Đổ mồ hôi trộm – “Kẻ phá hoại” giấc ngủ hằng đêm

Đổ mồ hôi trộm – “Kẻ phá hoại” giấc ngủ hằng đêm

Đổ mồ hôi trộm có đang làm phiền đến giấc ngủ hằng đêm của bạn? Bạn lo lắng không biết mình đã mắc bệnh gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy đọc ngay những thông tin dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm và cách điều trị bệnh tại nhà. 

Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm là tình trạng đổ nhiều mồ hôi trong lúc ngủ, thường gặp nhất là ban đêm mà không phải do nguyên nhân thời tiết. Vị trí ra mồ hôi thường ở đầu, trán, lưng, lòng bàn tay và bàn chân.

Mồ hôi trộm có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó, phổ biến hơn là trẻ nhỏ. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cảnh báo những bệnh lý mạn tính cần được điều trị sớm. 

Mồ hôi trộm là tình trạng ra nhiều mồ hôi về đêm khi ngủ

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm

Đổ hôi trộm ở trẻ em

Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa hoàn thiện chức năng, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra mạnh khiến thân nhiệt trẻ thường cao hơn người lớn, bởi vậy, trẻ rất dễ bị đổ mồ hôi trộm, nhất là khi phòng ngủ nóng bức, đắp chăn mền dày…  

Nhưng đổ mồ hôi trộm kéo dài ở trẻ có thể do một số bệnh lý như thiếu canxi, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng, chứng ngưng thở khi ngủ… Trong đó, phổ biến là thiếu canxi với dấu hiệu trẻ trằn trọc khi ngủ, quấy khóc đêm, rụng tóc vành khăn… hoặc là chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật. 

Đổ mồ hôi trộm ở người lớn

Đa số trường hợp đổ mồ hôi trộm ở người lớn là do hệ thần kinh thực vật chi phối bài tiết mồ hôi của cơ thể bị rối loạn chức năng và kích thích tuyến mồ hôi hoạt động bất thường khiến mồ hôi ra nhiều kể cả khi mát mẻ hoặc không vận động. Bệnh có thể bắt đầu từ thời thơ ấu và khi trưởng thành thì càng nặng hơn.

Ngoài ra, nếu bạn mắc một số bệnh sau cũng có thể bị đổ mồ hôi trộm:

– Các bệnh nội tiết như cường giáp, đái tháo đường hoặc thay đổi nội tiết trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh (gặp ở phụ nữ trung tuổi).

– Bệnh nhiễm trùng như lao phổi, HIV, viêm cơ tim, viêm đường hô hấp…

– Bệnh ung thư như u hạch, bệnh bạch cầu… thường kèm theo mệt mỏi, sụt cân.

– Bệnh tim như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực…

– Sử dụng một số thuốc như thuốc hạ sốt, kháng sinh, thuốc chống trầm cảm…

Đổ mồ hôi trộm có nguy hiểm không?

Bài tiết mồ hôi giúp cơ thể chống nóng, nhưng đổ mồ hôi quá nhiều không phải là tốt, nhất là mồ hôi trộm ban đêm vì có thể gây ra những tác hại như:

– Mất ngủ: Cơ thể nhớp dính, ẩm ướt khiến bạn khó chịu, không thể thoải mái ngủ tròn giấc, một số người còn phải tỉnh dậy nhiều lần để thay quần áo, chăn gối vì mồ hôi ướt đẫm.

– Mệt mỏi, kiệt sức: Cơ thể mất một lượng lớn nước và điện giải (Na+, K+, Ca2+) qua mồ hôi khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi ngủ dậy, nếu kéo dài lâu có thể dẫn đến suy nhược cơ thể; trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều hay bị còi xương, chậm lớn.

– Viêm đường hô hấp: Khi đổ mồ hôi, lỗ chân lông nở rộng làm giảm thân nhiệt, nếu để mồ hôi đọng lại trên da lâu mà không lau khô đi sẽ khiến bạn bị nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp… Tình trạng này dễ gặp ở trẻ nhỏ và người già.

– Mắc bệnh ngoài da: Bề mặt da ẩm ướt mồ hôi làm tăng nguy cơ viêm da, viêm lỗ chân lông, mụn nhọt, mụn trứng cá… do vi khuẩn, vi nấm phát triển trên bề mặt da gây ra.

Đổ mồ hôi trộm về đêm dễ gây viêm đường hô hấp cho trẻ nhỏ

Cách điều trị mồ hôi trộm hiệu quả tại nhà

Việc điều trị mồ hôi trộm phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu là do môi trường sống, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt chưa hợp lý thì chỉ cần điều chỉnh lại sẽ hết. Còn nếu là do bệnh lý thì cần thăm khám và dùng thuốc điều trị cho từng bệnh cụ thể.

Đồng thời, những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng đổ mồ hôi trộm:

Điều trị mồ hôi trộm bằng thảo dược

Sử dụng thảo dược luôn là giải pháp được ưu tiên hàng đầu để điều trị chứng đổ mồ hôi trộm bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Trong đó phải nhắc đến một số vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng giảm mồ hôi rất tốt đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn và được khoa học chứng minh hiệu quả như Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông…

Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Hồ Bắc (Trung Quốc) và Viện Dược liệu – Đại học Bundelkhand (Ấn Độ) về Sơn thù du và Thiên môn đông cho thấy, 2 thảo dược này đều có tác dụng ngăn chặn tuyến mồ hôi tăng tiết nhờ ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật.

Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải cũng chứng minh tác dụng hiệu quả của Hoàng Kỳ trong cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm và giúp người bệnh ăn ngủ ngon hơn, giảm bớt căng thẳng tinh thần.  

Ngoài ra, những thảo dược này còn giúp bổ sung nước, cải thiện sức đề kháng của cơ thể, săn se lỗ chân lông, tăng sức bảo vệ da, qua đó, phòng ngừa nguy cơ mất nước, mệt mỏi và nhiễm lạnh do đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

Hiện nay, thay vì đun sắc thảo dược phức tạp, hầu hết người bệnh đều lựa chọn sử dụng viên uống Hòa Hãn Linh được bào chế từ Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông để hỗ trợ điều trị chứng đổ mồ hôi trộm và đạt kết quả rất tốt.

Hòa Hãn Linh cũng là sản phẩm an toàn, được khuyên dùng lâu dài cho cả trẻ em và người lớn bị đổ mồ hôi trộm mà không có bất cứ tác dụng phụ gì. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lợi ích của sản phẩm qua chia sẻ của nhà thuốc Tâm Châu 3 (Số 171 Ni Sư Huỳnh Liên, P.10, Q.Tân Bình, TP HCM) trong video sau:  

Hòa Hãn Linh – Viên uống giảm tiết mồ hôi được hàng ngàn nhà thuốc tin dùng

Điều chỉnh chế độ ăn uống

– Bổ sung vitamin B có trong những thực phẩm như súp lơ, nấm, các loại đậu, thịt gà, cá hồi… giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh và trao đổi chất trong cơ thể.

– Uống nhiều nước, lượng nước sẽ dựa trên độ tuổi và cân nặng, ví dụ trẻ 6 – 12 tháng tuổi cần 100ml nước/kg cân nặng, người lớn cần trung bình 1.5 – 2 lít nước/ngày.

– Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và thực phẩm có tính nóng, đồ uống chứa cồn, cà phê, trà đặc…, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ.

– Với trẻ bị thiếu canxi cần tăng cường canxi qua thực phẩm như sữa, trứng, tôm, cua, cá biển, đậu nành, rau lá xanh đậm…, kết hợp bổ sung vitamin D và tắm nắng để giúp hấp thu canxi tốt hơn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

– Không nên thức khuya, đi ngủ sớm trước 11 giờ, khi bạn ngủ đủ giấc thì hệ thần kinh sẽ được thư giãn và hoạt động ổn định nên mồ hôi cũng ra ít hơn trong khi ngủ.

– Tránh căng thẳng, trước khi ngủ bạn nên ngồi ngồi thiền khoảng 30 phút vừa giúp ngủ ngon hơn, vừa thư giãn tinh thần, qua đó cải thiện được chứng đổ mồ hôi trộm.

– Phòng ngủ nên bố trí thông thoáng, mát mẻ, không đóng kín gây bí bách và nên trang bị điều hòa, quạt điện vào mùa hè.

– Quần áo ngủ, chăn gối, ga giường nên lựa chọn chất vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi như cotton, lụa, lanh… Với trẻ nhỏ không nên đắp quá nhiều lớp chăn mền và quần áo vì trẻ có thân nhiệt cao hơn người lớn nên dễ đổ mô hôi.

– Tránh ngủ khi người ướt mồ hôi, nên thay quần áo và lau khô cơ thể, đặc biệt là với trẻ nhỏ để không bị cảm lạnh về đêm.

Đổ mồ hôi trộm có thể cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn, bởi vậy, bạn không nên chủ quan nếu gặp phải, hãy đi khám và thực hiện theo những lời khuyên nêu trên để sớm kiểm soát tình trạng này, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Mọi thắc mắc về chứng đổ mồ hôi trộm, vui lòng liên hệ đến số 0987.45.49.48 để được chuyên gia hỗ trợ trực tiếp.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://benhmohoinhieu.com/

https://www.healthline.com/health/night-sweats