Sỏi thận có nguy hiểm không? – 4 biến chứng cần cảnh giác

Sỏi thận có nguy hiểm không? – 4 biến chứng cần cảnh giác

Đau lưng, khó chịu vì bí tiểu, tiểu lắt nhắt nhiều lần,.. khiến đại đa số những người bị sỏi thận cảm thấy sợ hãi và phiền toái. Thậm chí họ còn lo đến mất ăn mất ngủ, không biết bệnh sỏi thận có nguy hiểm không. Dưới đây là những điều mà người bệnh cần cảnh giác và những phương pháp nên được áp dụng ngay.

Chuyên gia lý giải sỏi thận có nguy hiểm không

Sỏi thận được phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên để lâu có thể dẫn đến những biến chứng xấu, thậm chí nguy hại đến tính mạng. Dưới đây là một số rủi ro có thể gặp phải do sỏi thận:

Tắc nghẽn đường tiết niệu, thận ứ nước

Sỏi xuất hiện ở đài thận, bể thận sau đó theo dòng chảy nước tiểu rơi xuống niệu quản hoặc niệu đạo, nếu bị mắc kẹt ở các điểm nối sẽ gây tắc nghẽn. Nước tiểu không thoát ra ngoài được, ứ đọng nhiều ở thận, bàng quangcác cấp độ khác nhau (độ 1, độ 2, độ 3, độ 4). Tình trạng này kéo dài sẽ khiến vách thận bị giãn, giãn đài bể thận, giãn niệu quản nguy hiểm.

Dấu hiệu điển hình nhất là cơn đau quặn thận cấp tính, có thể kéo dài 20 – 30 phút, dùng thuốc giảm đau hoặc thay đổi tư thế cũng không giảm, kèm theo đó là tình trạng nôn mửa, tiểu ra máu,…

Viêm đường tiết niệu

Đây là một trong những biến chứng phổ biến và là câu trả lời cho vấn đề sỏi thận có nguy hiểm không. Khisỏi làm tắc nghẽn đường tiểu hoặc di chuyển gây xước và chảy máu niêm mạc đường tiết niệu, tình trạng viêm, nhiễm trùng sẽ xảy ra. Thường gặp nhất là viêm niệu đạo, viêm bàng quang, một số trường hợp nặng là viêm ngược dòng lên thận, thận ứ mủ có thể dẫn đến suy thận về sau.

Triệu chứng viêm tiết niệu dễ nhận biết bao gồm:

– Tiểu đau, nóng rát như có kim châm

– Tiểu rắt, mót tiểu khẩn cấp, lượng nước tiểu mỗi lần rất ít

– Đau âm ỉ vùng bụng dưới – thắt lưng

– Nước tiểu đục màu, có thể xuất hiện mủ trắng hoặc có mùi hôi khó chịu

– Sốt ớn lạnh nếu có viêm bể thận

6-1

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Vỡ thận đột ngột

Biến chứng này rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở 1- 2 % người bị sỏi. Tai biến này xảy ra do nước tiểu tích tụ nhiều làm gia tăng áp lực thận, vách thận bị giãn mỏng tối đa gây vỡ thận đột ngột. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc tử vong.

Suy giảm chức năng thận

Sỏi thận có nguy hiểm không? – Nguy hiểm nhất là gây suy thận. Tình trạng nhiễm trùng thận, thận ứ nước kéo dài sẽ khiến chức năng lọc suy giảm, các chất cặn bã và khoáng chất không được đào thải ra ngoài dẫn đến suy thận cấp và mãn tính. Suy thận giai đoạn cuối sẽ cần lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống, để lại gánh nặng về kinh tế.

Bệnh sỏi thận có chữa khỏi không, khi nào cần phẫu thuật?

Khi biết sỏi thận có nguy hiểm không, nhiều người sẽ quan tâm đến cách để làm sao chữa khỏi bệnh lý này. Thực tế, sỏi thận không phải bệnh nan y nên hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách.

Với những viên sỏi nhỏ, trơn nhẵn và không nằm ở vị trí hiểm hóc thì khả năng đào thải sẽ khả quan hơn, hiếm khi cần phẫu thuật. Đối với sỏi thận kích thước lớn (trên 20mm) có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như tắc nghẽn đường tiết niệu, thận ứ nước độ 3 trở lên hoặc dùng thuốc không đáp ứng cần cân nhắc phẫu thuật để loại bỏ sỏi.

Y học ngày càng phát triển với nhiều kỹ thuật tán sỏi hiện đại thay thế cho việc mổ hở truyền thống với thời gian thực hiện ngắn, tác dụng nhanh. Tuy nhiên phương pháp này không phải là an toàn tuyệt đối bởi vẫn có thể gặp phải một số rủi ro trong và sau phẫu thuật bao gồm:

– Chảy máu, tổn thương thận, niệu quản,… gây đau kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

– Sót lại vụn sỏi, cặn sỏi làm tăng nguy cơ tái phát bệnh

– Nhiễm trùng sau phẫu thuật dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ…

– Rối loạn tiểu tiện: thiết bị phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận và khả năng co bóp của bàng quang dẫn đến tình trạng són tiểu, tiểu không tự chủ

6-2

Phẫu thuật sỏi là giải pháp cuối cùng khi dùng thuốc không hiệu quả

Không phải ai bị sỏi cũng cần phẫu thuật ngay bởi vẫn có những cách để sỏi tự đào thải được ra ngoài. Nếu bạn hay người thân đang bị sỏi thận và muốn tìm hiểu về giải pháp trị sỏi hiệu quả nhất, hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để  được tư vấn giải đáp chi tiết.

Kết hợp đông – tây y trị sỏi thận an toàn, tránh biến chứng

Trước những biến chứng nguy hiểm kể trên, mong muốn lớn nhất là làm sao để loại bỏ hoàn toàn sỏi, tránh phẫu thuật. Trong đó kết hợp đồng thời đông – tây y điều trị là một giải pháp tiềm năng và an toàn.

Các thuốc tây như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh,… với ưu điểm là tác dụng nhanh giúp xoa dịu tình trạng đau quặn, tiểu buốt, tiểu rắt,… còn thảo dược đông y có khả năng thấm sâu và tác động toàn diện đến căn nguyên để đào thải sỏi.

Theo kinh nghiệm dân gian, trước đâymọi người chủ yếu là dùng thảo dược thô dưới đạng đun sắc hoặc tán bột. Phương pháp này tốn ít chi phí nhưng phải trải qua nhiều công đoạn và khó đạt hiệu quả nhanh, thậm chí người không hợp còn bị tăng kích thước sỏi. Do đó, để đảm bảo an toàn, chuyên gia tiết niệu khuyên nên lựa chọn những sản phẩm thảo dược được bào chế hiện đại, có nghiên cứu và kiểm chứng chất lượng kỹ lưỡng. 

6-3

Sỏi thận có nguy hiểm không? Kết hợp dùng thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn

Dùng Stonebye, sản phẩm giúp loại sỏi thận, sỏi tiết niệu, ngừa viêm hiệu quả

Hiện nay, viên uống Stonebye thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần SX & TM Hồng Bàng, được sản xuất trực tiếp tại Nhà máy Công nghệ cao IMC Quang Minh là một trong những sản phẩm được ưa chuộng, mang lại hiệu quả tích cực trong hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu ở Việt Nam.

Stonebye với công thức 7 thảo dược quý gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi có khả năng đáp ứng được những mục tiêu quan trọng gồm:

– Lợi tiểu, nhanh đào thải sỏi: Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử giúp tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn, giảm dần kích thước sỏi

– Giảm đau, giãn cơ trơn đường tiểu: Thành phần Hoàng bá, Bán biên liên trong Stonebye có khả năng giãn cơ trơn tiết niệu, tạo điều kiện để viên sỏi di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.

– Kháng khuẩn, chống viêm tiết niệu: Các hoạt chất sinh học tự nhiên trong Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên có hiệu lực kháng khuẩn, giúp cải thiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,… phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng đường tiểu

– Ngăn ngừa sỏi tái phát: Kim tiền thảo, Râu mèo giúp kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa sự kết tinh sỏi trong đường tiết niệu

Đánh giá về hiệu quả của Stonebye, PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc BV YHCT trung ương) cho rằng: “7 thành phần trong Stonebye đã đáp ứng được các yêu cầu hỗ trợ cho người bị sỏi và viêm đường tiết niệu, vừa giúp bào mòn sỏi, vừa chống viêm, kháng khuẩn, giãn cơ trơn, giảm những tổn thương đường tiểu để đào thải sỏi”.

Stonebye dưới góc nhìn của chuyên gia và người dùng

Nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược này hàng ngàn người không còn lo lắng “sỏi thận có nguy hiểm không” và loại bỏ sỏi và ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ tốt chức năng tiết niệu của mình.

Cách phòng ngừa biến chứng sỏi thận qua lối sống

Nếu biết cách duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp điều trị tốt bệnh sỏi thận và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

– Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày, bổ sung thêm chất lỏng nếu làm việc trong môi trường nóng bức, bị mất nước

– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ và vitamin như cam, bưởi, chanh, quýt, rau cải có màu xanh đậm,…

– Cân đối hai nhóm chất canxi và oxalat để tránh kết tinh sỏi mới. Trung bình mỗi ngày nên bổ sung 800 – 1200mg/ngày từ các thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, phô mai,…

– Hạn chế ăn quá mặn, lượng muối tối đa không quá 2,3g/ngày

– Tránh tiêu thụ quá nhiều đạm từ các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, không quá 150g/ngày

– Không nên nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu một từ thế

– Tập luyện thể thao thường xuyên như bơi lội, bóng bàn, chạy bộ,…

– Khám định kỳ tại chuyên khoa tiết niệu để đánh giá đúng tình trạng sỏi

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn tháo gỡ băn khoăn “bệnh sỏi thận có nguy hiểm không” và hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị. Thay vì quá lo lắng, bạn nên tuân thủ điều trị và định kỳ tái khám để sớm đẩy lùi bệnh lý này.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK348937/

https://www.nhs.uk/conditions/kidney-stones/treatment/