Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Hành trình chăm sóc và nuôi dạy

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường đối mặt với nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống nhưng nếu được quan tâm và hỗ trợ đúng cách, các con hoàn toàn có thể hòa nhập với xã hội để tự tin phát huy những thế mạnh của bản thân. Vậy đâu là những dấu hiệu giúp nhận biết sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ và giải pháp can thiệp nào phù hợp? Cha mẹ hãy xem chi tiết ngay sau đây!

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ (thiểu năng trí tuệ) là tình trạng trẻ gặp phải một số khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não, một số chức năng ở não bộ bị giới hạn làm ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường gặp 2 vấn đề khó khăn gồm:

  • Hoạt động trí tuệ bị giới hạn: được đánh giá dựa trên chỉ số IQ (chỉ số thông minh) bao gồm khả năng học tập, tư duy logic, tư duy trìu tượng, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề. Chỉ số IQ trong khoảng 70 – 75 được xếp vào nhóm thiểu năng trí tuệ.
  • Kỹ năng xã hội: bao gồm những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, tương tác ánh mắt, kỹ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân.

Dấu hiệu giúp nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

Một số trẻ có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ từ thời thơ ấu nhưng có thể bị bỏ qua và chỉ biểu hiện rõ rệt nhất khi trẻ đến tuổi đi học. Mức độ chậm phát triển trí tuệ càng nặng thì các biểu hiện càng rõ ràng.

Cha mẹ có thể dựa vào những biểu hiện sau đây để phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ ngay từ sớm:

  • Thời điểm trẻ biết ngồi, biết đi muộn hơn các trẻ đồng trang lứa
  • Chậm nói, nói không rõ ràng kèm theo nhiều rối loạn như nói lắp, nói ngọng, nói lộn xộn vô nghĩa…
  • Khó khăn khi học các kỹ năng cá nhân như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh,… và thường cần đến sự hỗ trợ từ gia đình
  • Khả năng ghi nhớ kém, trí nhớ kém kể cả những thông tin đơn giản như tên đồ vật, màu sắc, tên các thành viên trong gia đình
  • Tiếp thu kiến thức chậm và kết quả học tập thường kém hơn hẳn bạn bè
  • Không biết cách tư duy logic, khó khăn khi giải quyết các vấn đề theo cách thông thường
  • Không nhận thức được hậu quả từ những hành động của mình
  • Không có khả năng tự lập do bị hạn chế về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Thường kèm theo một số vấn đề như hay cáu giận, hung hăng, nóng giận vô cơ, rối loạn tâm thần (căng thẳng, lo lắng quá mức)

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường chậm đạt được các cột mốc phát triển

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ?

Trẻ bị thiểu năng trí tuệ thường liên quan đến một số yếu tố như sau:

  • Do yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ hoặc trong gia đình có người thân bị thiểu năng trí tuệ, bất thường về thần kinh hoặc hội chứng Down, bệnh Phenylceton niệu thì nguy cơ sinh con ra bị chậm phát triển trí tuệ là rất cao.
  • Các bất thường trong thai kỳ: Lối sống và sức khỏe của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và trí não của thai nhi. Dưới đây là những vấn đề làm tăng nguy cơ trẻ chậm phát triển trí tuệ:

+ Sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chất kích thích, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ

+ Nhiễm ký sinh trùng, virus hoặc bệnh Rubella

+ Bệnh huyết áp cao, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu tới bào thai khiến chức năng não bộ suy giảm

  • Chấn thương và bệnh tật: Thường gặp là các bệnh viêm não, nhiễm trùng não sẽ gây ra các tổn thương về não bộ. Ngoài ra, một số trẻ chậm phát triển trí tuệ là do ảnh hưởng sau chấn thương té ngã, va đập mạnh ở vùng đầu.
  • Môi trường sống không lành mạnh: Quá ồn ào, ô nhiễm, thực phẩm bị nhiễm hóa chất hoặc không khí gia đình căng thẳng, thiếu thốn tình yêu thương sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.
  • Dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não bộ.

Phân loại mức độ trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ thường được chẩn đoán ở trẻ dưới 18 tuổi và chia thành 4 cấp độ bao gồm:

  • Mức độ nhẹ: Chiếm khoảng 80%, chỉ số IQ của trẻ nằm trong khoảng 50 – 75. Mặc dù trẻ mất khá nhiều thời gian để học thành thạo các kỹ năng như giao tiếp, đọc, viết,… nhưng vẫn có thể đi học bình thường. Nếu nhận được sự quan tâm và hỗ trợ đúng cách trẻ vẫn có thể học tốt, tự chăm sóc bản thân và sống tự lập trong tương lai
  • Mức độ trung bình: Chỉ số IQ từ 35 – 55, trẻ vẫn có thể tự thực hiện các hoạt động như ăn uống, tắm rửa, theo hướng dẫn nhưng sẽ rất khó khăn khi phải sống tự lập một mình. Trẻ có thể viết, đọc và đếm số nhưng khá chậm.
  • Mức độ nặng: Chiếm tỷ lệ khoảng 3 – 5 %, chỉ số IQ từ 20 – 40. Trẻ không thể sống tự lập một mình khi lớn lên và cần nhiều sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội. Trẻ có thể học được một số kỹ năng giao tiếp và ứng xử nếu được cha mẹ kiên trì hỗ trợ.
  • Mức độ đặc biệt (rất nặng): Chiếm khoảng 1 – 2 %, chỉ số IQ rất thấp dưới mức 20 – 25, trẻ có thể giao tiếp nhưng không thể tự chăm sóc bản thân mà cần đến sự hỗ trợ từ người khác.

Đánh giá trẻ chậm phát triển trí tuệ dựa vào chỉ số IQ

Cách chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ

Để chẩn đoán chính xác trẻ chậm phát triển trí tuệ, có thể thực hiện thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm trước sinh đối với những cặp vợ chồng có yếu tố nguy cơ bằng một số kỹ thuật như chọc dò màng ối, sinh thiết gai rau, định lượng nồng độ Alpha-fetoprotein trong huyết thanh mẹ,…
  • Đánh giá trí thông minh và chỉ số phát triển
  • Xét nghiệm di truyền: xét nghiệm bộ nhiễm sắc thể, nghiên cứu DNA trực tiếp
  • Chụp CT hoặc MRI với những trường hợp có chấn thương, té ngã,….

Phương pháp điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống nhưng nếu được quan tâm và giáo dục đúng cách, trẻ vẫn có thể tiến bộ và hòa đồng với bạn bè để có một tương lai tốt đẹp hơn.

Việc chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên trì, tình yêu thương của gia đình và nỗ lực của con trẻ.

Điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ cần kết hợp các phương pháp sau đây:

Bổ sung dinh dưỡng cân đối

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Ngoài các dưỡng chất thiết yếu như tinh bột, chất xơ, đạm,… cha mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu omega 3, DHA như các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ để giúp trẻ cải thiện trí não tốt hơn.

Chương trình can thiệp sớm

Trẻ chậm phát triển trí tuệ tốt nhất nên theo học các trường giáo dục đặc biệt. Tại đây sẽ có những chương trình can thiệp phù hợp, giúp con học được những kỹ năng cơ bản như giao tiếp ứng xử, ăn uống, đọc viết,..

Giáo dục tại nhà

Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập nên cha cần kiên trì và nhẫn nại để đồng hành cùng con vượt qua. Hằng ngày, cha mẹ cần dành nhiều thời gian để học tập, vận động cùng con và tùy theo mức độ thiểu năng trí tuệ cha mẹ có thể đưa ra kết hoạch học tập phù hợp nhất với con và cùng con hoàn thành.

Ngoài ra, việc trau dồi các kỹ năng sống cơ bản cũng cần nhiều thời gian hơn nên điều quan trọng là cha mẹ cần kiên trì, lặp đi lặp lại nhiều lần và nên chia nhỏ các bài học để con dễ dàng tiếp thu hơn.   

Liệu pháp tâm lý

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp không rõ nguyên nhân và các trẻ này thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên cha mẹ cần chú ý quan sát con và nên đưa con đến khám tại chuyên khoa tâm lý để có những can thiệp phù hợp.

Liệu pháp tâm lý có vai trò quan trọng với trẻ chậm phát triển trí tuệ

Giải pháp thảo dược dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Để khắc phục chứng thiểu năng trí tuệ (chậm phát triển trí tuệ), ngoài chế độ ăn uống, giáo dục và tâm lý, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu để cung cấp năng lượng giúp não bộ phát triển toàn diện. Trong đó điển hình là 4 dưỡng chất sau:

  • Phosphatidylserine:
  • Kết quả Nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia, Bethesda (Hoa Kỳ) cho thấy: Phosphatidylserine tham gia vào quá trình xây dựng màng tế bào thần kinh, giúp tăng cường chức năng nhận thức, tăng hoạt động trí não, nhờ đó cải thiện rõ rệt khả năng tập trung, tư duy và ghi nhớ.
  • Theo nghiên cứu tại Viện nghiên cứu vi sinh trung ương Yakult, Viện Y tế Dự phòng Asano (Nhật Bản), việc bổ sung phosphatidylserine trong 6 tháng giúp cải thiện rõ rệt về trí nhớ, vừa giúp hình thành trí nhớ ngắn hạn vừa củng cố trí nhớ dài hạn.
  • DHA: Là thành phần quan trọng trong chất xám của não bộ. Bổ sung đầy đủ DHA sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai, bền vững của các khớp thần kinh, giúp phát triển tư duy, trí tuệ, cải thiện khả năng học tập và trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • GABA (Gaba amino butyric acid): Là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp xoa dịu các kích thích quá mức trong não bộ, giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng giúp trẻ tập trung học tập và tăng khả năng ghi nhớ.
  • Taurine: Tham gia tái tạo tế bào não mới đồng thời kích hoạt các tế bào não đã bị bất hoạt, nhờ đó cải thiện chức năng tư duy, ghi nhớ của não bộ.

Hiện nay cốm Egaruta Platinum là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường kết hợp trọn bộ 4 dưỡng chất vàng này giúp hỗ trợ tối ưu cho những trẻ chậm hiểu, chậm tiếp thu, trẻ chậm phát triển trí tuệ…, giúp mang lại nhiều lợi ích:

  • Bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho trẻ giúp phát triển trí não toàn diện, cải thiện nhận thức, tăng cường khả năng tập trung, tư duy ghi nhớ giúp trẻ học nhanh nhớ lâu hơn
  • Cải thiện phản xạ nhanh nhạy hơn, giúp trẻ ghi nhớ tốt và tiếp thu kiến thức nhanh hơn
  • Giải tỏa căng thẳng, giảm sự lo lắng, bồn chồn, cáu giật và chống trầm cảm
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm tình trạng trằn trọc khó ngủ, giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc hơn

Cốm Egaruta Platinum là sản phẩm bổ não cải tiến dựa trên công thức của cốm Egaruta đã có uy tín 10 năm trên thị trường và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn cho con.

Cốm Egaruta Platinum – Giải pháp toàn diện cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Không những hỗ trợ tốt với những trường hợp trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm tiếp thu, cốm Egaruta Platinum còn là giải pháp giúp chăm sóc trí não toàn diện, giúp tăng cường sự tập trung, tư duy, ghi nhớ với những bé chỉ giảm tập trung chú ý đơn thuần, học trước quên sau.

Là một trong số rất nhiều phụ huynh đã tin chọn cốm Egaruta Platinum giúp bổ não cho con, chị Phạm Thị Hường (ở phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ niềm vui khi chỉ sau gần 2 tháng dùng cốm Egaruta Platinum con đã có những tiến bộ vượt bậc. Con tập trung học nghiêm túc hơn, tự giác hơn và đặc biệt hoàn toàn có thể tự học mà không cần mẹ kèm cả buổi như trước.

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của chị tại video:

Bí quyết giúp con tăng tập trung, học hành tiến bộ hơn mỗi ngày

Hy vọng rằng thông qua bài viết này sẽ giúp cha mẹ tìm được phương pháp phù hợp để vững tin hơn trong hành trình nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nếu co bất kỳ khó khăn nào cần tư vấn, cha mẹ hãy liên hệ tới tổng đài 0987.45.49.48 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo: www.ncbi.nlm.nih.gov