Đổ mồ hôi chân nhiều – Nỗi bất tiện khó nói

Bàn chân ướt sũng mồ hôi và bốc mùi chua khó chịu làm bạn e ngại mỗi khi phải cởi giày tất trước mặt ai đó? Phải làm thế nào để chấm dứt tình trạng phiền toái này? Hãy tìm hiểu ngay giải pháp điều trị mồ hôi chân trong bài viết này.

Đổ mồ hôi chân là do đâu?

Lòng bàn chân là nơi có mật độ tuyến mồ hôi cao nhất trên cơ thể với khoảng 250.000 tuyến mỗi bên. Chúng hoạt động theo sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da.

Tình trạng đổ mồ hôi chân quá nhiều có liên quan trực tiếp đến rối loạn hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Cụ thể là nhánh giao cảm thuộc hệ thần kinh này bị kích thích quá mức, gửi tín hiệu liên tục khiến các tuyến mồ hôi dưới da tăng cường bài tiết.

Bệnh lý này có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Mồ hôi chân cũng bị kích hoạt bởi các yếu tố về cảm xúc (lo lắng, căng thẳng, sợ hãi), thời tiết, chế độ ăn uống và sinh hoạt. 

Ngoài ra, những người bị béo phì, tiểu đường, rối loạn lo âu, cường giáp, bệnh lao, ung thư… cũng bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường nhưng thường là tăng tiết mồ hôi toàn thân, hiếm khi chỉ bị ở chân.

Đổ mồ hôi chân nhiều liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật

Tại sao chân ra mồ hôi có mùi?

Những người bị ra mồ nhiều hôi chân thường phải chịu cảnh bàn chân ướt sũng, da trắng nhợt, bong tróc như ngâm nước, giày và tất luôn ẩm ướt và đặc biệt bốc mùi khó chịu, điều này càng khiến họ xấu hổ, tự ti, mặc cảm với mọi người xung quanh.

Bản chất của mồ hôi chân không có mùi, mùi hôi mà bạn ngửi thấy là do vi khuẩn sống trên da phân hủy những thành phần trong mồ hôi và tế bào chết, sinh ra mùi khó chịu.

Mồ hôi chân ra nhiều cộng thêm việc đi giày thường xuyên sẽ tạo thành môi trường nóng và ẩm thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển mạnh mẽ, nhất là khi không vệ sinh sạch sẽ, thay giày tất hằng ngày thì mùi mồ hôi sẽ càng nghiêm trọng hơn; mặt khác còn gây ra các bệnh lý ngoài da như nấm chân, nấm móng, mụn nước, mụn cóc, viêm da… và tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử bàn chân ở người bệnh tiểu đường hoặc có vết thương hở ở chân.

Phương pháp điều trị ra mồ hôi chân nhiều

Sử dụng thuốc tây

Có thể là thuốc bôi xịt ngoài da chứa hoạt chất muối nhôm có tác dụng bít kín lỗ chân lông, ngăn tiết mồ hôi tạm thời trong khoảng vài tiếng hoặc là các thuốc trị mồ hôi dạng uống (thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta) cho những trường hợp nặng, các thuốc này sẽ làm ức chế thần kinh, làm giảm mồ hôi toàn thân, trong đó có mồ hôi chân.

Ngoài tuyến mồ hôi, các loại thuốc uống còn làm giảm hoạt động của các tuyến tiết khác trên toàn cơ thể, gây ra nhiều tác dụng ngoại ý như khô miệng, bí tiểu, táo bón, nhìn mờ… nên rất ít khi được chỉ định.

Điều trị mồ hôi chân bằng thảo dược

Một lựa chọn an toàn và mang lại hiệu quả ngăn tiết mồ hôi chân bền vững đó là sử dụng những sản phẩm từ thảo dược tự nhiên như viên uống Hòa Hãn Linh.

Nổi bật với thành phần là bộ 3 thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ, Hòa Hãn Linh có tác dụng “kép” vừa giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, loại bỏ nguyên nhân dẫn đến đổ mồ hôi chân nhiều; vừa kháng khuẩn, nâng cao sức đề kháng của da, kiểm soát vi khuẩn gây mùi hiệu quả, nhờ đó mang lại nhiều lợi ích cho người bị ra mồ hôi chân:

  • Giảm tiết mồ hôi bền vững, giữ cho lòng bàn chân luôn khô ráo, ấm áp.
  • Điều chỉnh hoạt động bài tiết mồ hôi ổn định trở lại, ngăn mồ hôi tái phát sau điều trị.
  • Ngăn mùi hôi và phòng tránh các bệnh ngoài da như nấm chân, mụn nước… khi mồ hôi chân ra nhiều.
  • Cải thiện tinh thần, giúp người bệnh giảm bớt cảm giác lo lắng, hồi hộp, căng thẳng, mệt mỏi…

Viên uống Hòa Hãn Linh hỗ trợ giảm tiết mồ hôi chân bền vững

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của anh Tùng trong video dưới đây là một trường hợp bị đổ mồ hôi chân tay lâu năm có đáp ứng tốt với sản phẩm Hòa Hãn Linh, sau 3 tháng tay chân khô ráo và hiện tại đã thoải mái, tự tin khi gặp gỡ với mọi người mà không sợ mồ hôi quay trở lại:

Kinh nghiệm chữa mồ hôi chân tay bằng thảo dược

Tiêm botox vào lòng bàn chân

Botox là một loại độc tố vi khuẩn có tác dụng làm tê liệt thần kinh, ngăn cản truyền tín hiệu đến tuyến mồ hôi, từ đó giảm tiết mồ hôi. Trước khi tiêm, bác sỹ cần đánh dấu khoảng 30 – 100 mũi tiêm trên mỗi lòng bàn chân và gây tê cục bộ để giảm bớt đau đớn.

Hiệu quả của tiêm botox kéo dài trong 4 – 6 tháng nên cần tiêm lại nhiều lần với chi phí khoảng 4 – 10 triệu đồng/1 lần tiêm; một số tác dụng phụ là đau, sưng đỏ, yếu cơ chân, chóng mặt…

Ngâm điện di ion

Người bệnh chỉ cần đặt bàn chân vào trong khay nước có dòng điện một chiều cường độ thấp chạy qua trong 30 phút để ức chế tuyến mồ hôi bài tiết tạm thời. Mồ hôi chân có thể nhanh chóng tái phát khi ngừng điều trị nên cần lặp lại liệu trình hàng tuần.

Một số tác dụng phụ là cảm giác ngứa ran, nóng rát, khô da quá mức, bong tróc da… và điện di ion không thích hợp với người phụ nữ có thai, người bệnh tim, động kinh hoặc đang đặt máy trợ tim, máy tạo nhịp.

Cắt hạch giao cảm có chữa khỏi mồ hôi chân?

Trước đây, từng có phẫu thuật cắt hạch giao cảm ở vùng thắt lưng để điều trị mồ hôi chân, tuy nhiên có khả năng gây biến chứng liệt dương, tiểu không tự chủ… nên không còn được thực hiện.

Hiện nay, phẫu thuật cắt hạch giao cảm là cắt hạch giao cảm ngực để chữa mồ hôi tay, không có bất cứ tác dụng gì với mồ hôi chân, hơn nữa sau mổ còn có nguy cơ bị đổ mồ hôi nhiều hơn ở thân dưới, bao gồm cả ở bàn chân.

Lưu ý khi bị ra nhiều mồ hôi chân

  • Vệ sinh bàn chân: Rửa chân bằng xà phòng kháng khuẩn, sử dụng đá bọt để loại bỏ lớp da chết ở bàn chân, cắt ngắn móng chân và ngâm chân mỗi tối với nước muối ấm hoặc nước trà có tính sát khuẩn, lưu ý là cần lau chân thật khô, không để chân ướt rất dễ có mùi.
  • Sử dụng giày đúng cách: Chọn giày hở mũi, giày vải thoáng khí, không mang giày chật; sấy khô giày sau mỗi lần đi tránh bị ẩm mốc; nhỏ tinh dầu quế hoặc rắc phấn rôm, bột baking soda, bã cà phê, trà túi lọc… trong giày để khử mùi. Vào mùa hè nên mang dép, sandal để chân thông thoáng.  
  • Lựa chọn tất khoa học: Chọn tất từ chất liệu thấm hút mồ hôi hiệu quả như sợi tre, cotton, bông…; chú ý giặt và thay mới tất hằng ngày.
  • Không sử dụng chất kích thích: Hạn chế các loại đồ cay nóng và gia vị có mùi đậm như hành, tỏi, ớt…; không uống cà phê, trà đặc, bia, rượu…

Áp dụng biện pháp điều trị phù hợp kết hợp cùng chú ý vệ sinh, chăm sóc bàn chân đúng cách sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng đổ mồ hôi chân khó chịu và không còn phải lo ngại về mùi hôi chân mỗi khi cởi giày tất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh mồ hôi nhiều, hãy gọi điện đến tổng đài 0987.45.49.48 để được giải đáp chi tiết.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/hyperhidrosis/how-to-handle-sweaty-feet