Trẻ vào lớp 1 không tập trung: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Sự thay đổi môi trường từ mầm non lên tiểu học, thầy cô, bạn bè, trường lớp mới sẽ khiến cho nhiều trẻ bỡ ngỡ, chưa thể thích nghi ngay được nên việc trẻ vào lớp 1 không tập trung, học hành chểnh mảng là điều dễ hiểu. Vậy đâu là giải pháp hỗ trợ để giúp các con học tập tiến bộ hơn? Giải pháp sẽ có ngay tại bài viết này.

Trẻ vào lớp 1 không tập trung: Nguyên nhân do đâu?

Khả năng tập trung của trẻ lớp 1 có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồm:

  • Sự thay đổi của môi trường học tập: Trẻ chuyển cấp từ mầm non lên tiểu học thường phải ngồi cố định và tập trung trong khoảng thời gian dài hơn, mỗi tiết học có thể kéo dài tối thiểu khoảng 30 đến 45 phút, thời gian vui chơi cũng sẽ bị hạn chế lại khiến trẻ bỡ ngỡ và dễ phân tâm.
  • Sự phát triển não bộ: Ở độ tuổi này não bộ của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện các kỹ năng nên khó có thể duy trì sự tập trung lâu dài.
  • Do tăng động giảm chú ý: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ vào lớp 1 không tập trung. Não bộ của trẻ có những xung kích thích quá mức khiến trẻ nghịch ngợm luôn chân tay, hay quậy phá trong giờ học, khả năng tập trung, ghi nhớ kém.
  • Môi trường học không phù hợp: Lớp học quá ồn ào, bạn bè gây xao nhãng có thể khiến trẻ vào lớp 1 không tập trung.
  • Trẻ không được đáp ứng nhu cầu vận động: Trẻ mới vào lớp 1 thường có nhu cầu vận động cao nên khi con không được tập thể dục, chơi thể thao đầy đủ mà phải ngồi yên trong lớp khoảng 30 – 40 phút mỗi tiết học sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và khó tập trung.
  • Vấn đề cá nhân: Trẻ bị ốm, mệt, ngủ không đủ giấc hoặc các vấn đề gia đình có thể ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập của trẻ.
  • Nội dung học không hấp dẫn: Nếu nội dung học không phù hợp với sở thích, khả năng hoặc trình độ, trẻ sẽ cảm thấy không hứng thú và kém tập trung.
  • Khó khăn học tập: Nhiều trẻ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu, thực hiện theo hướng dẫn và hoàn thành nhiệm vụ học tập dẫn đến tình trạng trẻ vào lớp 1 không tập trung học.

Trẻ vào lớp 1 không tập trung do rất nhiều nguyên nhân

Hậu quả khi trẻ vào lớp 1 không tập học

Khả năng tập trung là yếu tố then chốt quyết định tới khả năng học tập của trẻ. Tình trạng trẻ vào lớp 1 không tập trung học có thể gây ra một số hậu quả tiêu cực bao gồm:

  • Hiệu suất học tập giảm sút: Sự mất tập trung có thể khiến trẻ bỏ lỡ các thông tin quan trọng hoặc không thể hiểu bài học một cách đầy đủ.
  • Kỹ năng học tập yếu kém: Trẻ vào lớp 1 không tập trung sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển các kỹ năng học tập như lắng nghe, tư duy logic và ghi nhớ thông tin.
  • Khó khăn khi tiếp cận kiến thức mới: Trẻ vào lớp 1 không tập trung gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và tiếp thu kiến thức mới.
  • Căng thẳng, áp lực học tập: Tình trạng thiếu tập trung kéo dài có thể gây ra căng thẳng và lo lắng cho trẻ, đặc biệt trong các giai đoạn thi cử.
  • Tác động đến tâm lý và hành vi của trẻ: Trẻ vào lớp 1 không tập trung dẫn đến kết quả học tập sa sút thường kèm theo các biểu hiện như trẻ dễ tủi thân, tức giận, tự ti, thu mình lảng tránh các hoạt động tập thể.

Cha mẹ có con mới vào lớp 1 thiếu tập trung, học tập kém hiệu quả, hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Làm gì khi trẻ vào lớp 1 không tập trung học?

Trẻ mới vào lớp 1 không tránh khỏi sự bỡ ngỡ trong học tập nên nếu con gặp tình trạng thiếu tập trung, tiếp thu khó khăn thì cha mẹ và thầy cô không nên quá khắt khe với trẻ, thay vào đó cần quan tâm để tìm ra nguyên nhân và giúp con khắc phục.

Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết:

  • Chuẩn bị hành trang và tâm lý cho trẻ trước khi vào lớp 1: Để giúp trẻ dễ hòa nhập hơn ở môi trường mới, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ hành trang ngay từ khi con học tiền tiểu học. Hàng ngày hãy nói chuyện với con về ngôi trường mới, kể cho con nghe những điều thú vị khi vào lớp 1 để khơi gợi hứng thú học tập; đồng thời cần dạy trẻ về những nội quy, nề nếp, cách giữ trật tự trong lớp, cách giơ tay khi có ý kiến phát biểu,…
  • Thiết lập kế hoạch học tập khoa học: Cân đối giờ giấc học tập và vui chơi lành mạnh để con tiếp thu bài hiệu quả hơn.
  • Giúp con chia nhỏ nhiệm vụ: Nếu trẻ chậm tiếp thu, không thể duy trì sự tập trung trong thời gian dài, cha mẹ hãy giúp con chia nhỏ các bài học để con dễ hoàn thành và duy trì sự hứng thú trong học tập.
  • Quy định mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ: Ví dụ quy định thời gian để trẻ giải được 1 bài toán hoặc hoàn thành 1 bài tiếng việt. Điều này sẽ giúp trẻ có ý thức hơn về việc bản thân phải nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, không được lơ là, xao nhãng.
  • Tạo cho con môi trường học tập lành mạnh, thoải mái: Hạn chế tối đa những yếu tố gây phân tâm như tiếng ồn, người đi lại.
  • Tán dương, khen ngợi khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ, bên cạnh đó khi con không chịu hợp tác, quậy phá, cha mẹ cần nghiêm khắc kỷ luật để con nhận ra lỗi sai và không tái phạm.
  • Điều trị tốt rối loạn tăng động: Nếu nguyên nhân khiến trẻ vào lớp 1 không tập trung có liên quan đến chứng tăng động thì cha mẹ cần can thiệp tích cực để giúp con kiểm soát hành vi và cảm xúc.
  • Khuyến khích trẻ tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần thoải mái hơn.
  • Đảm bảo dinh dưỡng khoa học: Tăng cường các thực phẩm tốt cho trí não như các loại quả hạch, cá biển, rau xanh đậm,… Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều gia vị, chất phụ gia bảo quản để tránh trẻ vào lớp 1 không tập trung.
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc: Trẻ nhỏ cần ngủ tối thiểu 8 – 10 tiếng/ngày, trẻ cần ngủ ngon, sâu giấc để đảm bảo sức khỏe và năng lượng tích cực để bắt đầu ngày mới học tập hiệu quả hơn.

Trẻ vào lớp 1 không tập trung – Cha mẹ nên ngồi học cùng con

Cốm bổ não giúp trẻ vào lớp 1 tăng tập trung, học tập tiến bộ

Trẻ nhỏ chỉ có thể tập trung, học hành tiến bộ khi não bộ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Do đó, trong giai đoạn mới vào lớp 1 – là bước đệm quan trọng giúp con rèn luyện kỹ năng học tập, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ đa công dụng, vừa giúp giảm nghịch ngợm, vừa cải thiện khả năng tập trung ghi nhớ.

Một trong những sản phẩm uy tín được nhiều chuyên gia khuyên dùng dành cho trẻ trong độ tuổi đi học là cốm Egaruta Platinum.

Cốm Egaruta Platinum phát triển dựa trên công thức của cốm Egaruta truyền thống đã có uy tín 10 năm trên thị trường, đặc biệt bổ sung thêm 2 thành phần mới là Phosphatidylserine DHA, là 2 dưỡng chất tham gia cấu tạo hàng tỷ tế bào thần kinh, giúp chăm sóc và phát triển trí não toàn diện.

Sự kết hợp hoàn hảo của 7 thành phần trong cốm Egaruta Platinum gồm Phosphatidylserine, DHA, GABA, Taurine, Magie, Câu đằng, An tức hương sẽ mang lại tác động toàn diện giúp trẻ:

  • Tăng cường sự tập trung ghi nhớ, giúp trẻ học nhanh nhớ lâu, học tập hiệu quả hơn
  • Cải thiện tư duy, tiếp thu và phản xạ nhanh nhạy cho trẻ
  • Cải thiện rõ rệt tình trạng tăng động, giảm bớt nghịch ngợm thái quá, bốc đồng
  • Giải tỏa căng thẳng và giảm áp lực học hành và nguy cơ trầm cảm
  • Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn

Với những lợi ích này, cốm Egaruta Platinum là giải pháp lý tưởng được nhiều phụ huynh tin tưởng “chọn mặt gửi vàng” giúp con khắc phục khó khăn trong học tập như thiếu tập trung, chậm tiếp thu, trẻ vào lớp 1 không tập trung, học hành sa sút.

Cốm bổ não dành cho trẻ vào lớp 1 không tập trung

Đại diện chuyên gia tâm lý Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành, đã có những nhận định khách quan về công dụng của cốm Egaruta Platinum qua video:

Cốm Egaruta Platinum dưới góc nhìn của chuyên gia

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một trong số rất nhiều phụ huynh đã cho con dùng cốm Egaruta Platinum và tăng rõ rệt khả năng tập trung TẠI ĐÂY.

Trẻ vào lớp 1 nếu được cha mẹ, thầy cô quan tâm, hỗ trợ đúng cách chắc chắn sẽ sớm quen với môi trường và rèn luyện tốt các kỹ năng học tập. Nếu còn bất kỳ băn khoăn cần giải đáp, cha mẹ hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com