Ứng dụng kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ kết hợp với tập luyện nhận thức trong điều trị sa sút trí tuệ

Tống Mai Trang 1, Trần Công Thắng2
1 Khoa Thần kinh – Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
2 Bộ môn Nội Thần kinh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 

Tóm tắt
Kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ là phương pháp kích thích vỏ não qua một cuộn cảm phát sinh từ trường đặt trên da đầu. Tế bào thần kinh bên dưới vị trí kích thích sẽ thay đổi dưới tác động của cuộn cảm từ trường bên trên và dẫn đến các phản ứng: sinh hóa, hoạt động điện của tế bào thần kinh liên quan tính thích nghi, độ mềm dẻo của khớp nối thần kinh, tăng dẫn truyền qua synapse, sự thay đổi giúp tăng chức năng của tế bào thần kinh và có vai trò trong quá trình phục hồi tế bào thần kinh [4], [5]. Những vị trí có thể kích thích: vùng trước trán sau bên (DLPFC), Broca, Wernicke, vỏ não thùy đính.
Tập luyện nhận thức (cognitive training) là một phương pháp điều trị không dùng thuốc chỉ định trong SSTT giai đoạn nhẹ – trung bình có thể tập theo hình thức một kèm một hoặc tập trên máy tính[2], [9]. Tập luyện nhận thức giúp điều chỉnh tính dễ kích thích của tế bào thần kinh, thúc đẩy dẫn truyền qua các khớp nối thần kinh, tăng khả năng học tập [8].
Sự kết hợp tập luyện chức năng nhận thức cùng lúc với kích thích từ trường xuyên sọ tại 6 vị trí: vùng trước trán sau bên trái, phải, vùng vỏ não kết hợp phía sau thùy đính, Broca và Wernicke cùng các bài tập được thiết kế khi kích thích riêng từng vùng như vùng trước trán (5 bài tập): gọi tên đồ vật, hành động, nhớ từ, trí nhớ màu sắc, vị trí; 3 bài tập về khả năng tập trung chú ý không gian cho vùng thùy đính: xác định chữ, hình dạng, vị trí; 4 bài tập cho vùng ngôn ngữ liên quan ngữ pháp, nghĩa của từ, cách dùng từ càng giúp điều chỉnh sự cân bằng nội môi, sự ổn định nội tại, tăng tính dễ kích thích của tế bào thần kinh từ đó dẫn đến việc dẫn truyền thần kinh và mạng lưới hoạt động thần kinh phát triển hơn, đây là một liệu pháp đầy hứa hẹn trong lĩnh vực điều trị sa sút trí tuệ [1], [3], [6], [7].
Tài liệu tham khảo
1. Bentwich J, Dobronevsky E et al. (2011), “Beneficial effect of repetitive transcranial magnetic stimulation combined with cognitive training for the treatment of Alzheimer’s disease: a proof of concept study”, J Neural Transm (Vienna), 118 (3), pp. 463-471.
2. Green CS, Bavelier D (2008), “Exercising your brain: a review of human brain plasticity and training-induced learning”, Psychol Aging, 23 (4), pp. 692-701.
3. Lee J, Choi BH et al. (2016), “Treatment of Alzheimer’s Disease with Repetitive Transcranial Magnetic Stimulation Combined with Cognitive Training: A Prospective, Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Study”, J Clin Neurol, 12 (1), pp. 57-64.
4. Miniussi C, Rossini PM (2011), “Transcranial magnetic stimulation in cognitive rehabilitation”, Neuropsychol Rehabil, 21 (5), pp. 579-601.
5. Nardone R, Bergmann J et al. (2012), “Effect of transcranial brain stimulation for the treatment of Alzheimer disease: a review”, Int J Alzheimers Dis, 2012 pp. 687909.
6. Nguyen JP, Suarez A et al. (2017), “Repetitive transcranial magnetic stimulation combined with cognitive training for the treatment of Alzheimer’s disease”, Neurophysiol Clin, 47 (1), pp. 47-53.
7. Rabey JM, Dobronevsky E et al. (2013), “Repetitive transcranial magnetic stimulation combined with cognitive training is a safe and effective modality for the treatment of Alzheimer’s disease: a randomized, double-blind study”, J Neural Transm (Vienna), 120 (5), pp. 813-819.
8. Sehgal M, Song C et al. (2013), “Learning to learn – intrinsic plasticity as a metaplasticity mechanism for memory formation”, Neurobiol Learn Mem, 105 pp. 186-199.
9. Spector A, Thorgrimsen L et al. (2003), “Efficacy of an evidence-based cognitive stimulation therapy programme for people with dementia: randomised controlled trial”, Br J Psychiatry, 183 pp. 248-254.