Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời đầy đủ cho cha mẹ

Vấn đề trẻ chậm nói ngày càng trở nên phổ biến, trung bình cứ 10 trẻ thì có 2 – 3 trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ. Điều này khiến các cha mẹ vô cùng lo lắng và băn khoăn không biết liệu trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? Đâu là phương pháp giúp các con nói sõi hơn? Phụ huynh có thể tìm câu trả lời ngay tại đây!

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không?

Chậm nói là một thách thức lớn trong quá trình phát triển của trẻ, khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn về cả sinh hoạt, học tập và cuộc sống sau này, cụ thể như sau:  

  • Giao tiếp xã hội kém: Trẻ chậm nói thường gặp nhiều khó khăn trong việc nói chuyện, trao đổi thông tin với người khác do ngôn ngữ, vốn từ bị hạn chế. Trẻ chỉ nhận tương tác một chiều từ ngoài vào mà không biết cách phản xạ, tương tác lại.
  • Kỹ năng học tập bị hạn chế: Trong môi trường giáo dục, việc giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp trẻ tiếp thu kiến thức. Trẻ chậm nói có thể gặp khó khăn trong việc đọc hiểu, viết chữ và tham gia các hoạt động hội nhóm.
  • Trẻ thiếu tự tin: Tâm lý tiêu cực cũng là đáp án cho câu hỏi “Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không?”. Việc trẻ không thể nói rõ, hiểu rõ ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin, khiến trẻ rụt rè nhút nhát, tự ti, tách biệt trong các cuộc hội thoại chung.
  • Trẻ dễ cáu gắt, ăn vạ: Trẻ chậm nói thường khó khăn trong việc thể hiện những mong muốn của bản thân, nếu không được cha mẹ quan tâm, thấu hiểu sẽ dễ cáu giận, tủi thân, ăn vạ, tự làm đau bản thân, hung hăng đánh bạn…
  • Ảnh hưởng đến hành vi: Những trẻ chậm nói thường có xu hướng hoạt động nhiều hơn, hay sờ mó, nghịch ngợm đồ dùng và có thể kèm theo một số rối loạn như tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi chống đối,…
  • Giấc ngủ kém: Do ban ngày trẻ thường dễ bị kích động nên buổi tối ngủ khó vào giấc, ngủ không sâu giấc, hay giật mình quấy khóc, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ, khiến việc chậm nói khó cải thiện hơn.

Vấn đề chậm nói nếu không được quan tâm và can thiệp đúng cách sẽ là trở ngại lớn đối với tương lai sau này của trẻ.

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? Những trở ngại trong cuộc sống hàng ngày

Phương pháp hỗ trợ dành cho trẻ chậm nói

Sau khi đã hiểu rõ về vấn đề “Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không” thì cha mẹ cần có biện pháp can thiệp, hỗ trợ đúng để giúp con cải thiện ngôn ngữ tốt hơn. Trong đó, nguyên tắc quan trọng nhất vẫn là tăng cường tương tác với con hàng ngày theo những hướng dẫn sau:

  • Tạo môi trường tích cực để con học nói: Khuyến khích con tham gia vào các hoạt động giao tiếp, tỏ ra hào hứng và thích thú khi con nói dù ban đầu chỉ là những âm thanh ngắn, chưa rõ nghĩa.
  • Đọc sách cho con nghe hàng ngày: Đây là một cách tốt để giúp con phát triển vốn từ vựng và biết cách liên kết câu từ. Cha mẹ nên chọn những mẩu chuyện đơn giản, hấp dẫn và đọc với giọng điệu nhẹ nhàng, biểu cảm để thu hút sự chú ý của con.
  • Sử dụng câu từ ngắn gọn khi hướng dẫn trẻ: Trẻ chậm nói thường gặp khó khăn khi phải thực hiện theo những mệnh lệnh dài, phức tạp. Do đó khi muốn con làm gì, cha mẹ hãy đưa ra những chỉ dẫn đơn giản, ngắn gọn. Ví dụ khi yêu cầu con đi giày để ra ngoài chơi, thay vì nói: “Con tự đi giày mẹ sẽ cho con đi chơi nhé” thì mẹ hãy nói “Con đi giày nào”. Sau một thời gian con đã quen với những hướng dẫn đơn giản, mẹ có thể tăng dần độ dài và phức tạp của câu từ lên.
  • Miêu tả mọi hành động bằng lời nói: Đây là phương pháp hiệu quả để giúp con cải thiện vốn từ vựng. Khi cùng con thực hiện bất kỳ hành động nào, cha mẹ hãy miêu tả bằng lời nói thật chi tiết thay vì chỉ để con quan sát mà không tương tác. Ví dụ: “Con ơi, mẹ đang nấu cơm này, hôm nay nhà mình sẽ ăn cá, bông cải xanh và thịt bò nhé…”
  • Chơi các trò chơi ngôn ngữ: Trẻ sẽ học nói tốt hơn thông qua những trò chơi như gọi tên đồ vật, hát đồng dao, trò chơi đố màu sắc và các hình khối.
  • Hát cho con nghe những bài hát vui nhộn: Sử dụng cử chỉ và hành động để trẻ thấy vui vẻ hứng thú khi học nói.
  • Dạy trẻ cách phát âm chuẩn: Khi dạy con nói từ nào đó, cha mẹ hãy cố gắng mô phỏng khẩu hình và ngữ điệu chuẩn xác để trẻ hiểu cách phát âm và tự nói đúng những lần sau.
  • Khuyến khích trẻ trò chuyện và đặt câu hỏi: Ví dụ sau mỗi ngày con đi học về, cha mẹ nên hỏi con về những trải nghiệm ở trường cũng như hướng dẫn con cách đặt câu hỏi về những sự vật xung quanh.
  • Cho con tham gia vào các hoạt động xã hội: Để có cơ hội được tương tác với mọi người xung quanh.
  • Giúp con gia tăng vốn từ vựng dựa trên những từ đã biết: Khi con đã nói thành thạo các từ đơn, cha mẹ hãy dạy con nói từ đôi, từ ba được phát triển từ các từ đơn đã biết, ví dụ như ông ngoại, bà ngoại, bông hoa, bông hoa đỏ,…
  • Hạn chế thời gian con xem ti vi, điện thoại: Tốt nhất nên thay thế bằng các hoạt động tương tác thực tế giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp.

Đọc sách, kể chuyện giúp trẻ cải thiện tốt về ngôn ngữ

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ dành cho trẻ chậm nói

Não bộ chi phối nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể bao gồm các vùng phát triển ngôn ngữ. Do đó, nếu có bất kỳ yếu tố nào làm cản trở quá trình dẫn truyền thần kinh hoặc liên kết giữa các vùng não bộ đều có thể ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và học hỏi ngôn ngữ, khiến trẻ chậm nói, nói năng không lưu loát, câu chữ lộn xộn hoặc vô nghĩa.

Do đó, để cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ, ngoài việc tăng cường tương tác dạy trẻ nói hàng ngày thì cha mẹ nên bổ sung cho con những sản phẩm vừa có tác dụng bổ não, vừa ổn định hệ thần kinh, điển hình như cốm Egaruta.

Cốm Egaruta có chứa thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất thiết yếu GABA, Taurine, Magie đã được nghiên cứu chứng minh mang đến nhiều lợi ích thiết thực đối với những trẻ chậm nói, trẻ đang gặp vấn đề về ngôn ngữ, cụ thể như sau:

  • Câu đằng: Nghiên cứu cho thấy, hoạt chất Rynchophyline có trong Câu đằng kích thích não bộ tự tổng hợp GABA nội sinh, nhờ đó làm giảm những kích thích quá mức của hệ thần kinh, giúp trẻ sẽ điềm tĩnh hơn, tạo tiền để để tập trung, ghi nhớ và tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn.
  • An tức hương: Giúp xoa dịu, trấn tĩnh hệ thần kinh một cách tự nhiên, giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon, sâu giấc, đảm bảo não bộ có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài. Đây cũng là yếu tố giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ và phát triển vốn từ tốt hơn.
  • GABA (Gama amino butyric acid): Là chất dẫn truyền thần kinh thể ức chế, giúp trẻ giảm bớt những hành vi nghịch ngợm, cáu giận, hung hăng bốc đồng để tập trung học nói hiệu quả hơn.
  • Taurine và Magie: Là hai dưỡng chất bổ thần kinh nổi tiếng, giúp duy trì hoạt động trí não khỏe mạnh giúp trẻ học tập hiệu quả hơn, tiếp thu ngôn ngữ nhanh hơn.

Cốm thảo dược dành cho trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ

Như vậy, cộng hưởng 5 thành phần ưu việt này, cốm Egaruta sẽ là giải pháp hỗ trợ đắc lực dành cho những trẻ đang gặp vấn đề về ngôn ngữ (trẻ chậm nói, rối loạn phát triển ngôn ngữ,…) với những công dụng:

  • Tăng khả năng tiếp thu ngôn ngữ và phản xạ giao tiếp
  • Giúp trẻ tập trung ghi nhớ, tích lũy được vốn từ lớn
  • Kiểm soát hành vi và cảm xúc tốt hơn
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc

Gần 10 năm có mặt trên thị trường, cốm Egaruta được đông đảo các chuyên gia và phụ huynh tin dùng để giúp hàng ngàn trẻ cải thiện các vấn đề về ngôn ngữ bao gồm chậm nói đơn thuần, tăng động chậm nói, nói ngọng, rối loạn phát triển ngôn ngữ….

Cha mẹ có thể lắng nghe chia sẻ của một trong số rất nhiều phụ huynh về cốm Egaruta qua video dưới đây. Trong video chị Tú có chia sẻ rằng nhờ dùng cốm Egaruta, con trai chị đã cải thiện tốt tình trạng tăng động, chậm nói khi chỉ sau 3 hộp con đã ngoan ngoãn hơn, bớt hiếu động, nghịch ngợm, tập trung ghi nhớ tốt hơn và tập trung học nói hiệu quả:

Bí quyết giúp con vượt qua tăng động chậm nói

Cha mẹ thân mến, trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những biện pháp can thiệp của gia đình. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ trang bị những kiến thức bổ ích để giúp các con sớm cải thiện các vấn đề về ngôn ngữ.

Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình can thiệp ngôn ngữ cho con, cha mẹ hãy liên hệ ngay đến tổng đài 0987.45.49.48 để được hỗ trợ trực tiếp.

Nguồn tham khảo:www.webmd.com, www.ncbi.nlm.nih.gov

Dược sĩ An Chu