Suy tim độ 4 – Giải pháp để sống lâu khỏe mạnh

Suy tim độ 4 – Giải pháp để sống lâu khỏe mạnh

Suy tim độ 4 là một trong những lý do nhập viện và gây tử vong phổ biến nhất ở người cao tuổi. Vậy người bệnh cần làm gì để cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ trong giai đoạn cuối cùng của suy tim? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này.  

Triệu chứng của suy tim độ 4

– Khó thở: Khó thở, hụt ​​hơi có thể xảy ra cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc chỉ vận động nhẹ, mức độ khó thở tăng lên khi nằm. Khó thở cũng là triệu chứng thường khiến người bệnh suy tim độ 4 phải nhập viện vào đêm khuya.

– Ho dai dẳng: Trong giai đoạn cuối, máu bị ứ tại phổi nhiều hơn, gây ra ho mãn tính, có thể kèm theo đờm màu trắng hoặc lẫn bọt hồng (máu).

– Phù: Khả năng bơm và hút máu của tim kém khiến cho máu bị ứ đọng tại các cơ quan; biểu hiện rõ nhất là sưng phù bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, bụng…

– Chán ăn: Hệ tiêu hóa nhận được ít máu hơn sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa…

– Tim đập nhanh: Để đối phó với tình trạng bơm máu kém, tim bắt đầu đập nhanh hơn để tăng số lần co bóp tống máu.

– Lú lẫn: Khi tim hoạt động kém hiệu quả, lưu lượng máu lên não giảm kết hợp với sự thay đổi nồng độ natri trong máu sẽ gây suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, mất phương hướng…

– Lo âu, trầm cảm: Người bệnh suy tim độ 4 thường rơi vào trạng thái tâm lý lo lắng khi sức khỏe ngày một suy giảm, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.

– Đau: Ngoài đau tim do thiếu máu cục bộ, người bệnh còn bị đau toàn thân do quá tải chất lỏng ứ trệ.

Suy tim độ 4 gây ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần

Biến chứng của suy tim độ 4

Suy tim độ 4 là giai đoạn cuối nhọc nhằn khi các triệu chứng đã xuất hiện rầm rộ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như:

– Suy gan: Máu ứ tại gan lâu ngày sẽ gây ra to gan, xơ gan, hậu quả cuối cùng là suy gan.

– Suy thận: Thận không nhận được đủ máu nuôi dưỡng sẽ dẫn tới xơ thận, suy thận…

– Biến chứng cục máu đông: Cục máu đông hình thành có thể làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoại tử chi…

– Phù phổi cấp: Máu ứ tại phổi sẽ gây ra phù phổi cấp, đây là tình trạng suy hô hấp cấp tính cần được cấp cứu kịp thời.

Điều trị suy tim độ 4

Mặc dù không thể đảo ngược tiến trình của suy tim độ 4 nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh bằng những phương pháp điều trị sau:

Thuốc điều trị suy tim độ 4

Thuốc không thể chữa khỏi hoàn toàn suy tim độ 4 nhưng việc dùng thuốc là điều cần thiết để giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh. Các thuốc thường được sử dụng là:

Thuốc hạ huyết áp: như nhóm ức chế men chuyển Angiotensin, thuốc chẹn beta… giúp hạ huyết áp, giảm bớt gánh nặng cho tim.

Thuốc trợ tim: như digoxin giúp làm tăng khả năng co bóp của tim.

Thuốc chống máu: để phòng ngừa các biến chứng liên quan đến cục máu đông.

Thuốc lợi tiểu: để đào thải dịch dư thừa, giảm nhẹ các triệu chứng ho, phù, khó thở… do tích trữ dịch trong cơ thể.

Thuốc giảm đau: giúp giảm bớt triệu chứng đau, khó chịu cho người bệnh.

Thuốc an thần: được kê đơn cho người bệnh suy tim độ 4 có dấu hiệu lo âu, mất ngủ kéo dài.

Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim độ 4

Ngoài thuốc điều trị theo đơn, người bệnh suy tim độ 4 nên bổ sung thêm thảo dược Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, tăng lực co bóp cơ tim để giảm nhanh các triệu chứng và đẩy lùi biến chứng suy tim.

Theo nghiên cứu của Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc), hoạt chất berberin trong Hoàng bá giúp làm tăng phân suất tống máu, ổn định nhịp tim chỉ sau 2 tuần điều trị. Bên cạnh đó, Hoàng bá còn hỗ trợ giảm cholesterol máu, hạ huyết áp rất hiệu quả.

Nghiên cứu về thảo dược Bồ hoàng của Đại học Y khoa Nam Kinh (Trung Quốc) cũng cho thấy, thảo dược này giúp tăng cường lưu thông máu, nhờ đó giúp giải quyết ứ trệ tuần hoàn và ngăn ngừa cục máu đông gây tắc mạch. Những tác dụng này cũng đã được tìm thấy ở thảo dược Đan sâm qua nghiên cứu của Đại học Hoshi (Nhật Bản).

Hiện nay các thảo dược Bồ Hoàng, Đan sâm, Hoàng bá đã có mặt trong viên uống thảo dược Vương Tâm Thống. Sản phẩm này đã được kiểm chứng tác dụng qua khảo sát thực tế do Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường thực hiện. Kết quả cho thấy:

 “97.05người bệnh tim mạch đánh giá rất hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng sản phẩm Vương Tâm Thống; tình trạng đau ngực, khó thở, tim đập nhanh thuyên giảm rõ rệt.”

Người bệnh suy tim độ 4 nên dùng Vương Tâm Thống để giảm nhanh triệu chứng

Nhờ có Vương Tâm Thống, hàng ngàn người bệnh suy tim đã cải thiện sức khỏe rõ rệt và sống lâu khỏe mạnh trong suốt nhiều năm qua, điển hình như trường hợp của bác Đào Gia Đạt (Yên Lạc – Vĩnh Phúc) đã chia sẻ qua video dưới đây:

Kinh nghiệm điều trị suy tim hiệu quả – chia sẻ từ người bệnh

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim đã được bác Đạt áp dụng hiệu quả, vui lòng liên hệ tổng đài 0987.45.49.48 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

Phẫu thuật điều trị suy tim độ 4

Trong giai đoạn cuối, thể trạng của người bệnh thường rất yếu và nguy cơ gặp biến chứng khi phẫu thuật cũng tăng lên. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và nguyên nhân gây suy tim, bác sĩ sẽ tiến hành một số can thiệp sau:

Đặt stent/ mổ bắc cầu động mạch vành: khi người bệnh bị suy tim do tắc hẹp động mạch vành.

Phẫu thuật van tim: Nếu người bệnh bị suy tim do hẹp hở van tim, bác sĩ sẽ tiến hành thay hoặc sửa van tim tùy theo mức độ tổn thương van.

Cấy máy tạo nhịp, khử rung tim: thực hiện đối với người bệnh suy tim độ 4 có rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

Ghép tim: Khi tất cả các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả, phẫu thuật thay tim nhân tạo hoặc tim từ người hiến tặng sẽ được thực hiện.

Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh suy tim độ 4

Khi ngủ, người bệnh nên nằm kê cao gối để giảm bớt khó thở. Đối với người bệnh suy tim độ 4 bị khó thở nghiêm trọng sẽ cần phải thở bình oxy; phòng bệnh nên bố trí nơi thoáng mát, yên tĩnh, tránh tiếng ồn.

Chế độ ăn nên tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin từ rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám; nên chế biến thực phẩm dưới dạng lỏng, mềm như cháo, súp và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dễ tiêu hóa hơn.

Cắt giảm lượng muối ăn (không ăn quá 0.5g/ngày), hạn chế uống nhiều nước để tránh gây tích trữ dịch trong cơ thể.

Tuyệt đối không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu.

Tăng cường vận động nhẹ nhàng tại giường, có thể nhờ người thân xoa bóp chân tay để thúc đẩy lưu thông máu.

Giải tỏa tâm lý lo âu, căng thẳng bằng cách đi dạo, trò chuyện cùng người thân, thiền tịnh hoặc xem các chương trình giải trí…

Tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu khuẩn hằng năm để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể làm nặng thêm các triệu chứng suy tim.

Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về suy tim độ 4 và giải pháp trị bệnh hiệu quả để cải thiện chất lượng sống và tuổi thọ cho người bệnh. Mọi băn khoăn cần được giải đáp thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0987.45.49.48 tư vấn trực tiếp.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/end-stage-heart-failure-treatments