên mắt quan sát được bị thu hẹp một phần hoặc có thể mất hẳn toàn bộ.
  • Mất thị lực ở một mắt: Thị lực có thể giảm sút nhanh chóng (dạng cấp tính) hoặc trong vài ngày đến vài tuần (dạng mạn tính), thậm chí có thể mù hẳn. Một số trường hợp có triệu chứng giảm thị lực tạm thời khi thân nhiệt tăng, chẳng hạn sau tập thể dục, tắm nước nóng (còn gọi là hiện tượng uhthoff).
  • Giảm khả năng nhận diện màu sắc: Thấy màu sắc mọi vật trở nên tối, nhạt nhòa, kém sống động hơn bình thường.
  • Nhìn thấy đốm sáng nhấp nháy như ánh đèn: Mức độ xuất hiện các đốm sáng tăng lên khi chuyển động nhãn cầu.

Các triệu chứng của viêm dây thần kinh thị giác có thể kéo dài trong vài tuần, một số trường hợp sẽ tự phục hồi mà không cần điều trị, tuy nhiên cũng có thể tiến triển ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, do đó, hãy đi khám mắt càng sớm càng tốt khi có những dấu hiệu kể trên.

Nguyên nhân gây viêm dây thần kinh thị giác

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm dây thần kinh thị giác, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến phản ứng tự miễn do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào lớp vỏ myelin bao bọc quanh sợi trục của dây thần kinh thị giác. Khi các bao myelin bị hư hỏng sẽ khiến dây thần kinh bị thoái hóa và mất chức năng, gây giảm thị lực.

Trong đó, đa xơ cứng – bệnh tự miễn gây viêm và tổn thương trên nhiều dây thần kinh trong não là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác. Ước tính có khoảng 50% người bệnh đa xơ cứng phát triển viêm dây thần kinh thị giác.

Ngoài ra, viêm dây thần kinh thị giác có thể liên quan đến một số bệnh lý khác bao gồm:

  • Rối loạn kháng thể Myelin, đây là bệnh tự miễn làm mất bao myelin của hệ thần kinh trung ương.
  • Nhiễm trùng do vi rút (sởi, quai bị…) hoặc vi khuẩn (Giang mai, bệnh Lyme, sốt do mèo cào)…
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Bệnh Sarcoidosis (u hạt), bệnh Behcet…
  • Nhiễm độc methanol, tác dụng phụ của thuốc ethambutol điều trị lao…

Viêm dây thần kinh thị giác có thể liên quan đến tổn thương lớp vỏ myelin

Những ai có nguy cơ bị viêm dây thần kinh thị giác

Viêm dây thần kinh thị giác có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng nếu có những yếu tố dưới đây sẽ có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn:

  • Độ tuổi: Thường xảy ra ở người từ 20 đến 40 tuổi.
  • Giới tính: Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới.
  • Chủng tộc: Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở người da trắng.
  • Địa lý: Những người sống ở vùng núi cao có nguy cơ cao hơn.
  • Di truyền: Một số đột biến gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ hình thành viêm dây thần kinh thị giác hoặc bệnh đa xơ cứng.

Viêm dây thần kinh thị giác có nguy hiểm không?

Viêm thị thần kinh là bệnh mắt nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ có khả năng tái phát và để lại những di chứng nặng nề như:

  • Tổn thương thần kinh thị giác vĩnh viễn: Dây thần kinh thị giác bị hư hỏng nặng nề sau mỗi đợt viêm và không thể hồi phục lại chức năng như bình thường.
  • Giảm hoặc mất thị lực: Người bệnh có thể mất khả năng nhận diện màu sắc, giảm thị lực nghiêm trọng trong thời gian dài, thậm chí là mù vĩnh viễn cho dù tình trạng viêm đã thuyên giảm.

Chẩn đoán viêm dây thần kinh thị giác như thế nào?

Viêm dây thần kinh thị giác có thể được chẩn đoán dựa trên một số kiểm tra mắt sau:

  • Đo thị lực, đo lường thị trường, test khả năng cảm nhận màu sắc.
  • Soi đáy mắt để quan sát đĩa thị (nơi dây thần kinh thị giác đi vào nhãn cầu), khoảng 1/3 người bị viêm dây thần kinh thị giác có tình trạng sưng đĩa thị.
  • Test phản ứng của đồng tử với ánh sáng, nếu bị viêm dây thần kinh thị giác, đồng tử sẽ không co lại nhiều khi chiếu ánh sáng chói vào mắt.
  • Xét nghiệm máu để tìm kháng thể tự miễn dịch hoặc phát hiện nhiễm trùng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để quan sát hình ảnh dây thần kinh thị giác và não, giúp phát hiện các tổn thương trong não có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Chụp cắt lớp quang học (OCT) để đo độ dày của lớp sợi thần kinh ở võng mạc mắt, lớp này thường mỏng hơn do viêm dây thần kinh thị giác.

Phương pháp điều trị viêm dây thần kinh thị giác

Việc phát hiện sớm và điều trị viêm dây thần kinh thị giác kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong phục hồi thị lực cho người bệnh. Hiện nay, sử dụng thuốc chống viêm corticoid kết hợp cùng bổ sung dinh dưỡng cho dây thần kinh thị giác là hướng điều trị bệnh chính.

Điều trị bằng thuốc

Corticoid là nhóm thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm dây thần kinh thị giác. Khi mới bắt đầu có thể tiêm corticoid tĩnh mạch một vài ngày để giảm viêm nhanh, sau đó tiếp tục dùng đường uống khoảng 2 tuần để hạn chế nguy cơ tái phát viêm. Thị lực có thể bắt đầu phục hồi sau 2 – 3 tuần hoặc chậm hơn sau 1 – 2 tháng nhưng rất khó để phục hồi hoàn toàn.

Mặt khác việc sử dụng corticoid tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ trên mắt như gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, nhiễm trùng mắt, hắc võng mạc trung tâm thanh dịch… hoặc toàn thân như phù, loãng xương, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa…. Do đó, chỉ dùng trong thời gian ngắn và phải theo dõi chặt chẽ phản ứng của cơ thể.

Ngoài corticoid, tùy theo tác nhân gây viêm dây thần kinh thị giác mà bác sĩ có thể kê thêm các thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh, thuốc giãn mạch đường uống hoặc tiêm nhãn cầu, vitamin nhóm B như B1, B6, B12…

Liệu pháp thay thế huyết tương

Liệu pháp này có thể được chỉ định khi điều trị bằng corticoid thất bại, huyết tương có chứa các tự kháng thể, chất hóa học gây viêm được lọc bỏ ra ngoài và thay thế bằng dung dịch huyết tương hoặc albumin đồng thể tích.

Sử dụng viên bổ mắt Minh Nhãn Khang Platinum

Bên cạnh dùng thuốc tây, các chuyên gia Nhãn khoa khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm viên uống bổ mắt Minh Nhãn Khang Platinum để tăng hiệu quả điều trị, cải thiện nhanh tình trạng viêm cũng như cung cấp dinh dưỡng cho dây thần kinh thị giác khỏe hơn.

Minh Nhãn Khang Platinum – Giải pháp tối ưu ngăn chặn viêm dây thần kinh thị giác

Với thành phần là bộ đôi chất chống oxy hóa mạnh hấp thu vào đáy mắt tốt nhất (Vi tảo lục Haematococcus pluvialis, Alpha lipoic acid) cùng hoạt chất kháng sinh, chống viêm tự nhiên (thảo dược Hoàng đằng, Câu kỷ tử) và các chất nuôi dưỡng, cấu trúc dây thần kinh thị giác, võng mạc mắt (vitamin B2, Kẽm, Lutein, Zeaxanthin), Minh Nhãn Khang Platinum giúp:

  • Ngăn chặn tình trạng viêm, nhiễm trùng tiến triển tại dây thần kinh thị giác, làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức mắt, nhìn mờ, chớp sáng… chỉ sau 2 – 3 tuần.
  • Nuôi dưỡng, tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của dây thần kinh thị giác và thúc đẩy quá trình hồi phục các tế bào thần kinh thị giác bị tổn thương.
  • Cải thiện tầm nhìn, tăng thị lực, giúp mắt nhìn sáng rõ hơn.
  • Tăng cường trao đổi chất tại mắt, tăng lưu thông máu nuôi mắt, giúp mắt khỏe và hoạt động linh hoạt hơn.
  • Phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh lý về mắt khác như đục thủy tinh thể, đục dịch kính, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp, võng mạc tiểu đường…

Bởi vậy, đây là một giải pháp hỗ trợ phòng ngừa, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng và cải thiện thị lực hiệu quả dành người bệnh viêm dây thần kinh thị giác. Cùng lắng nghe đánh giá của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương trong video dưới đây để hiểu rõ hơn về lợi ích của sản phẩm:

Chuyên gia đánh giá về lợi ích của viên bổ mắt Minh Nhãn Khang Platinum

Viêm dây thần kinh thị giác là bệnh lý nguy hiểm có thể gây mất thị lực vĩnh viễn, nhưng nếu được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời thì người bệnh hoàn toàn có thể gìn giữ tốt thị lực. Nếu cần được giải đáp thêm bất cứ thắc mắc nào về bệnh lý này, hãy gọi điện đến tổng đài 0987.45.49.48, để được chuyên gia Nhãn khoa tư vấn chi tiết.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/optic-neuritis/symptoms-causes/syc-20354953