Các vấn đề hiện tại của phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ trên nền nhiễm virus Corona mới (COVID-19). Nghị quyết của Hội Đồng Chuyên gia

Các vấn đề hiện tại của phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ trên nền nhiễm virus Corona mới (COVID-19). Nghị quyết của Hội Đồng Chuyên gia

G.E. Ivanova1,2, E.V. Melnikova3,4, O.S. Levin5, S.E. Khatkova6
D.R. Khasanova7, S.N. Yanishevsky8,V.D. Daminov9, E.E. Vasenina5, M.V. Gurkina6
Đại Học Y khoa Nghiên cứu Quốc gia Nga Pirogov, thuộc Bộ Y Tế Liên Bang Nga, Moscow, Nga 1
Trung tâm Liên bang về Não và Kỹ Thuật Thần kinh thuộc Cơ quan Y tế và Sinh học Liên bang, Moscow, Nga 2
Viện Y tế và Xã hội tư nhân St.Petersburg, St.Petersburg, Nga 3
Đại học Y khoa công lập Pavlov St.Petersburg thuộc Bộ Y tế Liên bang Nga, St.Petersburg, Nga 4
Học viện Y tế Nga về Giáo dục Chuyên nghiệp Liên tục thuộc Bộ Y tế Liên bang Nga, Moscow, Nga 5
Trung tâm Điều trị và PHCN Nghiên cứu Y học Quốc gia thuộc Bộ Y tế Liên bang Nga, Moscow, Nga 6
Đại Học Y Khoa công lập Fte Kazan thuộc Bộ Y tế Liên bang Nga, Kazan, Nga 7
Trung tâm Nghiên cứu Y tế Quốc gia Almazov thuộc Bộ Y tế Liên bang Nga, St.Petersburg, Nga 8
Trung tâm Phẫu thuật và Y tế Quốc gia Pirogov tại Bộ Y tế Liên bang Nga, Moscow, Nga 9

Tóm tắt
Đại dịch nhiễm coronavirus mới do SARS-CoV-2 gây ra đã buộc chúng ta phải xem xét lại các phương pháp phục hồi chức năng cho những bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu, bao gồm cả thần kinh. Hội đồng Chuyên gia các nhà thần kinh học và các nhà trị liệu phục hồi chức năng đã họp lại để phát triển các phương pháp tiếp cận thống nhất trong điều trị và quản lý bệnh nhân đột quỵ dựa trên các kinh nghiệm thực tế trong bối cảnh thông tin khoa học về COVID-19 tại thời điểm diễn ra cuộc họp. Đột quỵ là một bệnh lý nghiêm trọng dẫn đến tàn tật, cần nỗ lực phục hồi chức năng tối đa ở tất cả các giai đoạn chăm sóc y tế. Những bệnh nhân mắc COVID-19 và đột quỵ đòi hỏi những cách tiếp cận mới để phục hồi chức năng, điều trị và quản lý bệnh nhân. Trong cuộc họp của “Hội đồng chuyên gia về phục hồi chức năng cho bệnh nhân có bệnh lý thần kinh và di chứng của COVID-19 diễn ra ở MOSCOW ngày 2 tháng 7 năm 2020,” các chuyên gia đã xây dựng một nghị quyết, trong đó đưa ra các chiến thuật phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị đột quỵ và COVID-19 ở giai đoạn đầu tiên và giai đoạn thứ hai. Các tranh luận về tầm quan trọng và tính thực tế của hoạt động phục hồi ở giai đoạn ba đã được đưa ra, và vẫn cần phải tiếp tục tham vấn về chủ đề này.
Từ khóa: Đột quỵ não cấp, phục hồi chức năng, COVID-19.

Cơ sở cho Hội đồng chuyên gia
Đối mặt với đại dịch nhiễm coronavirus, những bệnh nhân đột quỵ não cấp và nhiễm COVID-19 cần được chăm sóc y tế chuyên khoa đầy đủ theo các tiêu chuẩn và quy trình được quy định bởi Lệnh số 928n của Bộ Y tế Nga (2012) [1], điều chỉnh cho phù hợp dựa trên mức độ nghiêm trọng của nhiễm virus và xem xét tương tác thuốc với các thuốc kháng virus được sử dụng. Quan sát tất cả các nguyên tắc của quy trình chăm sóc y tế chuyên biệt cho bệnh nhân có đột quỵ (phân luồng, chẩn đoán, điều trị bệnh cơ bản và chuyên biệt, bao gồm phẫu thuật, phục hồi chức năng và dự phòng thứ phát) là bắt buộc theo điều kiện của bệnh viện nơi bệnh nhân được nhận điều trị nội trú [1]. Đồng thời cũng bộc lộ những khó khăn sau đây trong việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ trong thời kỳ đại dịch: 1) bệnh nhân không được giúp đỡ kịp thời do sợ lây nhiễm hoặc ở một mình không có người thân chăm sóc; 2) chăm sóc cấp cứu, nhân viên y tế và chẩn đoán được định hướng để tập trung vào bệnh nhân nhiễm COVID-19, điều này có thể làm giảm hiệu quả chăm sóc cho các bệnh nhân khác; 3) ưu tiên sử dụng các thiết bị CT để chẩn đoán viêm phổi; 4) việc tăng các hoạt động kiểm tra đã ảnh hưởng đến việc kéo dài thời gian ra quyết định trong “cửa sổ điều trị” và khả năng thực hiện liệu pháp tái tưới máu; 5) không thể phục hồi chức năng theo giai đoạn, vì các trung tâm phục hồi chức năng đã được chuyển đổi thành các bệnh viện COVID
Đại dịch nhiễm coronavirus mới do SARS-CoV-2 gây ra đã buộc phải xem xét lại các phương pháp tiếp cận phục hồi chức năng cho bệnh nhân và xây dựng các điều kiện mới khi chăm sóc phục hồi chức năng. Thứ nhất, sự lây nhiễm coronavirus mới nhấn mạnh nhu cầu phục hồi y tế cho những bệnh nhân đột quỵ bị nhiễm và không nhiễm COVID một cách cấp bách hơn bao giờ hết. Thứ hai, dịch SARS-CoV-2 đòi hỏi phải sửa đổi các phương pháp tiếp cận để phục hồi chức năng cho những bệnh nhân mắc các bệnh phổ biến nhất mà thông thường cần hỗ trợ phục hồi tích cực, đặc biệt khi họ bị nhiễm thêm COVID-19. Do đó, cần phải phát triển các hướng dẫn lâm sàng đặc biệt để hỗ trợ phục hồi chức năng cho những bệnh nhân bị nhiễm thêm coronavirus, và cần xem xét các đặc trưng của giai đoạn đại dịch. Kinh nghiệm tích lũy phục hồi chức năng cho bệnh nhân COVID-19 đã chỉ ra các vấn đề chính trong phục hồi chức năng, cụ thể là các rối loạn về cấu trúc và chức năng dẫn đến hạn chế trong khả năng tự chăm sóc, khả năng vận động, cuộc sống hàng ngày, giao tiếp, các mối quan hệ cá nhân, các hoạt động nghề nghiệp và nhu cầu cần được chăm sóc. Giới phục hồi chức năng chuyên nghiệp ở các quốc gia khác nhau đưa ra các khuyến nghị chung về phục hồi chức năng y tế trong đại dịch ở cả ba giai đoạn, bao gồm phân luồng bệnh nhân đảm bảo an toàn không lây nhiễm cho nhân viên y tế và bệnh nhân. Cần chú ý đến các thành phần cần thiết của một chương trình phục hồi chức năng cá nhân cho bệnh nhân có COVID-19 ở tất cả các giai đoạn phục hồi chức năng, bao gồm khám bệnh, điều chỉnh tình trạng thiếu dinh dưỡng, phục hồi chức năng hô hấp, khả năng chịu được cái bài tập luyện, sức mạnh cơ bắp, khả năng tự kiểm soát và rèn luyện trong các điều kiện vận động mới, phục hồi các rối loạn tâm lý – tình cảm và các chức năng nhận thức, cũng như tính độc lập trong cuộc sống hàng ngày. Phục hồi chức năng y tế trong đợt dịch COVID-19 theo một cách nào đó nên bao gồm tất cả các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng và giúp tối ưu hóa các chức năng sống, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Sự cần thiết phải có Hội đồng Chuyên gia này là do các vấn đề nảy sinh trong bối cảnh đại dịch lây nhiễm coronavirus mới, tác động của nó lên hệ thần kinh và các điểm đặc trưng của quá trình nhiễm bệnh và các biến chứng. Tầm quan trọng của các thách thức trong đột quỵ liên quan đến COVID-19 và nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm về quản lý và phục hồi chức năng của những bệnh nhân này ở tất cả các giai đoạn đóng vai trò là cơ sở để Hội đồng làm việc và đưa ra các khuyến nghị cho việc điều trị và quản lý bệnh nhân.
Các đặc trưng của đột quỵ liên quan đến COVID-19
Đột quỵ là một trong những bệnh lý thần kinh nghiêm trọng nhất đe dọa tính mạng và làm tăng các biểu hiện khuyết tật của bệnh nhân do COVID-19 [2]. Các nghiên cứu cho thấy rằng một trong ba bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng thần kinh. Tuy nhiên, cứ 5 người tử vong thì có một người bị tổn thương não do thiếu oxy [3]. Đột quỵ não là một trong những tổn thương não nghiêm trọng nhất liên quan đến COVID-19 [4]. Vào thời điểm công bố nghị quyết, người ta đã chứng minh được rằng COVID-19 có mối tương quan độc lập đáng kể với đột quỵ nhồi máu não cấp và những bệnh nhân có COVID-19 nên được theo dõi chặt chẽ hơn nhằm phát hiện sự khởi phát đột quỵ [5].
Biểu hiện lâm sàng của đột quỵ liên quan đến COVID-19 có các điểm đặc trưng sau:
– Bệnh nhân trẻ tuổi hơn: số bệnh nhân 30 – 50 tuổi bị đột quỵ cao gấp 7 lần [6];
– Khởi phát đột quỵ có thể xảy ra đồng thời với sự phát triển của nhiễm coronavirus không triệu chứng [7];
– Bệnh nhân bị đột quỵ do COVID-19 thường gặp đột quỵ vô căn (65,6% so với 30,4% không có coronavirus) và 34,4% bị đột quỵ do tắc mạch [8];
– Đột quỵ phát triển do nhiễm coronavirus thường liên quan đến tắc các mạch máu lớn do tình trạng huyết khối, có diễn biến nặng hơn (NIHSS> 19) và có tiên lượng xấu [6];
– Tỷ lệ tử vong trong đột quỵ khi có nhiễm coronavirus cao hơn đáng kể tỷ lệ tử vong trong đột quỵ không có COVID-19 [9];
– Tình trạng viêm nhiễm toàn thân khi mắc COVID-19 gây ra phù não và các tổn thương lớn, cũng như thường xảy ra chuyển dạng xuất huyết;
– Cả đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ chảy máu do COVID-19 được đặc trưng bởi tính đa ổ có liên quan đến một số tuần hoàn động mạch [10];
– Ở bệnh nhân mắc COVID-19, người ta quan sát thấy các chỉ số viêm (interleukin-6, lactate dehydrogenase, D-dimer, v.v.) tăng lên đáng kể [10];
– Mối tương quan của đột quỵ và COVID-19 có thể do một số lý do: phát triển tình trạng tăng đông máu, thiếu oxy, bão cytokine, viêm mạch máu và các rối loạn tự miễn dịch khác [11];
– Bên cạnh diễn biến nặng trong giai đoạn cấp tính của đột quỵ liên quan đến COVID-19, còn có nguy cơ phát triển các biến chứng muộn trong giai đoạn sau, những thay đổi thoái hóa thứ phát trong hệ thần kinh trung ương, điều này có thể gây ra suy giảm nhận thức [12]
Khó có thể xác định hoặc loại trừ khả năng nhiễm COVID-19 ở bệnh nhân đột quỵ cấp tính bằng các xét nghiệm trong giai đoạn đánh giá và quyết định ban đầu. Do đó, cần phải đánh giá bệnh nhân đột quỵ có nhiễm COVID-19 hay không với giả định là người đó đã bị nhiễm COVID-19 [13]. Rủi ro chung bao gồm: thời gian xuất hiện biểu hiện lâm sàng COVID-19 có thể kéo dài hơn thời gian ủ bệnh một cách đáng kể, và do đó thời gian quan sát phải kéo dài hơn 14 ngày. Hơn nữa, nhiễm COVID-19 có thể xảy ra trong bệnh viện với những bệnh nhân bị tổn thương nặng. Đột quỵ nghiêm trọng có thể che dấu các triệu chứng ban đầu của COVID-19, mà sau này mới được phát hiện. Có thể có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính giả.

Nguy cơ nhiễm SAR-CoV-2 của nhân viên y tế
Trong đại dịch, tất cả nhân viên y tế tham gia đánh giá và điều trị bệnh nhân đột quỵ cấp đều có nguy cơ nhiễm COVID-19. Nguy cơ lây nhiễm có thể do những bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định dương tính với COVID-19, cũng như từ những người mang mầm bệnh không có triệu chứng hoặc chưa có triệu chứng, hoặc khi có suy giảm thần kinh là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Nguy cơ lây truyền COVID-19 trong điều trị và quản lý bệnh nhân đột quỵ cấp tính là chưa rõ. Do việc xác nhận tình trạng dương tính với virus bằng cách xét nghiệm mẫu từ đường hô hấp trên sử dụng xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (rt-PCR) đòi hỏi một khoảng thời gian, và đôi khi phải làm lại xét nghiệm, đội ngũ đột quỵ sẽ không có thông tin về tình trạng lây nhiễm tại thời điểm đưa ra quyết định. Các thành viên trong nhóm đột quỵ nên sử dụng các nguyên tắc cơ bản để ngăn ngừa lây truyền bệnh, bao gồm giữ khoảng cách và sử dụng kết hợp các thiết bị bảo hộ: khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ, kính hoặc tấm che mặt và rửa tay [1,13]. Nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo toàn nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân đột quỵ [1].
Trong Hội đồng Chuyên gia, các thành viên đã chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc quản lý bệnh nhân bị đột quỵ và nhiễm coronavirus. Dựa trên kinh nghiệm thu được khi làm việc tại các bệnh viện COVID dã chiến và tiến hành phục hồi chức năng giai đoạn đầu tiên và giai đoạn thứ hai, Hội đồng Chuyên gia đã xây dựng các nguyên tắc phục hồi chức năng cần thiết và phù hợp trong đại dịch.

Điều trị và quản lý bệnh nhân đột quỵ bị COVID-19 ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi chức năng
Hội đồng đã thảo luận sự cần thiết phải đưa ra một chiến thuật thống nhất để quản lý bệnh nhân bị đột quỵ và COVID-19 ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phục hồi chức năng:
– Tất cả các bệnh nhân nhập viện cấp cứu nên được coi là có thể đã bị nhiễm COVID-19, cho đến khi có kết quả loại trừ được khả năng nhiễm coronavirus, [13];
– Để giảm khả năng lây nhiễm chéo ở bệnh nhân nằm viện, cần tuân thủ các nguyên tắc phân luồng riêng biệt;
– Lĩnh vực ưu tiên của bệnh viện trong điều kiện đại dịch COVID-19 là triển khai tổng hợp tất cả các chăm sóc y tế có thể có cho bệnh nhân đột quỵ, tuân theo các hành động bảo vệ chống dịch cần thiết;
– Đối với các nhóm bệnh nhân khác nhau (âm tính, có thể nhiễm và đã nhiễm COVID), cần phải chụp cắt lớp vi tính riêng biệt-CT (cả não và ngực);
– Cần tách biệt các phòng mổ X-quang và các thiết bị điều trị khác giữa các nhóm bệnh nhân âm tính, có thể nhiễm và đã nhiễm COVID để bảo vệ nhân viên;
– Cần phân chia các phòng điều trị bệnh nhân đột quỵ không nhiễm, có thể nhiễm và đã nhiễm;
– Cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho bệnh nhân đột quỵ thuộc tất cả các loại phải đầy đủ, bao gồm cả việc phục hồi chức năng với sự bảo vệ thích hợp cho nhân viên;
– Cần tối thiểu hóa sự tiếp xúc của nhân viên y tế với bệnh nhân: tối ưu hóa việc sử dụng các xét nghiệm có tiếp xúc cơ thể trực tiếp giữa nhân viên và bệnh nhân; tăng tỷ lệ sử dụng các bài kiểm tra “làm theo mệnh lệnh”;
– Các hoạt động phục hồi chức năng trong giai đoạn cấp cho bệnh nhân đột quỵ bị nhiễm COVID-19 được khuyến nghị giới hạn trong khu vực của bệnh nhân, và việc thảo luận của nhóm phục hồi chức năng đa chuyên ngành (MDRK) về bệnh nhân nên được thực hiện “khu vực sạch”, tránh tiếp xúc với bệnh nhân;
– Hiệu quả của các xét nghiệm bổ sung để đánh giá đặc điểm đông máu (đo đàn hồi cục máu đồ-TEG và nồng độ D-dimers trong huyết thanh) được thể hiện trong nhiễm trùng huyết và rối loạn chức năng gan, có thể được coi là bắt buộc đối với bệnh nhân có COVID-19 và các bệnh khác. Cần phải đánh giá chi tiết đặc điểm đông máu để xác định tỷ lệ rủi ro / lợi ích cho bất kỳ can thiệp nào;
– Sử dụng các kỹ thuật telemedicine để ly giải huyết khối tĩnh mạch được chỉ định để giảm thiểu sự lây nhiễm cho nhân viên;
– Kỹ thuật tái tưới máu hàng đầu nên được cân nhắc là liệu pháp tiêu huyết khối tĩnh mạch không chọn lọc với alteplase, thu nhận các bệnh nhân tiêu chuẩn và tính toán liều lượng với việc đánh giá chi tiết đặc điểm đông máu để cân nhắc tỷ lệ rủi ro / lợi ích;
– Do suy giảm chức năng thận có thể xảy ra ở bệnh nhân có COVID-19 cùng với nguy cơ bệnh thận, do đó chụp mạch máu và các xét nghiệm khác có chất cản quang phải dựa trên đánh giá các yếu tố nguy cơ;
– Có thể lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học khi có chỉ định;
– Nếu có suy hô hấp nặng cần ALV (Adaptive Lung Ventilation) hoặc mất bù huyết động, nên hoãn quyết định can thiệp lấy huyết khối cho đến khi tình trạng ổn định;
– Điều quan trọng là phải xem xét khả năng bệnh nhân không thể phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu đầy đủ trong vài ngày đầu tiên của đột quỵ do đột quỵ quá nặng, hay do sự phức tạp trong công việc của Nhóm Phục hồi chức năng đa chuyên ngành (MDRT) trong “vùng đỏ”, tạo điều kiện cho việc kê đơn sớm các thuốc chuyển hóa thần kinh [14], có tác động bảo vệ thần kinh, sinh thần kinh và tăng tính mềm dẻo thần kinh, để phục hồi mô thần kinh sớm nhất có thể và mở ra tiềm năng phục hồi cho bệnh nhân.

Điều trị và quản lý bệnh nhân bị đột quỵ do COVID-19 ở giai đoạn thứ hai của quá trình phục hồi chức năng
Phân tích giai đoạn thứ hai của quá trình phục hồi y tế cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 cho thấy các vấn đề có thể phức tạp hóa việc sắp xếp công việc ở giai đoạn này:
– Tiến triển thiếu oxy não nghiêm trọng thường xuyên dẫn đến tổn thương não cấp tính;
– Suy giảm chức năng tim và thận dẫn đến hội chứng mạch vành cấp và suy thận;
– Khả năng chịu đựng các bài tập cực kỳ thấp;
– Xuất hiện các rối loạn trầm cảm – lo âu và rối loạn hành vi ở bệnh nhân;
– Cần điều trị bằng thuốc đầy đủ cho bệnh chính và COVID-19;
– Nguy cơ lây nhiễm của nhân viên trong vùng “đỏ” và “xanh”;
– Khó khăn khi tiếp xúc giữa bác sĩ và bệnh nhân (trong trang bị bảo hộ cá nhân).
Việc nghiên cứu các điểm đặc trưng của các bệnh lý xảy ra đồng thời, đột quỵ và COVID-19 là điều kiện để phát triển một chiến thuật thống nhất cho giai đoạn thứ hai của quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ và COVID-19:
– Không có chống chỉ định phục hồi chức năng;
– Tuân thủ quy tắc “bắt đầu sớm” của việc phục hồi chức năng y tế;
– Cá nhân hóa các phương pháp tiếp cận tùy thuộc vào bệnh đi kèm của bệnh nhân;
– Cần tách biệt các nguồn lực sẵn có của giai đoạn hai cho bệnh nhân nhiễm và không nhiễm;
– Gia tăng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong vùng “đỏ” (giường tập đứng, giường nghiêng “Erigo”, xe đạp tập thể dục v.v.);
– Theo dõi mức độ bão hòa oxy, nhịp tim, huyết áp, điện tâm đồ trong quá trình phục hồi chức năng;
– Sử dụng tối đa các kỹ thuật phục hồi chức năng từ xa với mức tăng gấp 8 – 10 lần;
– Điều trị bằng thuốc với các thuốc bảo vệ tế bào và chuyển hóa thần kinh (Cerebrolysin, v.v.), xem xét cơ chế tổn thương não đa hình thái trong COVID-19: nhồi máu não sâu và kéo dài với cơ chế kép phát triển do rối loạn tuần hoàn và thay đổi chức năng vận chuyển oxy, cũng như tăng đông máu, bão cytokine và sự kích hoạt các quá trình viêm thần kinh. Hơn nữa, các chuyên gia lưu ý rằng cần phải tính đến hậu quả của thời gian dài ở phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) (hơn 3 tuần) và sự phát triển của Hội chứng sau chăm sóc đặc biệt. Hội chứng ICU ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng nhận thức, gây rối loạn cảm xúc và thần kinh và sự kết hợp của nó với đột quỵ và quá trình thoái hóa kéo dài dẫn đến thực tế là, theo H. Stam, Chủ tịch Viện Hàn Lâm Y học Phục hồi chức năng Châu Âu, 2 trong số 3 bệnh nhân có suy giảm nhận thức, hơn 35% bị rối loạn cảm xúc, 1/3 số bệnh nhân không trở lại làm việc được và 25% cần chăm sóc sau 1 năm [15].
Cerebrolysin có thể là một trong những loại thuốc được lựa chọn trong trị liệu dùng thuốc ở tất cả các giai đoạn phục hồi chức năng, với tác dụng đã được chứng minh như để đối phó các cơn bão cytokine và viêm thần kinh trong các nghiên cứu thực nghiệm [16], điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cấp tính và ở giai đoạn đầu tiên và thứ hai của quá trình phục hồi chức năng. Hơn nữa Cerebrolysin là một phức hợp các neuropeptide và các axit amin được chuẩn hóa; vì vậy nó là loại thuốc peptide duy nhất được chứng minh có cơ chế dưỡng thần kinh, cung cấp khả năng tái tạo thần kinh và tăng tính mềm dẻo thần kinh [17], có tầm quan trọng rất lớn đối với giai đoạn phục hồi khi chuyển sang giai đoạn thứ ba của quá trình phục hồi chức năng, giai đoạn Cerebrolysin có dữ liệu lâm sàng thuyết phục về tác động tích cực của nó đến chức năng vận động, nhận thức và tinh thần theo Phân loại quốc tế về Hoạt động chức năng (ICF).
Cuối cùng, các chuyên gia đã đạt được nền tảng chung rằng phục hồi chức năng y tế trong giai đoạn tối cấp và cấp tính của đột quỵ do COVID-19 ở giai đoạn đầu tiên và thứ hai của quá trình phục hồi chức năng là cần thiết, bất chấp mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và tại giai đoạn cấp tính của quá trình nhiễm virus. Phạm vi hoạt động nên được giới hạn. Có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu chủ động-thụ động, bài tập thở, “nằm sấp”, tư vấn từ xa của bác sĩ tâm lý thần kinh, bác sĩ tâm lý y tế và bác sĩ trị liệu ngôn ngữ. Nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu tiên và thứ hai của quá trình phục hồi chức năng là duy trì các chức năng sống và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh chính. Trên cơ sở này, trọng tâm chính của phục hồi là chuyển sang giai đoạn thứ ba, khi đó cần tiến hành phục hồi toàn diện để bảo tồn và cải thiện các chức năng vận động, nhận thức và tâm lý-tình cảm của bệnh nhân COVID-19 có biểu hiện thương tổn thần kinh.
Cần lưu ý một vấn đề mới là sự phục hồi của những bệnh nhân có biểu hiện thần kinh do nhiễm coronavirus, kể cả những bệnh nhân bị đột quỵ. Lần đầu tiên phải đối mặt với vấn đề này, cộng đồng y tế vẫn chưa có thời gian để phát triển các phương pháp và tiêu chuẩn chăm sóc cụ thể có thể phục hồi một cách hiệu quả và an toàn các chức năng bị suy giảm ở bệnh nhân COVID-19 ở từng giai đoạn.
Rõ ràng rằng hệ thống phục hồi chức năng y tế phải toàn diện và bao gồm cả phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Tính đến các đặc điểm dịch tễ của quá trình bệnh và việc thiếu các nguồn lực để thực hiện phục hồi chức năng do bởi việc lập lại hồ sơ ở các trung tâm phục hồi chức năng cũng như vì cần phải chia nhóm Phục hồi chức năng đa chuyên ngành (MDRT) vào các vùng “đỏ” và “xanh”, nên bắt đầu giai đoạn ba của quá trình phục hồi chức năng ngay sau khi xuất viện, sau khi kết thúc giai đoạn hai. Hơn nữa, trong tình huống này, phương thức thực hiện từ xa nên được ưu tiên hơn.
Cần lưu ý rằng cần có một cách tiếp cận đầy đủ, toàn diện để phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ và COVID-19 ở giai đoạn thứ ba của quá trình phục hồi chức năng và ICF phải là cơ sở phương pháp luận của nó.
Các thành viên của Hội đồng Chuyên gia cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu việc phát triển một cách tiếp cận thống nhất đối với các hoạt động phục hồi chức năng ở giai đoạn thứ ba.
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ và COVID-19 nên bao gồm tất cả các hoạt động chăm sóc theo quy định hiện hành của Bộ Y tế Nga. Các chuyên gia về phục hồi chức năng y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức chăm sóc bệnh nhân và phục hồi thêm sau khi bệnh có liên quan đến COVID-19. Việc hỗ trợ nên tập trung tối ưu hóa các chức năng sống và tạo điều kiện cho bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng. Điều này được tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện khái niệm hiện đại về phục hồi chức năng, phản ánh mô hình chăm sóc y tế sinh học tâm lý xã hội dựa trên ICF, bao gồm các phương pháp tiếp cận đa ngành và cá nhân hóa, đồng thời tập trung vào các mục tiêu cụ thể của phục hồi chức năng ở tất cả các giai đoạn.

Tài liệu trích dẫn
Ivanova GE, Melnikova EV, Levin OS, Khatkova SE, Khasanova DR, Yanishevskiy SN, Daminov VD, Vasenina EE, Gurkina MV. Current issues in the rehabilitation of stroke patients against the background of a new coronavirus infection (COVID-19). Resolution of the Council of Experts. S.S. Korsakov Journal of Neurology and Psychiatry = Zhurnal nevrologii i psikhiatrii imeni S.S. Korsakova. 2020;120(8):81-87. (In Russ). https://doi.org/10.17116/jnevro202012008281.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Мартынов М.Ю., Шамалов Н.А., Хасанова Д.Р., Вознюк И.А., Ала- шеев А.М., Харитонова Т.В. Ведение пациентов с острыми нарушениями мозгового кровообращения в контексте пандемии COVID-19. Временные методические рекомендации, Версия 1, 06.04.2020. Martynov MYu, Shamalov NA, Khasanova DR, Voznyuk IA, Alasheev AM, Kharitonova TV. Management of patients with acute cerebrovascular accidents in the context of the COVID-19 pandemic. Temporary guidelines, Version 1, 04/06/2020. (In Russ.). https://www.evidence-eurology.ru/1586717247.pdf
2. Mao L, Jin H, Wang M, Hu Y, Chen S, He Q, Chang J, Hong C, Zhou Y, Wang D, Miao X, Li Y, Hu B, Neurologic Manifestations of Hospitalized Patients With Coronavirus Disease 2019 in Wuhan, China. JAMA Neurology. online 10 apr 2020. https://doi.org/10.1001/jamaneurol.2020.1127.
3. Chen T, Wu D, Chen H, Yan W, Yang D, Chen G, Ma K, Xu D, Yu H, Wang H, Wang T, Guo W, Chen J, Ding C, Zhang X, Huang J, Han M, Li S, Luo X, Zhao J, Ning Q. Clinical characteristics of 113 deceased patients with coronavirus disease 2019: retrospective study. March 31, 2020. BMJ. 2020;368:m1091. https://doi.org/10.1136/bmj.m1091.
4. Zhou F, Yu T, Du R, Fan G, Liu Y, Liu Z, Xiang J, Wang Y, Song B, Gu X, Guan L, Wei Y, Li H, Wu X, Xu J, Tu S, Zhang Y, Chen H, Caol B. Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in Wuhan, China: a retrospective cohort study. Lancet. 2020;395:1054-1062. https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30566-3.
5. Belani P, Schefflein J, Kihira S, Rigney B, Delman BN, Mahmoudi K, Moc- co J, Majidi S, Yeckley J, Aggarwal A, Lefton D, Doshi AH. COVID-19 Is an Independent Risk Factor for Acute Ischemic Stroke. American Journal of Neuroradiology. 2020 August;41(8):1361-1364. https://doi.org/10.3174/ajnr.A6650.
6. Oxley TJ, Mocco J, Majidi S, Kellner CP, Shoirah H, Singh IP, Leacy RAD, Shigematsu T, Ladner TR, Yaeger KA, Skliut M, Weinberger J, Dangayach NS, Bederson JB, Tuhrim S, Fifi JT. Large-Vessel Stroke as a Presenting Feature of Covid-19 in the Young. April 28, 2020. N Engl J Med. 2020;382:e60. https://doi.org/0.1056/NEJMc2009787.
7. Madjid M, Casscells SW. Of birds and men: cardiologists’ role in influenza pandemics. Lancet. 2004;364(9442):1309. https://doi.org/10.1016/S0140-6736 (0 4)17176-6
8. Yaghi S, Ishida K, Torres J, Grory BM, Raz E, Humbert K, Henninger N, Trivedi T, Lillemoe K, Alam S, Sanger M, Kim S, Scher E, Dehkharghani S, Wachs M, Tanweer O, Volpicelli F, Bosworth B, Lord A, Frontera J. SARS2- CoV-2 and Stroke in a New York Healthcare System. Stroke. 2020 May. https://doi.org/10.1161/STROKEAHA.120.030335
9. Merkler AE, Neal S. Parikh NS, Mir S, Gupta A, Kamel H, Lin E, Lantos J, Schenck EJ, Goyal P, Samuel S. Bruce SS, Kahan J, Lansdale KN, Le- Moss NM, Murthy SB, Stieg PE, Fink ME, Iadecola C, Segal AZ, Cu- sick M, Campion TR, Diaz I, Zhang C, Navi BB. Risk of Ischemic Stroke in Patients With Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) vs Patients With Influenza. AMA Neurol. Published online July 2, 2020. https://doi.org/10.1001/jamaneurol.2020.2730
10. Morassi M, Bagatto D, Cobelli M, DAgostini S, Gigli GL, Bna C, Vogrig A. Stroke in patients with SARS-CoV-2 infection: case series. Journal of Neurology. 2020;267:2185-2192. https://doi.org/10.1007/s00415-020-09885-2
11. Gabriel y Galan JMT. Stroke as a complication and prognostic factor of COVID-19. Neurologia (English Edition). 2020 Jun;35(5):318-322. Published online 2020 May 29. https://doi.org/10.1016/j.nrleng.2020.04.013
12. Desforges M, Favreau DJ, Brison E, Desjardins J, Meessen-Pinard M, Ja- comy H, Talbot PJ. Human Coronaviruses: Respiratory Pathogens Revisited as Infectious Neuroinvasive, Neurotropic, and Neurovirulent Agents. Neuroviral Infections RNA Viruses and Retroviruses. CRC Press, 2013;526.
13. Qureshi AI, Abd-Allah F, Al-Senani F, Aytac E, Borhani-Haghighi A, Cic- cone A, Gomez CR, Gurkas E, Hsu CY, Jani V, Jiao L, Kobayashi A, Lee J, Liaqat J, Mazighi M, Parthasarathy R, Miran MS, Steiner T, Toyoda K, Ri- bo M, Gongora-Rivera F, Oliveira-Filho J, Uzun G, and Wang Y. Management of acute ischemic stroke in patients with COVID-19 infection: Insights from an international panel. Am J Emerg Med. 2020 Jul;38(7):1548.e5-1548. e7. Published online 2020 May 11. https://doi.org/10.1016/j.ajem.2020.05.018
14. Демченко Е.А., Красникова В.В., Янишевский С.Н. Практические рекомендации по физической реабилитации больных с тяжелым течением COVID-19 в отделениях реанимации и интенсивной терапии. Артериальная гипертония. 2020;26(3):327-342. Demchenko EA, Krasnikova VV, Yanishevskiy SN. Practical recommendations for physical rehabilitation in patients with severe COVID-19 in intensive care units.Arterialnaya gipertoniya. 2020;26(3):327-342. (In Russ.). https://doi.org/10.18705/1607-419X-2020-26-3-327-342
15. Stam H, Stucki G, Bickenbach J. Covid-19 and Post-intensive Care Syn- drome.European Academy of Rehabilitation Medicine. Journal of Rehabilitation Medicine. 2020;52;4:jrm00044. https://doi.org/10.2340/16501977-2677
16. Alvarez XA, Lombardi VR, Fernandez-Novoa L, Garcia M, Sampedro C, Cagiao A, Cacabelos R, Windisch M. Cerebrolysin reduces microglial activation in vivo and in vitro: a potential mechanism of neuro-protection. J Neuronal Trasnsm. 2000;59:281-292. https://doi.org/10.1007/978-3-7091-6781-6_30
17. Zhang L, Chopp M, Meier DH, Winter S, Wang L, Szalad A, Lu M, Wei M, Cui Y, Zhang ZG. Hedgehog Signaling Pathway Mediates Cerebrolysin-Im- proved Neurological Function After Stroke. Stroke. 2013;44:00-00. https://doi.org/10.1161/STROKEAHA. 111.000831