Đục dịch kính – nguyên nhân hàng đầu khiến mắt có đốm đen

Đục dịch kính – nguyên nhân hàng đầu khiến mắt có đốm đen

Từ độ tuổi 40 trở lên, rất nhiều người phàn nàn về tình trạng mắt có đốm đen như ruồi bay. Thực chất đây chính là dấu hiệu cảnh báo đục dịch kính – bệnh về mắt dễ mắc và nếu không trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, thậm chí gây biến chứng dẫn đến mù lòa.

Đục dịch kính là bệnh gì?

Dịch kính là một khối gel lỏng chiếm tới 80% thể tích nhãn cầu, có nhiệm vụ chuyển tiếp tia sáng từ thủy tinh thể đến võng mạc mắt và duy trì hình dạng của nhãn cầu. Dịch kính được cấu tạo từ các phân tử collagen và nước theo một trình tự đặc biệt để đảm bảo độ trong suốt.

Đục dịch kính là bệnh lý xảy ra khi trình tự này bị phá vỡ, các phân tử collagen bị biến đổi cấu trúc, kết tụ thành đám, ngăn cản tia sáng truyền qua.

Dấu hiệu đục dịch kính dễ phát hiện sớm

Trong tầm mắt xuất hiện các vật thể bất thường, trôi nổi như “ruồi bay” chính là dấu hiệu đục dịch kính rõ nét nhất. Tùy mức độ bệnh và tùy từng người mà các vật thể này có hình dạng, kích thước và độ đậm nhạt khác nhau. Chúng có thể là các sợi dài, vòng tròn, chấm tròn, dải ngắt quãng, đường cong nguệch ngoạc, mạng nhện… màu xám, nâu, đen.

Các vật thể này di động thường xuyên trong dịch kính và không theo một trình tự nào cả, điều này khiến người bệnh đôi lúc nhìn thấy chúng rất rõ, đôi lúc lại không thấy.

3-1

“Ruồi bay” trong bệnh đục dịch kính có nhiều hình thù khác nhau

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh đục dịch kính

Nguyên nhân đục dịch kính

Lão hóa là nguyên nhân chủ yếu gây đục dịch kính. Quá trình này đã kích hoạt phản ứng stress oxy hóa diễn ra mạnh mẽ, sản sinh ra lượng gốc tự do lớn, phá hủy cấu trúc collagen, khiến chúng co cụm lại thành các mảng đục dịch kính.

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng tác động không nhỏ đến sự hình thành và tiến triển của căn bệnh này:

–        Bong, rách võng mạc: các mảnh võng mạc rách, máu rơi vào dịch kính chắn tia sáng truyền qua, đồng thời làm thay đổi cấu trúc dịch kính.

–        Viêm màng bồ đào: rác thải từ quá trình viêm trôi vào làm mất sự trong suốt của dịch kính.

–        Chảy máu trong mắt: mạch máu trong mắt nứt vỡ khiến máu chảy vào dịch kính gây đục.

Yếu tố nguy cơ gây đục dịch kính

Người lớn tuổi, đặc biệt là từ 60 tuổi trở lên là đối tượng mắc đục dịch kính chủ yếu. Tuy nhiên, nếu thuộc những đối tượng sau, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt sớm với căn bệnh này:

–        Tiếp xúc thường xuyên và trong thời gian dài với bức xạ từ ánh nắng và thiết bị điện tử.

–        Mắc tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị…

–        Mắc bệnh mạn tính toàn thân như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao…

–        Từng bị chấn thương mắt hoặc trải qua phẫu thuật mắt.

Đục dịch kính nguy hiểm như thế nào?

Nếu chỉ mắc đục dịch kính và nguyên nhân là do lão hóa, nguy cơ mù lòa của người bệnh là rất thấp. Tuy nhiên nếu đục dịch kính xảy ra sau chấn thương, do biến chứng từ các bệnh lý khác hoặc đã dẫn đến biến chứng bong rách võng mạc, người bệnh sẽ có khả năng mù cao và nhanh chóng.

Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi mắc đục dịch kính đó là ngoài hiện tượng ruồi bay, người bệnh còn thấy mắt bị đau nhức, chảy nước mắt, đỏ mắt, chớp sáng, mất thị lực một vùng hoặc toàn bộ.

Đục dịch kính có thể được coi là bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn của bạn, do vậy bạn hãy đi khám ngay khi mắt có những dấu hiệu bất thường, đồng thời gọi đến số 0987.45.49.48 để được tư vấn cách bảo vệ mắt hiệu quả.

Đục dịch kính tự khỏi được không?

Dịch kính là môi trường gel lỏng nên các đám collagen đã kết tụ có thể di chuyển khá tự do. Nếu người bệnh không cử động đầu hoặc mắt thì sau một thời gian, dưới tác động của trọng lực, các đám collagen thường có xu hướng lắng xuống phía dưới, ra khỏi tầm nhìn trung tâm khiến người bệnh đôi lúc không phát hiện thấy và lầm tưởng rằng đục dịch kính tự khỏi.

Trên thực tế, những đám colagen này vẫn tồn tại và sẽ to dần lên khiến dịch kính đục ngày càng nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn.

3-2

“Ruồi bay” lắng xuống dưới khiến người bệnh lầm tưởng đục dịch kính tự khỏi

Đục dịch kính có chữa được không?

Đục dịch kính không thể tự khỏi, thế nhưng hiện nay đã có một số phương pháp để cải thiện tình trạng mắt có đốm đen và ngăn bệnh tiến triển, giúp tầm nhìn sáng rõ hơn.

Bổ sung vi chất chống oxy hóa mạnh

Các nhà khoa học thuộc Viện Linus Pauling – California đã nghiên cứu và khẳng định rằng, Alpha lipoic acid là một chất chống oxy hóa rất hữu ích, có thể ngăn chặn được quá trình stress oxy hóa và lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Không chỉ vậy, Alpha lipoic acid còn có khả năng thấm sâu vào mắt do vừa tan được trong dầu, vừa tan được trong nước; đồng thời kích thích được các chất chống oxy hóa khác như Glutathion, Vitamin C… cùng hoạt động.

Ngoài ra, Alpha lipoic acid cũng được chứng minh là có khả năng hạn chế biến chứng đục dịch kính ở người mắc bệnh toàn thân như xơ vữa động mạch, tiểu đường, mỡ máu cao… Do vậy, bổ sung Alpha lipoic acid được cho là biện pháp hiệu quả giúp loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ cấu trúc dịch kính, qua đó ngăn cản sự hình thành và lan rộng của các chấm đen, đốm đen trước mắt.

Mặt khác, một số dưỡng chất như Zeaxanthin, Lutein, Kẽm, vitamin B2, Palmatin (từ thảo dược Hoàng đằng) có khả năng ngăn cản tia bức xạ, quá trình viêm làm tổn hại đến mắt. Bởi thế, nếu sử dụng kết hợp chúng cùng Alpha lipoic acid sẽ giúp người bệnh đục dịch kính cải thiện tầm nhìn rõ rệt.

Hiện nay các dưỡng chất này đã được phối hợp trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang. Nhờ dùng viên bổ mắt này chỉ vài tháng mà hàng ngàn người đục dịch kính đã không còn bị làm phiền bởi những chấm đen, ruồi bay trước mắt và gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe.

Hiệu quả của Minh Nhãn Khang trong bảo vệ mắt, chống lại quá trình đục dịch kính và các bệnh về mắt cũng được nhiều chuyên gia nhãn khoa đánh giá cao, tiêu biểu như GS.TS. BSCKII Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội TPCN Việt Nam. Bạn có thể lắng nghe phân tích từ Giáo sư ngay trong video sau:

Tác dụng thực sự của Minh Nhãn Khang dưới góc nhìn chuyên gia

Thiết lập lối sống khoa học

Một số thay đổi trong lối sống cũng sẽ giúp hạn chế các tổn thương đến mắt, góp phần ngăn chặn bệnh đục dịch kính tiến triển nặng. Cụ thể, bạn cần chú ý:

–        Không thức khuya tránh mắt phải làm việc quá sức.

–        Không hút thuốc lá hay ở nơi có nhiều khói thuốc.

–        Hạn chế rượu bia và các chất có cồn khác.

–        Đeo kính có khả năng chống tia UV khi mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hay làm việc với thiết bị diện tử như máy tính, tivi, điện thoại…

–        Hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái.

–        Tập thể dục cho mắt thường xuyên bằng các bài tập như đảo mắt, nhìn xa gần, chườm ấm…

Phẫu thuật trị đục dịch kính

Trong trường hợp đục dịch kính nặng, là biến chứng từ chấn thương hay các bệnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành một trong 2 phẫu thuật sau:

–        Vitrectomy hút bỏ dịch kính đã đục khỏi mắt, đồng thời bơm vào một dung dịch đẳng trương dể duy trì hình dạng nhãn cầu.

–        Laser tách đám đục trong dịch kính thành các mảnh có kích thước siêu nhỏ khiến mắt không nhận thấy được.

Cả 2 phẫu thuật trên đều tiến hành nhanh chóng, tuy nhiên còn tồn tại khá nhiều rủi ro. Sau thực hiện, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như nhiễm trùng mắt, xuất huyết, bong rách võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể… Do vậy, chúng chỉ được áp dụng rất hạn chế.

Đục dịch kính có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều rắc rối, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy, nắm rõ các thông tin về đục dịch kính để ngăn chặn và điều trị bệnh hiệu quả chính là giải pháp bảo vệ đôi mắt sáng trong và cuộc sống thoải mái cho người bệnh.

Dược sĩ Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eye-floaters/diagnosis-treatment/drc-20372350