Bệnh thoái hóa điểm vàng và 5 điều cần biết!

Bệnh thoái hóa điểm vàng và 5 điều cần biết!

 

Thoái hóa điểm vàng (Age-Related Macular Degeneration – AMD) được cảnh báo là nguyên nhân gây mù lòa nguy hiểm nhất ở người lớn tuổi. Việc nắm rõ các thông tin về bệnh để phát hiện và chữa trị ngay ở giai đoạn đầu chính là cách duy nhất để bảo vệ ánh sáng cho đôi mắt.

  1. Thế nào là thoái hóa điểm vàng?

Thoái hóa điểm vàng là bệnh xảy ra khi điểm vàng (phần trung tâm của võng mạc) bị tổn thương, mòn dần gây giảm chức năng phân tích chi tiết và độ sắc nét của hình ảnh.

Thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người trên 60 tuổi, tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ tuổi đã mắc căn bệnh này do tác động của nhiều yếu tố độc hại như bức xạ, hóa chất, chấn thương, thiếu dinh dưỡng…

  1. Các loại thoái hóa điểm vàng ở mắt

Thoái hóa điểm vàng được chia thành 2 loại là thể khô và thể ướt.

–        Thoái hóa điểm vàng thể khô: Đây là loại thường gặp ở 90% người bệnh, xảy ra do sự lắng đọng chất drusen làm tổn thương các mạch máu ở đáy mắt, khiến các tế bào sắc tố trong điểm vàng không nhận đủ dinh dưỡng và teo dần đi. Lúc này, người bệnh sẽ thấy có bóng đen ở giữa tầm nhìn và mất dần tầm nhìn trung tâm.

–        Thoái hóa điểm vàng thể ướt: Xảy ra khi có sự sản sinh thêm các mạch máu nhỏ ở đáy mắt và chúng nứt vỡ làm tràn máu trong võng mạc. Đây là loại ít gặp, chỉ chiếm 10% tổng số trường hợp mắc bệnh, tuy nhiên lại nguy hiểm hơn và rất dễ gây mù lòa vĩnh viễn.

  1. Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa điểm vàng ở mắt

Ở giai đoạn đầu, thoái hóa điểm vàng thường không có dấu hiệu bất thường nào nên rất khó phát hiện. Khi điểm vàng đã bị tổn hại đáng kể, người bệnh sẽ nhận thấy một số dấu hiệu sau đây:

–        Nhìn mờ, nhìn kém ở cả hai khoảng cách xa và gần, đặc biệt khi ánh sáng yếu.

–        Không đọc được chữ nhỏ trên sách báo, khó xem tivi hoặc lái xe.

–        Thấy trung tâm hình ảnh bị mờ hơn và tối dần đi, chỉ còn là vòng tròn đen.

–        Thấy màu sắc của các vật thể trở lên nhạt nhòa và kém tươi tắn.

–        Thấy đường thẳng trở thành đường cong hoặc gợn sóng.


3-1

Một số triệu chứng thoái hóa điểm vàng thường gặp

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng thoái hóa điểm vàng nào kể trên, hãy đi khám mắt càng sớm càng tốt, đồng thời gọi điện đến số: 0987.45.49.48 để được tư vấn giải pháp bảo vệ thị lực, tránh mù lòa.

  1. Đối tượng dễ mắc thoái hóa điểm vàng ở mắt

Nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng tăng nhanh từ 55 tuổi trở lên, đặc biệt là những trường hợp thuộc các nhóm đối tượng dưới đây:

–        Trong gia đình có người mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.

–        Là người da trắng.

–        Hút thuốc lá.

–        Mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu

–        Là phụ nữ.

–        Chế độ ăn nhiều mỡ động vật, thực phẩm chiên rán.

  1. Thoái hóa điểm vàng có chữa được không?

Hiện nay thoái hóa điểm vàng vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị sớm sẽ giúp người bệnh làm chậm lại tiến triển của bệnh và không bị tổn hại thị lực quá nặng. Tùy thuộc vào loại thoái hóa điểm vàng và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau.

Điều trị thoái hóa điểm vàng thể ướt

–        Thuốc tiêm chống tạo mạch máu mới: Một số loại thuốc như aflibercept (Eylea), ranibizumab (Lucentis), pegaptanib (Macugen), bevacizumab (Avastin) có khả năng ngăn chặn sự thành thành mạch máu mới và ngăn chúng nứt vỡ trong võng mạc. Do vậy, khi mắc thoái hóa điểm vàng thể ướt, người bệnh có thể được chỉ định tiêm những thuốc này vào mắt nhiều lần.

–        Liệu pháp chiếu laser: Khi các mạch máu mới nứt vỡ làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng, bác sĩ sẽ dùng năng lượng cao của tia laser để phá hủy các mạch máu bất thường này trong mắt.

–        Liệu pháp chiếu laser quang động: Bác sĩ sẽ dùng năng lượng laser để kích hoạt Visudyne – một loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng đã được tiêm vào cơ thể để tiêu diệt những mạch máu bị nứt vỡ trong võng mạc.

–        Thiết bị hỗ trợ thị lực kém: Bác sĩ sẽ dùng những thiết bị đặc biệt để tạo ra hình ảnh lớn hơn, từ đó giúp người bệnh thoái hóa điểm vàng có thể tận dụng được tối đa phần thị lực còn lại.

3-3

Tiêm thuốc chống tạo mạch là cách chữa thoái hóa điểm vàng thể ướt phổ biến nhất

Điều trị thoái hóa điểm vàng thể khô

Theo khuyến cáo từ Viện mắt quốc gia Hoa Kỳ, bổ sung chất chống oxy hóa như Zeaxanthin, Lutein, vitamin A, E, Kẽm… có thể làm giảm tới 1/4 nguy cơ mất thị lực do bệnh thoái hóa điểm vàng. Do vậy, nếu đang mắc thoái hóa điểm vàng thể khô, người bệnh cần bổ sung sớm những dưỡng chất này qua hình thức ăn nhiều rau quả có màu đỏ, cam, xanh đậm hoặc dùng những sản phẩm bổ mắt chứa đủ các dưỡng chất thiết yếu này.

Một sản phẩm tiêu biểu người bệnh có thể tìm hiểu sử dụng là Minh Nhãn Khang. Nhờ dùng sớm viên bổ mắt này mà hàng ngàn người thoái hóa điểm vàng ở nhiều mức độ đã từng bước cải thiện được tầm nhìn và tránh được nguy cơ mù lòa.

Lợi ích thực sự của Minh Nhãn Khang trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng cũng như các bệnh về mắt khác cũng đã được Thầy thuốc ưu tú BSCKII Bùi Minh Ngọc (Nguyên Trưởng khoa đáy mắt – Bệnh viện mắt Trung Ương) cùng nhiều chuyên gia nhãn khoa đầu ngành đánh giá cao. Bạn hãy xem ngay video sau để yên tâm sử dụng sớm viên bổ mắt này.

Minh Nhãn Khang có tốt cho bệnh thoái hóa điểm vàng không? Đánh giá từ chuyên gia

Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng qua lối sống

Nếu biết cách ăn uống, sinh hoạt đúng cách, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. Cụ thể, bạn cần áp dụng sớm những hướng dẫn dưới đây:

–        Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh tốt cho mắt như rau xanh, trái cây màu vàng cam, cá biển sâu, ngũ cốc nguyên hạt.

–        Hạn chế dầu mỡ động vật.

–        Bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc.

–        Duy trì huyết áp và cholesterol máu ở mức bình thường.

–        Không thức khuya.

–        Không nhìn trực tiếp ánh nắng hoặc thiết bị điện tử, nên đeo kính chống được tia bức xạ.

–        Khám định kỳ tại chuyên khoa mắt để phát hiện thoái hóa điểm vàng sớm.

Thoái hóa điểm vàng mặc dù có tỷ lệ gây mù cao và nhanh chóng, tuy nhiên thay vì lo lắng, nếu người bệnh dành thời gian để tập trung điều trị đúng phác đồ, đồng thời bổ sung đủ dưỡng chất thì vẫn có thể gìn giữ được thị lực tốt, đủ để đảm bảo cuộc sống bình thường.

Dược sĩ Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/age-related-macular-degeneration

https://www.webmd.com/eye-health/macular-degeneration/age-related-macular-degeneration-overview