Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? – Hướng dẫn cách chăm sóc chuẩn

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? – Hướng dẫn cách chăm sóc chuẩn

Mổ sỏi thận là phương pháp được ưu tiên trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên liệu mổ sỏi thận có nguy hiểm không, có hết sạch sỏi không, sau mổ sỏi có tái phát không,… lại là băn khoăn của rất nhiều người. Để có câu trả lời chính xác nhất, mời bạn theo dõi ngay tại bài viết này.
Khi nào cần mổ sỏi thận?
Trên thực tế, không phải tất cả những trường hợp bị sỏi thận đều cần phẫu thuật ngay. Tùy theo số lượng, kích thước và mức độ sỏi sẽ ưu tiên các phương pháp điều trị khác nhau. Việc mổ, tán sỏi thận chỉ nên lựa chọn sau khi đã áp dụng hết các phương pháp khác nhưng không mang lại kết quả tốt. Cụ thể là những trường hợp sau:
– Sỏi thận kích thước lớn trên 20mm và không có khả năng đào thải tự nhiên
– Sỏi thận gây biến chứng nghiêm trọng như thận ứ nước, giãn đài bể thận từ độ 3 trở lên, nhiễm trùng tiết niệu, suy thận,…
– Sỏi thận gây đau quặn thận kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
– Sỏi thận kích thước dưới 20mm nhưng bị mắc kẹt tại những vị trí hiểm hóc như điểm nối thận – niệu quản, đáy thận,….
Mổ sỏi thận có nguy hiểm không?
Y học ngày càng phát triển, tuy nhiên đến nay chưa có một kỹ thuật mổ tán sỏi thận nào được coi là an toàn tuyệt đối ngay cả khi không tạo ra vết mổ. Theo thống kê, vẫn có khoảng 3 – 5% trường hợp gặp phải biến chứng như sau:
– Tổn thương, mất máu trong quá trình phẫu thuật: Mổ tán sỏi thường sử dụng dụng cụ nội soi luồn từ niệu đạo lên thận hoặc tạo đường hầm qua da nên có thể gây tổn thương, chảy máu trong và sau phẫu thuật
– Tình trạng đau kéo dài sau mổ, sức khỏe giảm sút: Sau phẫu thuật rất nhiều người bị đau, bầm tím, xuất huyết ở vị trí tiếp xúc với dụng cụ tán sỏi hoặc do các vụn nhỏ di chuyển cọ xát vào niêm mạc đường tiểu
– Tổn thương thận và các cơ quan lân cận: Mổ sỏi thận không những làm trầy xước niêm mạc thận mà còn ảnh hưởng đến những cơ quan lân cận như niệu đạo, bàng quang, niệu quản, gan, thận, lách ruột non,… gây xuất huyết, đụng dập cầu thận, tụ máu dưới bao thận, tràn máu màng phổi,…
– Nhiễm trùng tiết niệu: Đây là biến chứng phổ biến sau mổ tán sỏi thận. Nguyên nhân là do các vụn sỏi sắc nhọn cọ xát làm trầy xước, tổn thương đường tiết niệu. Ngoài ra, nếu có tiền sử nhiễm trùng trước phẫu thuật thì việc tán nhỏ viên sỏi có thể giải phóng vi khuẩn ồ ạt khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không điều trị đúng cách sẽ gây biến chứng nhiễm trùng huyết nguy hiểm, có thể gây tử vong với tỷ lệ khoảng 0,5 – 1%.
– Rối loạn tiểu tiện: Căn nguyên là do các vụn sỏi làm bít tắc đường tiểu và kích thích gây rối loạn chức năng bàng quang. Ngoài ra, các ống sode hoặc stent niệu quản có thể cọ xát gây ra các rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, tiểu không tự chủ,… vô cùng khó chịu.
– Vỡ thận: Biến chứng này mặc dù hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm do tình trạng sưng viêm, phù nề sau phẫu thuật làm tăng quá mức áp lực khiến vách thận giãn mỏng, dễ nứt vỡ.

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? 6 biến chứng cần cảnh giác

Như vậy, mổ sỏi thận có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhìn chung vẫn tiềm ẩn một số rủi ro khó lường, do đó cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ trước khi tiến hành. Để hiểu rõ hơn về những nguy cơ này, bạn có thể lắng nghe nhận định của PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc BV Quân y 103) qua video dưới đây:

Những biến chứng mổ sỏi thận không thể chủ quan

Phẫu thuật liệu có loại bỏ hoàn toàn sỏi thận không?
Thực tế, vẫn có một số trường hợp không loại bỏ được hết sỏi trong thận do một số yếu tố sau:
– Cùng lúc có quá nhiều viên sỏi trong thận, sỏi kết thành đám cứng nên phải tán nhiều lần
– Viên sỏi bị che khuất, dụng cụ tán sỏi không tác động tới được
– Vụn sỏi sau phẫu thuật không được đào thải ra ngoài
Như vậy, không chỉ lo lắng mổ sỏi thận có nguy hiểm không mà theo số liệu thống kê năm 2016 của bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy, có tới 75% trường hợp bị tái phát sỏi chỉ trong vòng 8 tháng sau mổ. Các chuyên gia tiết niệu lý giải rằng, việc phẫu thuật cho tác dụng nhanh nhưng khó tác động đến căn nguyên xuất hiện sỏi. Ngoài ra, nếu còn sót lại vụn sỏi sẽ trở thành “mầm bệnh” làm kết tinh sỏi mới trong đường tiểu.
Chính vì vậy, hiệu quả mổ tán sỏi thận không phải lúc nào cũng đạt tuyệt đối mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng dịch vụ, trang thiết bị, tay nghề bác sĩ,… Do đó, nếu quyết định phẫu thuật bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín.
Hướng dẫn chế độ chăm sóc sau mổ sỏi thận
Khi biết mổ sỏi thận có nguy hiểm không và sau khi đã mổ tán sỏi thận xong rồi, việc tuân thủ đúng chế độ chăm sóc có vai trò quan trọng giúp nhanh hồi phục sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số giải pháp dành cho bạn:
Chăm sóc sau phẫu thuật sỏi tại bệnh viện
Tùy theo từng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nghỉ ngơi theo dõi tại bệnh viện một thời gian. Nếu là tán sỏi ngoài cơ thể, thời gian nằm viện thường khoảng 0,5 – 1 ngày.
Với kỹ thuật mổ tán sỏi qua da có xâm lấn, người bệnh cần theo dõi và thay băng thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu đang đặt ống thông bạn sẽ được hướng dẫn tự theo dõi quá trình dẫn lưu, màu sắc, lượng nước tiểu. Trong trường hợp thấy có bất thường như tiểu đau buốt, tiểu máu, tiểu ra ra mủ, sốt ớn lạnh,… bạn nên thông báo với bác sĩ để có can thiệp phù hợp.
Mổ sỏi thận có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc

Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định
Sau mổ sỏi thận, sỏi tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề,… giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và xoa dịu các triệu chứng đau, khó chịu.
Kết hợp sử dụng viên uống thảo dược
Đây là giải pháp tối ưu giúp cải thiện các vấn đề sau tán sỏi, đồng thời phòng ngừa biến chứng và chống tái phát hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là có độ an toàn, lành tính cao, phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Hiện nay, viên uống Stonebye của Công ty Cổ phần SX & TM Hồng Bàng chứa 7 thảo dược quý gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi là giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao giúp chăm sóc sức khỏe tốt sau mổ tán sỏi.
Những thành phần trong Stonebye đã có nghiên cứu, chứng minh tác dụng tại nhiều quốc gia lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… nên khi kết hợp với liều lượng chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho những người sau phẫu thuật sỏi, cụ thể như sau:
– Giúp kháng khuẩn tự nhiên, chống nhiễm trùng đường tiểu, cải thiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện,…
– Lợi tiểu, tăng đào thải vụn sỏi, cặn sỏi ra ngoài qua nước tiểu
– Chống phù nề đường tiểu, giãn cơ trơn tiết niệu
– Cầm máu sau phẫu thuật, ngăn ngừa tình trạng tiểu ra máu
– Kiềm hóa nước tiểu, chống kết tinh khoáng chất và tái phát sỏi
Dùng viên uống thảo dược Stonebye giúp chăm sóc sức khỏe sau mổ sỏi thận

Chăm sóc sau phẫu thuật sỏi thận tại nhà
Sau mổ tán sỏi thận, để giúp nâng cao thể trạng, bạn thực hiện theo những hướng dẫn sau:
– Uống đủ nước, tối thiểu 1 – 1,5 lít nước/ngày, quan sát màu sắc nước tiểu đến khi có màu vàng nhạt và trong để đảm bảo đã nạp đủ chất lỏng
– Trong những ngày đầu sau mổ sử dụng những đồ ăn lỏng, nhẹ dễ tiêu hóa như cháo, sữa, bún, phở,…
– Tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin từ rau củ quả, trái cây tươi như cam, bưởi, chanh, quýt, kiwi, dưa hấu,…
– Bổ sung thực phẩm có chứa lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa
– Hạn chế những đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm giàu dầu mỡ, đường, chất phụ gia bảo quản
– Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
– Vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác vật nặng hoặc tập thể thao quá sức
Mong rằng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn tháo gỡ băn khoăn việc mổ sỏi thận có nguy hiểm không và lựa chọn cho mình giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Dược sĩ An Chu
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/kidney-stone-surgery
https://www.webmd.com/kidney-stones/surgery-for-kidney-stone