Bệnh động kinh ở trẻ em: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh động kinh ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề đến sức khỏe, gây tổn thương não bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển vận động và tư duy sau này của trẻ. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị động kinh và đâu là giải pháp trị hiệu quả? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Khái niệm bệnh động kinh ở trẻ em

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh động kinh trên toàn thế giới xấp xỉ khoảng 0,15-1% và ở Việt Nam khoảng là 0,5%, trong đó trẻ em chiếm khoảng 30%.

Động kinh là bệnh lý xảy ra do sự phóng điện đột ngột và nhất thời của các neuron thần kinh, đặc trưng bởi hoạt động cơ xương đột ngột và không chủ ý. Những cơn co giật thường có tính chất chu kỳ lặp đi lặp lại nhiều lần và thường kèm theo các rối loạn về vận động, cảm giác và ý thức một cách tạm thời.

Nguyên nhân bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh ở trẻ em có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân. Một số trẻ gặp phải tình trạng động kinh vô căn (còn gọi là động kinh không rõ nguyên nhân). Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Do yếu tố di truyền hoặc đột biến gen: Bệnh động kinh có tỷ lệ di truyền nhưng thường rất thấp (dưới 5%).
  • Do sốt cao co giật: Tình trạng sốt cao co giật lặp đi lặp lại nhiều lần có thể để lại di chứng động kinh. Đặc biệt nguy cơ này thường tăng cao gấp 2 lần ở những trẻ bị sốt co giật trước 12 tháng tuổi, cơn sốt co giật kéo dài trên 15 phút và lặp lại nhiều lần trong 24 giờ.
  • Do bệnh truyền nhiễm: Bao gồm viêm màng não, viêm não mô cầu, não úng thủy
  • Do chấn thương đầu: Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và có nhiều trường hợp trẻ bị té ngã, chấn thương vùng đầu làm khởi phát cơn co giật động kinh.
  • Do dị tật bẩm sinh: Trong quá trình hình thành bào thai hoặc do tác động vật lý trong quá trình mẹ chuyển dạ, thiếu oxy làm tổn thương tới não bộ của con.
  • Do một số rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể: Như hạ canxi máu, glucose máu,… gây co giật.

Nguyên nhân bệnh động kinh ở trẻ em

Dấu hiệu và các dạng bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh ở trẻ em được chia thành nhiều dạng, trong đó có 2 dạng chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể:

Động kinh cục bộ

Còn được gọi là co giật cục bộ vì chỉ liên quan đến một vị trí hoặc một bên não, ảnh hưởng đến một nhóm cơ nhất định trong cơ thể và không dẫn đến mất ý thức. Trước khi khởi phát cơn co giật, trẻ thường có một số báo hiệu như: thay đổi về thính giác, khứu giác, thị giác, cảm thấy sợ hãi hoặc hưng phấn quá mức.

Trẻ bị động kinh cục bộ vẫn có thể nghe và hiểu mọi thứ đang diễn ra xung quanh kèm theo các biểu hiện như da nhợt nhạt xanh tái, buồn nôn và đổ mồ hôi.

Động kinh toàn thể

Trạng thái này ảnh hưởng đến cả hai bên não và thường gây mất ý thức. Sau cơn trẻ thường mệt mỏi và buồn ngủ.

Theo Tổ chức động kinh thế giới, động kinh toàn thể thường bao gồm các dạng sau:

  • Cơn vắng ý thức: Thời gian kéo dài dưới 10 giây, trẻ thường có các biểu hiện như nhìn chằm chằm vào khoảng không, chớp mắt nhanh hoặc co giật nhẹ vùng cơ mặt. Đặc biệt trẻ thường không có trạng thái sau cơn.
  • Co giật kiểu tonic: Thường kéo dài từ 1 – 3 phút, chân tay trẻ thường co lại, sau đó giãn ra và run rẩy. Trẻ cảm thấy hồi hộp và mệt mỏi sau cơn.
  • Co giật mất trương lực cơ: Thường kéo dài dưới 15 giây, trẻ có thể đột ngột ngã gục xuống đất, chân tay người mềm nhũn và tạm dừng các phản xạ.
  • Động kinh thùy thái dương: Đây là dạng động kinh khu trú phổ biến nhất, gặp ở 6/10 người bệnh động kinh và thường xuất hiện trong độ tuổi từ 10 – 20 tuổi.
  • Động kinh rolandic lành tính: Trẻ thường chỉ bị co giật cục bộ về đêm ở quanh khu vực mặt và lưỡi, chiếm khoảng 15%.
  • Hội chứng West (còn gọi là chứng co thắt ở trẻ sơ sinh): Thường xuất hiện ở các bé dưới 1 tuổi, điển hình là những cơn co thắt nhanh và ngắn ở một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể. Hội chứng này thường thoáng qua nên dễ bị bỏ qua.
  • Hội chứng Landau – Kleffner: Dạng này tỷ lệ thấp và thường xuất hiện trong độ tuổi từ 3 – 7 tuổi. Trẻ gặp các cơn co giật cục bộ ở một số vị trí và thường gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.

Làm thế nào để nhận biết cơn co giật ở trẻ?

Việc xác định các cơn co giật động kinh ở trẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, loại động kinh, giai đoạn trẻ mắc phải. Trong đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý khi trẻ có những thay đổi về nhịp thở, nét mặt, cử động mắt, cử động cơ mặt, chân, tay…

Cách chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ em

Để kết luận bệnh động kinh ở trẻ em, bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng ở các thời điểm khác nhau như trước, trong và sau cơn co giật và chỉ định thêm một số xét nghiệm sau để kết luận chính xác:

  • Xét nghiệm công thức máu đánh giá chức năng gan, thận, điện giải đồ, canxi huyết
  • Chọc dò thắt lưng: được khuyến cáo ở tất cả các bệnh nhi dưới 1 tuổi có sốt và co giật
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): được yêu cầu trong lần biểu hiện lâm sàng đầu tiên có co giật, trong đó CT não không chất cản quang được khuyến nghị để xác định các khối u mới, chấn thương đầu, xuất huyết não
  • Điện não đồ để phát hiện sóng đặc hiệu của các cơn co giật
  • Chụp cộng hưởng từ MRI

Chẩn đoán xác định bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không?

Những cơn động kinh co giật nếu tái diễn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chức năng não bộ, khiến trẻ phải đối mặt với nhiều hậu quả nhiêm trọng như sau:

  • Tổn thương não bộ: Những cơn phóng điện liên tục và kéo dài sẽ khiến các tế bào não bị tổn thương nghiêm trọng, khó có khả năng phục hồi
  • Giảm khả năng tư duy, ghi nhớ, học hành sa sút: Tần suất cơn co giật càng dày thì nguy cơ trẻ bị giảm khả năng tập trung, tư duy càng nhiều
  • Tai nạn, chấn thương ngoài ý muốn trong cơn co giật như té ngã, đuối nước, bỏng
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Trẻ bị mắc bệnh động kinh thường có cảm giác mặc cảm, tự ti về bản thân, hạn chế giao tiếp xã hội, thậm chí có nhiều bé mắc chứng trầm cảm
  • Rối loạn phát triển ngôn ngữ: Một số trẻ bị động kinh thường có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ so với các trẻ khác
  • Suy hô hấp, ngừng thở: Trường hợp trẻ co giật trên 5 phút nếu không được xử trí có thể dẫn đến hiện tượng suy hô hấp, ảnh hưởng đến tuần hoàn, thậm chí là tử vong,…

Chính vì vậy, bệnh động kinh ở trẻ em là bệnh lý nghiêm trọng cần được can thiệp và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị co giật động kinh?

Khi thấy con có biểu hiện co giật, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và thực hiện theo những hướng dẫn như sau:

  • Đặt bé ở nơi an toàn, thông thoáng, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm (vật sắc nhọn, đồ điện)
  • Nếu trẻ bị lên cơn động kinh khi đang ăn thì ngay lập tức móc hết dị vật trong miệng ra ngoài và đặt bé nằm nghiêng sang một bên để tránh đờm dãi chảy ngược vào thực quản gây sặc, nghẹt thở.
  • Tuyệt đối không ghì tay chân hoặc giữ chặt trẻ khi đang trong cơn co giật
  • Nới lỏng quần áo cho trẻ và không tập trung nhiều người xung quanh để trẻ có thể hô hấp dễ dàng
  • Theo dõi kỹ những biểu hiện của trẻ như vị trí bị co giật, thời gian, màu sắc tay, chân, môi, lưỡi,… để trao đổi chi tiết với bác sĩ
  • Nếu lần đầu tiên bé bị co giật thì sau khi kết thúc cơn, cha mẹ nên đưa con đi khám tại cơ sở y tế để xác định đúng nguyên nhân
  • Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, trẻ có dấu hiệu tím tái, ngủ li bì, khó thở, nhịp tim nhanh thì nên đưa trẻ đi cấp cứu để được thăm khám và điều trị kịp thời

Phương pháp điều trị bệnh động kinh ở trẻ em

Tùy theo từng nguyên nhân gây động kinh sẽ có hướng điều trị khác nhau và để kiểm soát tốt cơn co giật, nên ưu tiên kết hợp nhiều phương pháp bao gồm:

Thuốc tây điều trị động kinh

Thuốc kháng động kinh thường là liệu pháp đầu tay trong điều trị bệnh động kinh ở trẻ em bởi khả năng đáp ứng tương đối tốt. Tùy thuộc vào từng thể bệnh, mức độ và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, liều lượng và thời gian khác nhau. Thông thường thời gian tối thiểu là từ 2 năm.

Mặc dù có nhiều lợi ích giúp kiểm soát cơn nhưng các thuốc kháng động kinh này vẫn có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu dùng kéo dài như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, ban da, mệt mỏi,…

Do đó cha mẹ cần chú ý theo dõi phản ứng của con nếu có dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ.

Thuốc tây điều trị bệnh động kinh có thể tiềm ẩn tác dụng phụ

Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị động kinh

Động kinh là bệnh mạn tính nên việc điều trị cần kiên trì trong thời gian dài và để hạn chế tác dụng phụ từ các thuốc tây, các chuyên gia thần kinh đánh giá cao việc kết hợp cùng các liệu pháp thảo dược.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, hoạt chất Rhynchophylline chiết xuất từ cây Câu đằng mang lại nhiều lợi ích với người người bệnh co giật động kinh. Bởi lẽ ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh còn giúp tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA nội sinh, ngăn ngừa sự phóng điện đột ngột trong não bộ. Ngoài ra còn giúp điều chỉnh các kênh ion trên màng tế bào để duy trì điện thế màng ổn định, từ đó giúp ngăn ngừa cơn co giật, động kinh hiệu quả và bền vững hơn.

Dựa trên cơ sở này, các nhà khoa học tại Viện thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu kết hợp Câu đằng cùng An tức hương (là một vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần tự nhiên) với các dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie tạo ra sản phẩm cốm Egaruta. Đây là giải pháp hỗ trợ toàn diện với bệnh co giật, động kinh, cụ thể như sau:

  • Giúp giảm rõ rệt cả tần suất, mức độ và thời gian diễn ra cơn co giật động kinh
  • Đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe và vận động sau cơn, giảm tình trạng mệt mỏi, căng cứng cơ
  • Bảo vệ trí não, cải thiện khả năng tư duy và ghi nhớ nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, hạn chế các tổn thương ở não bộ sau cơn co giật
  • Giúp giảm căng thẳng lo lắng, hạn chế cơn co giật khởi phát
  • Thư giãn tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn

Hiệu quả của sản phẩm cốm Egaruta với bệnh động kinh ở trẻ em và người lớn đã được kiểm chứng qua nghiên cứu tại Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Quân y 103. Kết quả cho thấy, sản phẩm giúp:

  • Giảm tới 38% tần số cơn động kinh
  • Giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn co giật
  • Tăng hiệu quả điều trị rõ rệt khi kết hợp với thuốc tây
  • An toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng dài ngày

Egaruta – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

Để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm Egaruta với bệnh co giật, động kinh, hãy cùng lắng nghe nhận định của GS. TS Nguyễn Văn Chương (Nguyên Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện 103) qua video:

Cốm Egaruta – Giải pháp giảm co giật động kinh đã được kiểm chứng lâm sàng

Điều trị bệnh động kinh là một hành trình dài, thực tế có hàng ngàn phụ huynh tin tưởng lựa chọn cốm Egaruta là giải pháp đồng hành để giúp con kiểm soát cơn co giật hiệu quả hơn.

Điển hình như trường hợp của con chị Thủy (ở Đắk Lắk). Bé được chẩn đoán mắc chứng động kinh từ khi chỉ mới 4 tháng tuổi với những cơn co giật, gồng cứng người thường xuyên xảy ra dù đã dùng thuốc kháng động kinh. Chỉ đến khi kết hợp dùng cốm Egaruta, chỉ sau vài tháng cơn co giật đã thuyên giảm rõ rệt.

Kinh nghiệm giúp con vượt qua chứng co giật động kinh

Chế độ sinh hoạt giúp điều trị bệnh động kinh ở trẻ em

Những thực phẩm mà trẻ ăn uống hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh động kinh, do đó cha mẹ nên chú ý cho con như sau:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein từ thịt nạc, tôm, cua, cá, trứng, hải sản,…
  • Bổ sung rau xanh, trái cây tươi như các loại rau có màu xanh đậm (rau cải xanh, súp lơ), cam, bưởi, chanh quýt, mâm xôi,…
  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim, xúc xích, lạp xưởng, pizza
  • Tránh thức khuya, căng thẳng tâm lý quá mức
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài
  • Xây dựng thời gian biểu khoa học cho con, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp

Bệnh động kinh ở trẻ em mặc dù nghiêm trọng nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, các con hoàn toàn sẽ có cải thiện tốt để học tập và sinh hoạt bình thường. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, cha mẹ hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/327288

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6352402/