Đừng để viễn thị ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn!

Viễn thị là tật khúc xạ mắt phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ lại chưa phát hiện và can thiệp kịp thời cho con nên đã dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như lác, nhược thị…, làm suy giảm thị lực. Vậy viễn thị biểu hiện như thế nào? Cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết này.

Viễn thị là gì?

Viễn thị (hyperopia, farsightedness) là một tật khúc xạ được đặc trưng bởi tình trạng mắt không thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng nhìn xa vẫn tốt, trường hợp nặng, người bệnh chỉ có thể thấy được những vật ở khoảng cách rất xa. 

Nguyên nhân gây viễn thị

Nguyên nhân gây ra viễn thị là do chiều dài của trục nhãn cầu mắt ngắn hoặc giác mạc quá dẹt, không đủ độ cong, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở phía sau võng mạc mà không hiện lên trên võng mạc như mắt bình thường, dẫn đến tình trạng nhìn gần mờ.

Đa phần viễn thị là bẩm sinh, có xu hướng nặng dần khi lớn tuổi do thủy tinh thể bị lão hóa. Viễn thị có liên quan đến yếu tố di truyền, nếu bố mẹ bị viễn thị thì con sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, do đó, nên khám mắt cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời để tầm soát sớm viễn thị.

Ngoài ra, viễn thị cũng có thể xảy ra do chấn thương mắt, bệnh lý võng mạc, u mắt, thói quen nhìn xa khiến thủy tinh thể giãn liên tục và mất dần tính đàn hồi hoặc thủy tinh thể bị lão hóa, không co giãn điều tiết được.

Viễn thị xảy ra do tia sáng hội tụ sau võng mạc khiến mắt nhìn gần mờ

Triệu chứng của viễn thị

Viễn thị nhẹ thường chưa gây ra sự thay đổi rõ rệt trong tầm nhìn, tuy nhiên, khi mức độ viễn thị tăng lên, mắt phải cố gắng điều tiết nhiều hơn sẽ làm xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Nhìn các vật ở cự ly gần bị mờ, phải đưa ra xa mắt hơn.
  • Gặp khó khăn khi đọc, không nhìn rõ chữ in trong sách, báo, điện thoại…
  • Hay bị mỏi mắt, đau nhức trong hoặc xung quanh mắt.
  • Thường xuyên nheo mắt khi nhìn gần khiến cho cơ trán, lông mày và mi cũng bị kéo theo tạo nên nếp nhăn giữa hai chân mày giống như đang cau mày.
  • Cảm thấy khó chịu ở mắt, nhức mỏi mắt, đau đầu sau khi nhìn gần trong thời gian dài như đọc sách, vẽ tranh, viết chữ, xem điện thoại, làm việc trên máy tính…

Ở trẻ em, các con thường ít khi phàn nàn về thị lực của mình, nhưng nếu quan sát kỹ cha mẹ sẽ thấy khi học bài con thường xuyên dụi mắt, chớp mắt, nheo mắt, nhăn trán, đọc viết khó do không nhìn rõ chữ, bé cũng hay bị mỏi mắt, đau đầu, khó tập trung, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.   

Viễn thị có nguy hiểm không?

Tầm nhìn bị hạn chế do viễn thị làm mất an toàn khi lái xe, đi lại, vận hành máy móc… cũng như gây cản trở các sinh hoạt hằng ngày; làm giảm năng suất lao động, khiến người bệnh gặp khó khăn đối với những công việc cần nhìn gần như nhân viên văn phòng, họa sỹ, bác sỹ phẫu thuật…

Với trẻ em, viễn thị không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà ở những trẻ dưới 8 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện chức năng thị giác, nếu bị viễn thị trong giai đoạn này mà không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Lác mắt: Để nhìn rõ vật, trẻ có xu hướng nheo mắt vào trong nhiều hơn, dẫn đến tình trạng lác trong, làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến thị giác của trẻ, dẫn đến giảm thị lực, rối loạn cơ vận nhãn, nhược thị, giảm khả năng phân biệt chính xác khoảng cách…
  • Nhược thị: Nhược thị (con gọi là mắt lười) là tình trạng thị lực 2 mắt không đồng đều, 1 mắt nhìn kém hơn mắt còn lại do não bộ bỏ qua hình ảnh từ mắt yếu hơn, nếu không can thiệp sớm trước 7 tuổi có thể gây suy giảm thị lực không hồi phục.

Viễn thị không điều trị có thể gây nhược thị, lác mắt

Phương pháp điều trị viễn thị

Đeo kính và phẫu thuật là 2 biện pháp điều trị tật viễn thị phổ biến hiện nay:  

Đeo kính viễn

Kính dành cho người bị viễn thị là thấu kính hội tụ giúp đưa điểm ảnh từ sau võng mạc hội tụ đúng lên võng mạc để mắt nhìn rõ các vật ở cự ly gần. Người bệnh có thể lựa chọn đeo kính viễn có gọng hoặc kính áp tròng tùy theo nhu cầu của bản thân, nhưng nên ưu tiên dùng kính gọng sẽ an toàn hơn.

Thông thường, viễn thị nhẹ (dưới 1 độ) thì có thể chưa cần đeo kính, khi mức độ viễn thị nặng hơn, thị lực đã bị ảnh hưởng nhiều thì phải đeo kính để đảm bảo tầm nhìn tốt cũng như giúp mắt không phải điều tiết nhiều làm tăng độ nhanh. Người bệnh cần đi khám mắt để bác sỹ chỉ định kính có độ viễn phù hợp với mắt.

Phẫu thuật điều trị viễn thị

Giống như các tật khúc xạ khác (cận thị, loạn thị, lão thị), viễn thị có thể được điều trị bằng một số phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật LASIK, LASEK, PKR hoặc tạo hình giác mạc với sóng vô tuyến (CK).

Phẫu thuật có thể triệt tiêu được độ viễn nhờ điều chỉnh lại độ cong của giác mạc giúp tia sáng hội tụ chuẩn lên võng mà không cần đeo kính. Tuy nhiên, sau mổ vẫn có thể bị tái viễn thị hoặc mắc thêm các tật khúc xạ khác và một số biến chứng như khô mắt, nhiễm trùng mắt, chảy máu… Do đó, cần cân nhắc kỹ, nếu thực sự quá cấp thiết và đủ điều kiện sức khỏe thì mới nên lựa chọn phẫu thuật.

Bổ sung dưỡng chất cho mắt ngăn ngừa viễn thị tăng độ

Thủy tinh thể bị lão hóa theo thời gian, lâu dần mất tính đàn hồi, không còn khả năng phồng lên để cải thiện thị lực khi nhìn gần chính là nguyên nhân khiến viễn thị tăng độ. Do đó, việc bổ sung cho mắt các dưỡng chất có tác dụng chống lão hóa là rất cần thiết để ngăn chặn viễn thị tiến triển.

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Hoa kỳ, Alpha Lipoic Acid là một chất chống oxy hóa ưu việt có khả năng làm được điều đó nhờ có tính tan linh hoạt và tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp loại bỏ triệt để các gốc tự do – rác thải sinh ra từ lão hóa cũng chính là tác nhân làm thủy tinh thể bị thoái hóa xơ cứng, qua đó, bảo vệ toàn vẹn cấu trúc thủy tinh thể, ngăn viễn thị phát triển.

Hiện nay, Alpha Lipoic Acid đã được kết hợp cùng thảo dược Hoàng đằng có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên và Kẽm, Vitamin B2, Lutein, Zeaxanthin – những chất dinh dưỡng nuôi mắt, giúp thúc đẩy lưu thông máu đến mắt, tăng cường sức khỏe đôi mắt, cải thiện thị lực cho mắt trong viên bổ mắt Minh Nhãn Khang.

Minh Nhãn Khang – Giải pháp chăm sóc mắt tối ưu cho người bị viễn thị

Với công thức tối ưu, Minh Nhãn Khang là giải pháp chăm sóc mắt an toàn, hiệu quả cho người viễn thị ở mọi độ tuổi, giúp giảm nhức mắt, mỏi mắt, khô mắt, nhìn mờ…, ngăn tăng độ kính, cải thiện tầm nhìn sáng rõ để thoải mái trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Cũng theo khảo sát thực tế từ Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường, có đến 93.2% người dùng Minh Nhãn Khang (trong đó có viễn thị) rất hài lòng về thị lực sau khi sử dụng. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ trực tiếp của người dùng về Minh Nhãn Khang trong video sau:

Khảo sát hiệu quả của viên bổ mắt Minh Nhãn Khang

Nếu cần biết thêm thông tin về viên bổ mắt Minh Nhãn Khang, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Phòng ngừa viễn thị bằng lối sống khoa học

Ngoài các biện pháp điều trị kể trên, một lối sống khoa học cũng rất quan trọng giúp phòng ngừa và kiểm soát viễn thị tốt hơn. Bạn nên:

  • Đeo kính viễn đúng độ
  • Khám mắt định kỳ, ít nhất 6 tháng 1 lần kể cả khi mắt vẫn tốt để điều chỉnh kính nếu cần thiết.
  • Điều trị tốt các bệnh mạn tính (nếu có) như tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu…
  • Đeo kính râm, kính chống UV khi đi ngoài trời hạn chế các tia bức xạ tử ngoại từ ánh nắng mặt trời gây tổn hại đến mắt.
  • Đeo kính, mặt nạ bảo hộ để che chắn cho mắt tránh bị chấn thương khi lao động, tập thể thao.
  • Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi…)
  • Tránh nhìn gần quá lâu, sau một khoảng thời gian đọc sách, nhìn máy tính… nên hướng tầm mắt ra xa một lát để mắt thư giãn.
  • Không hút thuốc, tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
  • Đảm bảo phòng đủ sáng khi học tập, làm việc, tốt nhất là nên có ánh sáng tự nhiên.
  • Tăng cường những thực phẩm tốt cho mắt như rau xanh, hoa quả, trái cây, cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá trích…), hàu, các loại hạt…

Với những thông tin tên tin rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về viễn thị cũng như phương pháp điều trị để kiểm soát tật khúc xạ này.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/farsightedness/symptoms-causes/syc-20372495