Viêm đường tiết niệu: Cách nhận biết và giải pháp trị hiệu quả

Viêm đường tiết niệu: Cách nhận biết và giải pháp trị hiệu quả

Bệnh viêm đường niệu một khi xuất hiện có thể khiến cuộc sống đảo lộn bởi chứng tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo tình trạng đau nhức kéo dài. Vậy nguyên nhân nào gây viêm tiết niệu? Đâu là những dấu hiệu cần nhận biết sớm và phương pháp điều trị đúng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay tại đây.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệucó tên gọi khác là nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu. Là tình trạng viêm và nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó phổ biến hơn cả là nhiễm trùng ở đường tiết niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo, tương ứng gọi là viêm bàng quang, viêm niệu đạo.

Tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở phụ nữ thường cao hơn nam giới giới do có nhiều yếu tố nguy cơ và đặc điểm cấu tạo giải phẫu.

5.1

Viêm đường tiết niệu tại nhiều vị trí

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Căn nguyên chính gây viêm tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo sau đó lan đến các vị trí khác, trong đó tác nhân phổ biến nhất là vi khuẩn Escherichia coli (E. coli). Một số trường hợp bị viêm do nhiễm vi nấm, lậu, mycoplasma, virus herpes,…

Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu bao gồm:

–        Thao tác vệ sinh kém: lau chùi không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao,…

–        Sinh hoạt tình dục không an toàn: trước và sau khi quan hệ nếu không vệ sinh sạch sẽ là điều kiện lí tưởng cho vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo gây viêm

–        Giải phẫu hệ tiết niệu ở nữ: ở nữ giới, niệu đạo ngắn, nằm ngay sát âm đạo, hậu môn khiến vi khuẩn tấn công vào hệ tiết niệu. Ngoài ra, ở nữ sự suy giảm nội tiết tố khi mang thai, thời kỳ tiền mãn kinh,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Triệu chứng viêm đường tiết niệu cần nhận biết sớm

Tùy theo vị trí và mức độ viêm, triệu chứng có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng thường đặc trưng như sau:

–        Tiểu rắt, thường xuyên mót tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít

–        Tiểu buốt, đau rát đường tiểu, cảm giác châm chích. Với viêm niệu đạo thường kèm theo biểu hiện tiểu ngắt quãng, sợ đi tiểu

–        Nước tiểu đục, có mùi hôi khó chịu, đôi khi xuất hiện bọt hoặc có màu đỏ hồng do lẫn máu

–        Cảm giác đau tức vùng lưng, hông, bụng dưới. Ở nữ giới thường đau vùng trung tâm xương chậu và xung quanh xương mu

–        Mệt mỏi, đuối sức

Với trường hợp viêm ngược dòng lên thận (viêm thận, viêm bể thận), thường xuất hiện triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, run rẩy, buồn nôn, nôn mửa,…

5.2

Viêm đường tiết niệu gây tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đường tiết niệu khi được điều trị sớm và đúng cách hiếm khi để lại hậu quả nặng nề. Ngược lại nếu để lâu ngày sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm bao gồm:

–        Suy giảm chức năng và tổn thương thận vĩnh viễn do ổ viêm làm xơ hóa tế bào thận

–        Nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng nếu có viêm thận cấp tính

–        Hẹp niệu đạo ở nam giới do để lại sẹo viêm

–        Tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân

–        Nhiễm trùng mãn tính, tái phát nhiều lần

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu hoàn toàn có thể chữa khỏi và tránh tái phát nếu tuân thủ điều trị và kết hợp với một lối sống lành mạnh mỗi ngày.

Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Trong đợt viêm cấp tính, thuốc kháng sinh tây y là chỉ định ưu tiên để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan trong đường tiết niệu. Tùy từng mức độ viêm và loại vi khuẩn được định danh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc và thời gian điều trị khác nhau:

–        Với viêm đường tiết niệu đơn giản hoặc viêm lần đầu: thường dùng một số kháng sinh thông dụng như Ceftriaxone, Trimethoprim/sulfamethoxazole, Fosfomycin, Doxycycline, Cephalexin,… một đợt tối thiểu 3 – 7 ngày. Riêng những kháng sinh phổ rộng nhóm Quinolon cần cần nhắc giữa lợi ích và nguy cơ tác dụng phụ trước khi dùng

–        Với viêm đường tiết niệu mãn tính, thường xuyên tái phát:

  • Duy trì dùng kháng sinh liều thấp một đợt tối thiểu 6 tháng
  • Những trường hợp viêm có liên quan đến hoạt động tình dục được chỉ định dùng một liều kháng sinh sau khi quan hệ để giảm nguy cơ tái phát
  • Với phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh cần kết hợp với liệu pháp estrogen âm đạo

–        Với viêm tiết niệu nặng không đáp ứng với thuốc uống: cần nhập viện điều trị bằng cách tiêm/truyền kháng sinh

Ngoài ra, một số loại thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ trơn được chỉ định giúp xoa dịu triệu chứng đau bàng quang, niệu đạo.

Trên thực tế, ngoài những lợi ích mang lại, việc dùng kháng sinh dài ngày hoặc lạm dụng thuốc vẫn tiềm ẩn một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, kích ứng dạ dày, đau đầu, nóng trong, mệt mỏi…. Nghiêm trọng nhất là nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, dù tiêm truyền kháng sinh cũng không mang lại hiệu quả, gây tốn kém về kinh tế.

Do đó, giải pháp tối ưu nhất chính là tuân thủ dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian kết hợp sử dụng những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược.

5.3

Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu cần dùng đúng chỉ định

Thảo dược chữa viêm đường tiết niệu

Chữa viêm tiết niệu bằng thảo dượcngày càng được áp dụng rộng rãi bởi độ an toàn cao và hiệu quảduy trì bền vững. Trong đó, nổi tiếng phải kể đến những thảo dược điển hình như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi.

Đặc biệt kết hợp 7 thành phần này sẽ tạo ra tác động toàn diện trên hệ thống tiết niệu vừa kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên vừa lợi tiểu giúp nhanh đào thải vi khuẩn gây viêm, phòng ngừa những biến chứng xấu.

Đến nay, các nhà khoa học tại Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebyebao trọn 7 thảo dược quý trên, mang đến một giải pháp an toàn cho những người bị viêm.

Nhận định về hiệu quả của viên uống này, nhiều chuyên gia đầu ngành như PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc BV Y học cổ truyền trung ương) và PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc BV quân y 103) cho rằng, 7 thành phần trong Stonebye về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của một “bài thuốc” trị viêm tiết niệu, không thua kém nhiều so với các thuốc tây y. Bạn có thể lắng nghe ý kiến chuyên gia qua video:

Lợi ích của Stonebye với bệnh viêm đường tiết niệu

Để được tư vấn chi tiết về giải pháp trị viêm đường tiết niệu này, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0987.45.49.48, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Lời khuyên hữu ích với bệnh viêm đường tiết niệu

Song song với việc điều trị, bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh theo những hướng dẫn sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

–        Uống đủ nước, tối thiểu 8 – 12 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 – 2 lít nước/ngày)

–        Uống nước ép nam việt quất hàng ngày và một số loại nước trái cây như cam, chanh, bưởi, quýt,…

–        Tăng cường các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa

–        Bổ sung nhiều rau củ quả giàu chất xơ và vitamin như rau có màu xanh đậm, bưởi, cam, quýt, kiwi, dưa hấu,…

–        Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường,…

–        Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

–        Không nhịn tiểu quá lâu

–        Vệ sinh vùng kín đúng cách: lau chùi theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh

–        Sinh hoạt tình dục lành mạnh, vệ sinh trước và sau khi giao hợp. Lưu ý uống một cốc nước đầy và đi vệ trong vòng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiểu

–        Nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn

–        Tránh sử dụng những dung dịch vệ sinh vùng kín có độ pH cao hoặc hóa chất gây kích ứng

–        Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng khí từ chất liệu cotton

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể ghé thăm bất kỳ ai không phân biệt tuổi tác, giới tính, do đó việc tự trang bị những kiến thức hữu ích là vô cùng quan trọng.  Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị để bảo vệ hệ tiết niệu khỏe mạnh.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447

https://www.nhs.uk/conditions/urinary-tract-infections-utis/