rTMS trong điều trị đau thần kinh

Võ Ngọc Duy
Bệnh viện Quân y 175

Tóm tắt:
Kích thích vỏ não vận động (MCS) bằng thiết bị cấy ngoài màng cứng đã chỉ ra hiệu quả giảm đau ở bệnh nhân đau thần kinh mạn tính. Kích thích từ trường xuyên sọ lặp lại (rTMS) là một tiếp cận không xâm lấn có thể được sử dụng như một công cụ trước phẫu thuật để dự đoán kết cục của MCS và chính nó cũng là một thủ thuật điều trị rối loạn đau. Áp dụng rTMS trong điều trị đau thần kinh đã được ứng dụng dựa trên thành công của kích thích điện vùng vỏ não để giảm đau. Để áp dụng điều trị này, chúng ta cần phải thực hiện rTMS mỗi ngày trong vòng 1 hoặc 2 tuần sau đó là điều trị duy trì. Trong hầu hết các nghiên cứu, mục tiêu để kích thích là vùng vỏ não trước trán nhưng các mục tiêu khác, đặc biệt là vùng vỏ não trước trán lưng bên cũng được ưa thích. Hiệu quả giảm đau của kích thích vỏ não liên quan đến sự kích hoạt của các vòng điều chỉnh hoạt động thần kinh khác nhau trong các cấu trúc ở não như đồi thị, vỏ não hệ viền, thùy đảo hoặc vùng kiểm soát ức chế hướng xuống. rTMS có thể ảnh hưởng đến thành phần khí sắc- cảm xúc của đau thần kinh bằng cách kích hoạt vùng đai và trán ổ mắt, điều này dẫn đến ức chế con đường hướng xuống của xung động đau bằng cách kích hoạt vùng thân não trên. rTMS ở vùng vỏ não vận động là một liệu pháp điều trị ở bệnh nhân đau thần kinh đã được chứng minh trong các nghiên cứu lớn với mức bằng chứng cao, tuy nhiên hiệu quả của nó vẫn cần được chứng minh nhiều hơn trong lâm sàng. Do đó, thủ thuật này vẫn cần được tối ưu hóa trước khi có thể ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng.
Abstract
Motor cortex stimulation (MCS) using surgically implanted epidural electrodes was shown to produce pain relief in patients with chronic neuropathic pain. Repetitive transcranial magnetic stimulation (rTMS) is a noninvasive approach that could be used as a preoperative tool to predict MCS outcome and also could serve as a therapeutic procedure in itself to treat pain disorders. Use of transcranial magnetic stimulation for management of neuropathic pain has been suggested based on the success of electrical stimulation of the cerebral cortex in relieving pain This therapeutic application requires repeated rTMS sessions every day for 1 or 2 weeks, followed by a maintenance protocol. The most studied cortical target is the precentral cortex, but other targets, especially the dorsolateral prefrontal cortex, could be of interest. The analgesic effects of cortical stimulation relate to the activation of various circuits modulating neural activities in remote structures, such as the thalamus, the limbic cortex, the insula, or descending inhibitory controls. rTMS might influence the affective-emotional component of neuropathic pain by means of cingulate and orbitofrontal activation, which leads to descending inhibition of pain impulses by activation of the upper brainstem. Motor cortex rTMS as a therapeutic option in patients with neuropathic pain is supported by various sets of results with a high level of evidence statistically, but whose significance remains to be proven clinically. Also, the procedure needs to be further optimized before being fully integrated into clinical practice.