Hẹp van tim – Bệnh van tim nguy hiểm nhưng vẫn có cách trị

Hẹp van tim – Bệnh van tim nguy hiểm nhưng vẫn có cách trị

Hẹp van tim là bệnh van tim tiềm ẩn rất nhiều biến chứng không thể chủ quan, nhưng chỉ cần hiểu rõ về bệnh và áp dụng đúng phương pháp điều trị, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh dù đã mắc bệnh lâu năm.

Hẹp van tim là gì?

Hẹp van tim là tình trạng các lá van trong tim không thể mở ra đúng cách, khiến cho diện tích lỗ van bị thu hẹp lại khi van tim mở, điều này sẽ cản trở dòng máu lưu thông qua van, gây ứ trệ máu trong tim và giảm thể tích máu lưu thông tuần hoàn.

6.1

Hình ảnh van tim bị hẹp

Các dạng bệnh hẹp van tim

Trong tim có 4 loại van, chúng đóng mở nhịp nhàng theo chu kì co bóp của tim, đảm bảo cho máu lưu thông ra vào tim theo một chiều nhất định. Tình trạng hẹp van có thể xảy ra ở cả 4 loại van tim và tương ứng với các dạng bệnh hẹp van tim sau:

– Hẹp van 2 lá: Van 2 lá bị hẹp, làm giảm lưu lượng máu từ tâm nhĩ trái (buồng tim phía trên, bên trái) đổ về tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái).

– Hẹp van 3 lá: Van 3 lá bị hẹp, làm giảm lưu lượng máu từ tâm nhĩ phải (buồng tim phía trên, bên phải) đổ về tâm thất phải (buồng tim phía dưới, bên phải).

– Hẹp van động mạch chủ: Van động mạch chủ bị hẹp làm giảm lưu lượng máu từ tâm thất trái bơm ra động mạch chủ đi nuôi cơ thể.

–  Hẹp van động mạch phổi: Van động mạch phổi hẹp làm cản trở dòng máu từ tâm thất phải bơm ra động mạch phổi.

Triệu chứng hẹp van tim

Các triệu chứng của hẹp van tim thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh tim mạch khác. Dưới đây là một số triệu chứng hẹp van tim mà người bệnh có thể gặp phải:

–  Đau ngực, khó chịu trong lồng ngực.

– Ho

–  Khó thở, nhất là khi làm việc gắng sức.

–  Mệt mỏi tăng lên khi tập thể dục hoặc vận động nhiều.

– Đánh trống ngực, tim đập nhanh.

– Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu.

– Sưng phù mắt cá chân, bàn chân.

Ngay khi gặp phải những dấu hiệu bất thường này, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân hẹp van tim

Van tim bị hẹp là do cấu trúc của van, dây chằng, cột cơ liên kết với van bị biến đổi. Tình trạng này có thể gặp phải trong một số bệnh lý như:

– Thấp tim, thấp khớp: là bệnh lý tự miễn do nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A. Kháng thể sinh ra có thể tấn công nhầm vào van tim, khiến các lá van dính lại với nhau gây ra hẹp van.

– Dị tật tim bẩm sinh: các lá van bị khiếm khuyết ngay từ thời kì bào thai.

–  Lão hóa: Ở người cao tuổi sẽ có hiện tượng lắng đọng canxi tại các lá van, khiến van không thể mở ra bình thường.

Bệnh lý khác: u trong tim, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng carcinoid ác tính, bệnh Fabry…

6.2

Nguyên nhân gây hẹp van tim phổ biến nhất là sốt thấp khớp

Hẹp van tim có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách, hẹp van tim có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:

– Suy tim: Tim phải gắng sức hơn để bơm máu qua van bị hẹp, tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ tim bị suy yếu, dẫn đến suy tim.

– Biến chứng cục máu đông: Hẹp van tim khiến cho máu bị ứ đọng tại các buồng tim, đó là điều kiện thuận lợi để các cục máu đông hình thành và tiềm ẩn nguy cơ gây ra biến chứng tắc mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi, bệnh động mạch ngoại vi…

– Rối loạn nhịp tim: Người bị hẹp van tim có thể gặp phải các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất…

Cách chữa bệnh hẹp van tim

Tùy vào mức độ của hẹp van và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

Sử dụng thuốc

Để giảm các triệu chứng hẹp van tim và ngăn ngừa biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau:

– Thuốc hạ áp: nhằm giảm bớt áp lực cho tim, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Các nhóm thuốc hạ áp thường dùng là thuốc ức chế men chuyển angiotensin II, thuốc chẹn thụ thể angiotensin I, thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi…

–  Thuốc chữa loạn nhịp tim: giúp ổn định nhịp tim; giảm triệu chứng trống ngực, hồi hộp.

–  Thuốc chống đông máu: giúp dự phòng cục máu đông và các biến chứng tắc mạch.

– Thuốc trợ tim: phổ biến nhất là các digitalis, giúp làm tăng sức co bóp của tim.

–  Thuốc lợi tiểu: hỗ trợ hạ huyết áp; giảm triệu chứng phù, khó thở, ho do tích tụ dịch trong phổi, các chi.

– Thuốc kháng sinh: để điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn beta tan huyết nhóm A, ngăn ngừa sốt thấp khớp tái phát.

Bổ sung thảo dược

Nhằm nâng cao hiệu quả của thuốc tây trong việc giải quyết triệu chứng hẹp van tim và phòng ngừa biến chứng, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng kết hợp cùng những thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, chống đông máu tốt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá…

Các thảo dược này hiện đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống – sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh hẹp van tim. Người bệnh nên sử dụng Vương Tâm Thống song song cùng thuốc điều trị chính để giảm nhanh triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở và ngăn hẹp van tim tiến triển nặng hơn.

Khảo sát thực tế về tác dụng của Vương Tâm Thống trên người bệnh tim mạch bao gồm người bệnh mạch vành, hẹp hở van tim cho thấy, có tới 97.05% người bệnh đánh giá rất hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng. Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về kết quả khảo sát trong video dưới đây:

Kết quả khảo sát đánh giá độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống

Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu về cách điều trị hẹp van tim với giải pháp thảo dược này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0987.45.49.48 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Phẫu thuật

Với người bệnh hẹp van tim nặng, sử dụng thuốc không đủ để cải thiện triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp phẫu thuật sau:

– Nong van: thường chỉ định cho người bệnh hẹp van đơn thuần dưới 40 tuổi, các lá van chưa bị tổn thương nhiều.

– Sửa van: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mảng vôi hóa, sùi loét, tách lá van dính hoặc cắt bỏ mép van thừa để van tim mở ra dễ dàng hơn.

– Thay van: Trong trường hợp van tim bị hư hỏng nặng, nong van hoặc sửa van cũng không thể khôi phục được khả năng đóng mở của van thì bác sĩ sẽ loại bỏ van tim này và thay thế bằng một van tim nhân tạo. Có 2 loại van thay thế được sử dụng hiện nay là van tim sinh học (làm từ van tim bò, lợn, người hiến tặng) và van tim cơ học (làm từ kim loại, vật liệu tổng hợp).

Điều chỉnh lối sống

Duy trì lối sống khoa học cũng góp phần không nhỏ giúp đẩy lùi tiến triển của hẹp van tim, nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Do đó bạn cần lưu ý:

– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học:

+ Cắt giảm muối, đường, các thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt trâu…)

+ Hạn chế sử dụng các đồ uống chứa cồn, caffein như rượu bia, cà phê, nước tăng lực…

+ Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất béo có lợi cho tim mạch như rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại cá biển…

+ Nếu đang sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K, người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu vitamin K như rau họ cải, măng tây, húng quế, dưa chuột… vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông.

–  Phòng ngừa nhiễm khuẩn: bằng cách vệ sinh răng miệng tốt, tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm; sử dụng thuốc kháng sinh đầy đủ trước và sau can thiệp phẫu thuật, thủ thuật nha khoa…

– Tái khám sức khỏe định kì: ít nhất 1 – 2 lần/năm hoặc ngay khi thấy các triệu chứng hẹp van tim chuyển biến nặng hơn.

– Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục vừa sức như yoga, đi bộ, đạp xe…

– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và tránh xa các chất kích thích khác: để tránh làm nặng thêm các triệu chứng đau ngực, rối loạn nhịp tim do hẹp van gây ra.

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh hẹp van tim nhưng nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị và duy trì lối sống khoa học, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và phòng ngừa biến chứng hẹp van hiệu quả.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.heart.org/en/health-topics/heart-valve-problems-and-disease/heart-valve-problems-and-causes/problem-heart-valve-stenosis