Một số ý kiến về Nghiên cứu tai biến mạch máu não

 

Một số ý kiến về nghiên cứu tai biến mạch máu não

 PGS.TS.Nguyễn Chương

Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, Nhà giáo ưu tú, Ủy viên chấp hành Tổng hội Y học Việt Nam, Tổng thư ký Hội Thần kinh học Việt Nam. Thành viên Hiệp hội Hàn lâm Thần kinh Hoa Kỳ (A A N),  và Hiệp hội Thần kinh các nước nói tiếng Pháp

Tai biến mạch máu não là loại bệnh vừa có tính chất kinh điển, vừa có tính chất thời sự của Y học trên toàn thế giới.

Trong thực hành đa khoa, tai biến mạch máu não là chứng bệnh thường gặp, nhất là ở  khoa Hồi sức cấp cứu, khoa tim mạch, khoa Nội, khoa Thần kinh,  khoa Phẫu thuật thần kinh, khoa Phục hồi chức năng….

Là loại bệnh nặng, có tỷ lệ tử vong cao và có nhiều di chứng nên việc phòng bệnh là rất quan trọng. Do đó, đã có nhiều chiến lược phòng bệnh mà Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra thảo luận triển khai, nhất là cho cộng đồng.

Tai biến mạch máu não là rối loạn tuần hoàn não cấp tính, biểu hiện chung là cơn Đột quỵ điển hình “thường là do tăng huyết áp, Xơ cứng mạch não, các loại bệnh khác”.

1. Tuần hoàn não

 1.1. Tưới máu não được thực hiện bởi hai nguồn động mạch não

Hệ mạch cảnh trong, tách từ động mạch cảnh gốc, tận cùng là động mạch não trước và động mạch não giữa.

Hệ sống nền, hình thành từ hai động mạch gai sống trước Thân – Nền.  Động mạch thân nền cấp máu chủ yếu ở vùng thân não, tiểu não với các nhánh bên “động mạch tiểu não trên trước, động mạch tiểu não giữa và động mạch tiểu não sau” và tận cùng là động mạch não sau.
1.2. Ở vỏ não, ở não “động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch não sau đều phân các nhánh nông tưới máu ở vỏ não” và các nhánh sâu “tươi máu vào các nhân xám trung ương”.  Đặc biệt, động mạch Cha rcot, động mạch đậu vân  “còn gọi là động mạch chảy máu não”.

   1.3  Các vòng tiếp nối đảm bảo sự tưới máu não được đều khắp, giữa hệ cảnh và hệ sống nền, giữa động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong, giữa các vùng não…

– Vòng tiếp nối giữa động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong, đồng mạch mắt.

– Tưới máu bồi phục ngoài.

– Vòng Villi s vòng tiếp nối quan trọng với các nhánh động mạch não giữa, động mạch não trước, động mạch thông trước, động mạch thông sau.

– Các tiếp nối màng mạch…

 1.4. Tưới máu não đảm bảo hoạt động chức năng của não, ở ngoài nông, ở  trong sâu, đặc biệt hoạt động tim mạch đảm bảo tưới máu não.

Tim mạch ——>   Não

(huyết động học, độ quánh, lòng động mạch….)

 1.5.  Hoạt động tâm lý 

Các hoạt động tâm lý bao gồm: nghề nghiệp, các yếu tố gia đình,  xã hội là những tác động tâm lý ảnh hưởng tới tuần hoàn não….

  1. Rối loạn tuần hoàn não   

Hoạt động tuần hoàn não, có thể vì nguyên nhân nào đó, bị rối loạn. Rối loạn này có thể tự hồi phục được và được gọi chung là Thiểu năng tuần hoàn não.

Thiểu năng tuần hoàn não, ban đầu có thể bù trừ được, sau chuyển sang giai đoạn mất bù với cơn Thiếu máu não thoảng qua.

Thiếu máu não thoảng qua, phát triển cùng với yếu tố nguy cơ sẵn có của người bệnh, thành Rối loạn tuần hoàn não cấp tính – bệnh cảnh Tai biến mạch máu não.

2.1.Yếu tố nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân của tai biến, có thể là điều kiện thuận lợi cho phát bệnh, cho tiên lượng bệnh…

Có nhiều yếu tố nguy cơ. Tổ chức Y tế Thế giới (1989) đã đưa ra 26 loại yếu tố nguy cơ. Trên thực tế, cần nhận ra nhưng yếu tố nguy cơ khắc phục được và những yếu tố nguy cơ không khắc phục được.

  • Yếu tố nguy cơ không khắc phục được. Đó là tuổi,  giới , là thời tiết, thời sinh học…
  • Yếu tố nguy cơ có thể khắc phục được.  Đó là thói quen, tập quán sinh hoạt,  yếu tố xã hội,  là phát hiện và điều trị các bệnh lý là yếu tố nguy ách phát hiện sớm và xử trí kịp thời bệnh nhân tai biến mạch máu não cơ – bệnh tăng huyết áp,  rối loạn chuyển hoá lipid, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh tiểu đường….

  2.2. Các thay đổi về thời tiết, mưa gió, độ ẩm,… thời sinh học….                     

2.3. Các yếu tố xã hội –  Điều kiện sống, kinh tế – xã hội…                                  

 

  1. Vấn đề chẩn đoán và điêu trị.         

Là vấn đề quan trọng nhất của bác sĩ thực hành thần kinh – là bằng mọi cách phải phát hiện sớm và xử trí kịp thời bệnh tai biến mạch máu não.

3.1. Dựa trên hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng thần kinh, nhận ra Đột quỵ của Tai biến mạch máu não.

Chú ý tới đặc điểm tai biến mạch máu não ở người cao tuổi, ở người trẻ tuổi, và ở trẻ em. Kết hợp các phương tiện thăm dò (chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu âm xuyên sọ).

Để sớm nhận ra nguyên nhân – nhất là những trường hợp có chỉ định phẫu thuật.  Nhận ra các thê giải phẫu – lâm sàng để có hướng điều trị nhất là khi có rối loạn tâm thần.

Nhận ra cái  “hạn” 1 ngày,  hạn 3 ngày.., 7 ngày.. để tiên lượng bệnh.

3.2.  Chú ý vấn đề chống phù não, giảm phản ứng vận mạch cùng hồi sức cấp cứu nội khoa cho bệnh nhân tai biến mạch máu não.

 3.3 Phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não cho người bệnh ngay từ giai đoạn đầu…                                                                             

3.4 Phòng bệnh sau giai đoạn cấp cứu là rất quan trọng. Phòng chống tái phát bệnh tai biến mạch máu não, hạn chế di chứng về thần kinh và về tâm thần.                                                                                                                    

4. Cán bộ trẻ luôn luôn tự bồi dưỡng để góp phần triển khai Đơn vị điều trị Tai biến mạch máu não.     

Đơn vị điều trị Tai biến mạch máu não là cơ sở quan trọng của Khoa Thần kinh mạch máu. Tại cơ sở này, sẽ có đầy đủ cán bộ của Khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Nội, khoa Tim mạch, khoa Thần kinh va khoa Phẫu thuật thần kinh, cùng các phương tiện thăm dò Hình ảnh học não và Xét nghiệm bổ trợ…, các phương tiện hồi sức…  Đồng thời, qua thực tế công tác, kết hợp với những biến đổi mới về bệnh, góp phần xây dựng nên một Đồng thuận về đơn vị Tai biến mạch máu não, về xử trí Tai biến mạch máu não.

5.  Kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền   

Trong nghiên cứu và điều trị bệnh tai biến mạch máu não. Đối với cộng đồng, nên tăng cường triển khai việc kết hợp này cho bệnh nhân tai biến mạch máu não đã ổn định.  Sự kết hợp này bao gồm sử dụng thuốc Nam (hoa hoè, ngưu tất, cam thảo) xoa bóp, châm cứu (cho các trường hợp có phản xạ gân xương âm tính ), du lịch, cùng các hình thức câu lạc bộ thư giãn, khí công, du  lịch,  đi bộ…

6.    Phòng bệnh Tai biến mạch máu não là rất quan trọng…                                       

6.1.    Phòng bệnh phải được triển khai từ cộng đồng và có tính xã hội hoá               

6.2.    Phòng bệnh Tai biến mạch máu não thể hiện nhiều Kết hợp

– Kết hợp giữa y tế và các Ban, Ngành ở Xã, Phường,  ở cơ quan, nông trường, xí nghiệp

– Kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền..

– Kết hợp giữa  Thần kinh và các chuyên khoa khác, nhất là Tim mạch, Nội…., Xét nghiệm.

6.3.   Phòng bệnh Tai biến mạch máu não là phát hiện sớm, điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ,  các bệnh lý là yếu tố nguy cơ,  nhất là tăng   huyếtáp, bệnh tim,  bệnh thận, bệnh tiểu đường…

Ở cộng đồng dân cư, cần chú ý biết số đo huyết áp của người cao tuổi, người có độ tuổi chuyển tiếp (bốn chín chưa qua, năm ba đã tới ): cần biết được hoạt động tim mạch ở người trẻ tuổi  (chú ý bệnh hẹp van tim) cần tìm những vết bớt, vết chàm ở ngoài da của trẻ thường có chứng nhức đầu, co giật (dị dạng mạch máu não).

7.  Nghiên cứu Đặc điểm Dịch tễ học lâm sàng Tai biến mạch máu não tại Việt Nam là đề tài quan trọng và cấp bách, góp phần vào hội nhập của Thần kinh học Việt Nam với ASEAN, với thế giới.

  8.   Các bác sĩ trẻ tuổi nên sớm trang bị kiến thức, và nếu có thể tham gia vào sự phát triển Thần kinh học can thiệp, góp phần tích cực cho điều trị Tai biến mạch máu não.

13.8.2012