Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường xuyên bị thiếu ngủ cả về thời gian lẫn chất lượng giấc ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự an toàn và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Bởi vậy, việc nhận biết sớm và can thiệp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn giấc ngủ
Ở mỗi người bệnh, rối loạn giấc ngủ sẽ có những biểu hiện khác nhau đôi chút, tuy nhiên nhìn chung đều có những triệu chứng sau:
– Khó đi vào giấc ngủ, hay trằn trọc, mộng mị, mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm.
– Luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, kiệt sức, ngáp ngủ, ngủ gà gật vào ban ngày.
– Thiếu tập trung chú ý trong mọi công việc, khả năng ghi nhớ kém.
– Không thể giữ sự tỉnh táo khi phải ngồi yên, xem ti vi, đọc sách, làm việc,…
– Lờ đờ, phản ứng chậm chạp trong mọi hoàn cảnh.
– Khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi nóng, tức giận.
– Cần sử dụng cà phê mỗi ngày để giữ sự tỉnh táo.

Người bệnh rối loạn giấc ngủ thường hay ngủ gà gật vào ban ngày

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, cụ thể gồm:
– Căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, stress quá mức do áp lực về học tập, công việc, cuộc sống khiến người bệnh khó vào giấc, ngủ không ngon và hay mộng mị về đêm.
– Ốm sốt, dị ứng, gặp tác dụng phụ của thuốc tây, gặp các vấn đề về hô hấp, hoặc mắc một số rối loạn thần kinh như tăng động giảm chú ý, co giật, động kinh,…
– Người mắc bệnh tiểu đêm, tuần hoàn máu kém, thiếu máu não, suy nhược cơ thể, các bệnh lý gây đau mạn tính (viêm khớp, viêm ruột, đau cơ xơ hóa,…) khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ.
Phân loại rối loạn giấc ngủ
Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng mà rối loạn giấc ngủ được chia thành nhiều dạng khác nhau, cụ thể bao gồm:
– Khó ngủ, mất ngủ: Người bệnh khó vào giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và khó có thể ngủ lại.
– Ngưng thở khi ngủ: Là sự thay đổi nhịp thở bất thường trong khi ngủ khiến người bệnh ngừng thở trong 10 – 30 giây và có thể lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Hội chứng chân không yên: Là một rối loạn chuyển động khi ngủ, gây cảm giác khó chịu, bồn chồn, thôi thúc người bệnh phải di chuyển chân khi đang cố gắng chìm vào giấc ngủ.
– Giảm thông khí khi ngủ: Gặp ở người có cơ hô hấp yếu hoặc chịu áp lực lớn do các bệnh về phổi, hay mắc chứng béo phì khiến họ bị khó thở khi ngủ. Điều này khiến người bệnh thường bị tỉnh giấc giữa đêm.
– Rối loạn chu kỳ giấc ngủ: Ở người thường làm việc theo ca, bị thay đổi múi giờ, thức quá khuya, khiến nhịp sinh học bị gián đoạn, gây cảm giác choáng váng, mất phương hướng và buồn ngủ vào ban ngày.

5 loại rối loạn giấc ngủ thường gặp

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sức khỏe giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch. Bởi vậy, tình trạng rối loạn giấc ngủ lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cụ thể:
– Giảm khả năng tập trung chú ý, dẫn đến giảm chất lượng công việc, cuộc sống.
– Giảm khả năng ghi nhớ, tư duy và suy luận logic của não bộ.
– Rối loạn cảm xúc, hay chán nản, vui buồn thất thường, dễ rơi vào lo âu, trầm cảm.
– Suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác như tiểu đường, các bệnh lý tim mạch,…
Các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả
Dưới đây là những cách điều trị rối loạn giấc ngủ có thể áp dụng với cả trẻ em và người lớn:
Dùng thuốc tây trong điều trị rối loạn giấc ngủ
Thuốc chính là lựa chọn ưu tiên trong điều trị các rối loạn giấc ngủ, ngoại trừ chứng ngưng thở khi ngủ. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng gồm thuốc an thần, á phiến giúp người bệnh ngủ sâu giấc hơn; thuốc chống trầm cảm giảm triệu chứng bóng đè, chứng ủ rũ khi ngủ và tình trạng mộng du. Ngoài ra, với những người thường bị buồn ngủ ban ngày thì bác sĩ cũng có thể sử dụng nhóm thuốc kích thích giúp họ tỉnh táo hơn.
Tuy nhiên, thuốc luôn là “con dao hai lưỡi”, do đó, bên cạnh những lợi ích, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, rối loạn tâm thần, lú lẫn, trầm cảm, gây nghiện hoặc hội chứng cai thuốc,… Do vậy, người bệnh rối loạn giấc ngủ nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường thì nên trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh thuốc phù hợp.

Thuốc tây trị rối loạn giấc ngủ có thể gây nhiều tác dụng phụ

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên
Ngoài việc dùng thuốc tây điều trị căn nguyên, người bệnh rối loạn giấc ngủ nên dùng thêm sản phẩm thảo dược có tính an thần như lạc tiên, hạt sen, nhị sen, vông nem, bình vôi,… để tăng hiệu quả điều trị.
Trong đó, Câu đằng, An tức hương là những thảo dược được các chuyên gia đánh giá cao bởi khả năng trấn tĩnh hệ thần kinh, an thần và làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, giúp cải thiện tốt về giấc ngủ.
Hiện nay, trên thị trường duy nhất chỉ có cốm Egaruta là sản phẩm được bào chế từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie và mang lại những lợi ích sau:
– Giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn, bớt mộng mị, thức giấc giữa đêm.
– Làm giảm căng thẳng, lo âu, stress, bồn chồn chân tay, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, đồng thời ngăn chặn chứng rối loạn lo âu, trầm cảm.
– Bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường sự tập trung, cải thiện tư duy, ghi nhớ rất tốt.
– Nhanh hồi phục sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, giảm bớt sự mệt mỏi khi thức giấc.

Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược hàng đầu cho người bệnh rối loạn giấc ngủ

Việc kết hợp cốm Egaruta cùng thuốc tây trong phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ sẽ góp phần rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tăng liều thuốc tây và nguy cơ gặp tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp cải thiện giấc ngủ này, bạn có thể liên hệ số 0987.45.49.48 để được hỗ trợ giải đáp chi tiết.
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Một lối sống khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, mà còn góp phần cải thiện giấc ngủ hiệu quả, bởi vậy bạn nên:
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya và dành thời gian ngủ trưa 20 – 30 phút/ngày.
– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác, nhất là trước khi đi ngủ.
– Đảm bảo giường ngủ thật thoải mái, yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn, nhiệt độ vừa phải.
– Không sử dụng điện thoại, máy tính, ipad,… trước khi đi ngủ.
– Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái bằng cách thực hiện các công việc yêu thích
– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Khi bị rối loạn giấc ngủ thì mọi hoạt động sinh hoạt dường như bị đảo lộn, sức khỏe giảm sút. Bởi vậy, ngay khi có dấu hiệu mất ngủ, khó ngủ, hãy sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp thích hợp.

Dược sĩ Cao Thủy
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/sleep-disorders/default.htm