Tổng hợp 10 nguyên nhân huyết áp thấp thường gặp nhất và cách xử trí

Huyết áp thấp là tình trạng ngày càng nhiều người gặp phải, tuy nhiên do ít được quan tâm điều trị hơn huyết áp cao nên đã dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Việc hiểu rõ nguyên nhân huyết áp thấp chính là chìa khóa giúp người bệnh cải thiện sức khỏe nhanh chóng và bền vững.

10 nguyên nhân huyết áp thấp bạn cần biết để xử lý sớm

  • Thiếu nước: Mất nước do nôn mửa, tiêu chảy, hoặc uống ít nước có thể làm giảm thể tích máu và dẫn đến huyết áp thấp.
  • Thiếu máu: Thiếu máu do mang thai hay mất máu (chấn thương, xuất huyết dạ dày…) hoặc tủy xương giảm sản xuất hồng cầu có thể gây huyết áp thấp.
  • Bệnh tim: Các vấn đề tim như nhịp tim không đều, suy tim hoặc hẹp/ hở van tim cũng có thể gây huyết áp thấp.
  • Rối loạn thần kinh: Rối loạn thần kinh gây giảm chức năng của thụ thể cảm áp có thể là nguyên nhân huyết áp thấp của một số người bệnh.
  • Đứng dậy đột ngột: Chuyển động nhanh từ tư thế nằm hoặc ngồi đến tư thế đứng có thể làm giảm áp lực máu và gây huyết áp thấp.
  • Bệnh dạ dày ruột: viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích… có thể làm giảm sự tiêu hóa, hấp thu thức ăn, gây chán ăn, qua đó làm giảm thể tích và chất lượng máu, gián tiếp gây huyết áp thấp.
  • Rối loạn nội tiết: Các tình trạng làm thay đổi chức năng của tuyến cận giáp hoặc tuyến thượng thận như Addison có thể làm thay đổi hormone nội tiết, dẫn đến hạ huyết áp.
  • Hạ đường huyết: Khi nồng độ đường trong máu giảm, nước sẽ có xu hướng di chuyển ra khỏi lòng mạch theo cơ chế thẩm thấu, khiến thể tích máu giảm, gây huyết áp thấp.
  • Tác dụng phụ của thuốc tây: Đối với những người đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao, việc tăng hoặc giảm liều thuốc đột ngột có thể gây huyết áp thấp. Hoặc một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau khi dùng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân huyết áp thấp.
  • Lão hóa: Huyết áp có thể giảm thấp do sự suy giảm chức năng tự nhiên ở người trung và cao tuổi.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, huyết áp thấp đột ngột có thể xảy ra khi sợ hãi quá mức, nhiễm trùng huyết, sốc phản vệ, sốc tim… hoặc chế độ ăn thiếu dưỡng chất tạo máu.

Thiếu máu là nguyên nhân huyết áp thấp thường gặp

3 phương pháp xử trí huyết áp thấp

Thuốc tây điều trị huyết áp thấp

Nếu huyết áp thấp là do các bệnh lý khác như tiểu đường, suy tim, suy thận… thì người bệnh cần ưu tiên điều trị các bệnh lý này, qua đó huyết áp sẽ dần được cải thiện. Ngoài ra, trong tùy vào tình trạng sức khỏe và chỉ số huyết áp cụ thể của từng người, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Fludrocortisone: Một corticoid tổng hợp có tác dụng làm tăng tái hấp thu natri và nước ở thận, qua đó làm tăng thể tích tuần hoàn và nâng huyết áp lên cao, có thể dùng điều trị mọi nguyên nhân huyết áp thấp. Các tác dụng phụ của loại thuốc này là tăng huyết áp quá mức, phù, tăng nhãn áp, suy tim, loãng xương, nhược cơ, hội chứng Cushing, nổi ban đỏ…
  • Heptaminol (Heptamyl): có tác dụng làm tăng sự co bóp của cơ tim và tăng sức căng của tĩnh mạch để máu trở về tim tốt hơn, qua đó nâng dần huyết áp. Thuốc Heptaminol có thể gây đau dạ dày, tăng nhịp tim nhanh, buồn nôn, trống ngực…
  • Midodrine: Chất chủ vận alpha giao cảm, có tác dụng gây co mạch và tăng huyết áp, có thể dùng cho người bị huyết áp thấp tư thế thể nặng. Tác dụng phụ của Midodrine là gây ngứa, bí tiểu, ớn lạnh, nổi da gà, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là có thể làm tăng huyết áp quá mức khi ngủ, do vậy người bệnh cần tránh uống thuốc trong khoảng 3 – 4 tiếng trước khi ngủ đêm.
  • Erythropoietin: Erythropoietin có tác dụng kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu, làm tăng thể tích và chất lượng máu, giúp điều trị huyết áp thấp do mất máu, thiếu máu. Thuốc này có thể gây tác dụng phụ là nhức đầu, phù, tăng huyết áp, chuột rút, đau xương, co giật…
  • Droxidopa: Tiền chất của noradrenaline, có tác dụng co mạch máu, kích thích tim co bóp, qua đó nâng chỉ số huyết áp, có thể dùng để điều trị huyết áp thấp tư thế. Droxidopa có thể gây tăng huyết áp quá mức khi nằm kèm theo buồn nôn, nhức đầu, do đó cũng không nên dùng trong khoảng 3 – 4 tiếng trước lúc đi ngủ.

Thảo dược giúp nâng và ổn định huyết áp lâu dài

Sử dụng thuốc tây giúp nâng áp nhanh, tuy nhiên hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn và có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Bởi vậy, để điều trị huyết áp thấp vừa hiệu quả, vừa an toàn, vừa bền vững, người bệnh nên sử dụng một số thảo dược tự nhiên lành tính đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng tăng tạo máu, tăng lưu thông máu và ổn định hệ thần kinh thể dịch, qua đó giúp nâng và điều hòa huyết áp bền vững như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu.

Người bệnh có thể sử dụng thảo dược thô bằng cách đun sắc để uống. Tuy nhiên để thuận tiện hơn và đảm bảo đúng hàm lượng dược chất có lợi, hạn chế dung nạp các tạp chất trong dược liệu, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên sử dụng các chế phẩm được bào chế từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân trên công nghệ tiên tiến, tuân thủ đúng tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế và được Cục ATTP – Bộ Y tế cấp phép, tiêu biểu là viên uống Hồng Mạch Khang.

Hồng Mạch Khang cũng chính là sản phẩm chuyên biệt dành cho người bị huyết áp thấp đã có uy tín gần 15 năm trên thị trường và đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội khi có trên 96.7% người bệnh đã nâng được huyết áp lên mức bình thường, cải thiện hẳn tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi,… sau khi dùng.

Viên uống Hồng Mạch Khang – Giúp nâng và ổn định huyết áp hiệu quả, bền vững

Nếu huyết áp thấp đã khiến bạn mệt mỏi quá lâu và sức khỏe ngày càng giảm sút, hãy áp dụng sớm giải pháp từ thảo dược Hồng Mạch Khang, kết quả chắc chắn sẽ vượt trên mong đợi. Bạn hãy nhấc máy và gọi ngay đến tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn nhanh chóng.

Lối sống tốt cho người huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp nên áp dụng một số thay đổi trong lối sống dưới đây để giúp duy trì áp lực máu ổn định, qua đó phục hồi sức khỏe nhanh và bền vững hơn:

  • Tăng cường nước và muối: Uống đủ nước và duy trì lượng muối cần thiết có thể giúp duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, nếu đang có các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch, suy thận… thì người bệnh cần thảo luận với bác sĩ về lượng muối, nước phù hợp với mình.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 2 – 3 bữa lớn, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh làm tăng hoặc giảm đường huyết hay áp lực máu đột ngột.
  • Điều chỉnh tư thế đứng dậy: Đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi nên diễn ra từ từ để tránh sự giảm đột ngột áp lực máu, tránh tụt huyết áp.
  • Tăng cường hoạt động thể chất vừa sức: luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, thiền tịnh, yoga… có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì huyết áp ổn định.
  • Tránh rượu bia: Đồ uống chứa cồn có thể làm giảm áp lực máu, vì vậy người bệnh huyết áp thấp cần hạn chế tiêu thụ chúng.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể gây mệt mỏi và làm giảm huyết áp, do vậy, người bệnh cần cố gắng duy trì thời gian ngủ đều đặn và đủ giấc, tối thiểu 6 – 8 giờ/ ngày.
  • Sử dụng tất (vớ) nén: có thể giúp tăng áp lực trong cơ bắp chân và giảm nguy cơ huyết áp thấp khi đứng dậy.
  • Tránh nhiệt độ cao: Người huyết áp thấp nên tránh môi trường nhiệt độ cao hay tắm nước nóng để tránh gây giãn mạch và khiến huyết áp giảm đột ngột.

Huyết áp thấp để càng lâu, nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như choáng ngất, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy thận… càng cao. Bởi vậy, mong rằng sau khi hiểu rõ những nguyên nhân huyết áp thấp, bạn sẽ chủ động áp dụng sớm phương pháp phù hợp để nhanh chóng nâng huyết áp về mức thường, từ đó phục hồi được sức khỏe tốt.

Dược sĩ Trần Huyền

Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465