Đau ngực là bệnh gì? 5 nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục

Khi có biểu hiện đau ngực, nguyên nhân đầu tiên mà nhiều người hay nghĩ đến đó là bệnh tim mạch, tuy nhiên trên thực tế, đó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Vậy cụ thể đau ngực là bệnh gì? Phải làm sao để hết đau? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Đau ngực là bệnh gì? Điểm danh 5 nguyên nhân phổ biến

Bệnh tim mạch

  • Hẹp mạch vành (xơ vữa mạch vành): Mạch vành bị hẹp/ tắc do mảng xơ vữa, làm giảm lượng máu nuôi tim, gây đau ngực kèm theo nặng ngực, đau lan ra cánh tay và lưng, khó thở, mệt mỏi…; để lâu có thể tiến triển thành nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng.
  • Hẹp/ hở van tim:Hẹp/hở van khi đóng sẽ làm thay đổi sự lưu thông máu, gây ứ máu tại tim gây đau nhói ngực kèm theo hụt hơi, khó thở, ho khan…
  • Viêm màng ngoài tim:Thường gây ra cảm giác đau tức vùng ngực khi hít thở hoặc khi nằm.
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim quá nhanh hay quá chậm so với mức thường có thể tác động gây ra cơn đau tức ngực khó chịu kèm theo choáng váng.
  • Suy tim: Chức năng co bóp đẩy máu của tim suy yếu có thể gây cảm giác đau ngực, khó thở, phù chi, lú lẫn, mệt mỏi, uể oải…
  • Phình tách động mạch chủ:Gây tràn máu và giãn vỡ động mạch chủ tạo ra cơn đau dữ dội vùng ngực và sau lưng.

Đau ngực là bệnh gì? Thường gặp nhất là do bệnh tim mạch

Đa số trường hợp đau ngực, đặc biệt là đau ngực trái là do các bệnh lý về tim mạch. Bởi vậy, nếu thấy biểu hiện này thường xuyên, bạn hãy đi khám sớm, đồng thời gọi ngay cho chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0987.45.49.48 để được tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả và an toàn.

Bệnh tiêu hóa

  • Trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày:gây đau ngực bụng, kèm theo ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng vùng lồng ngực.
  • Chứng khó nuốt:xảy ra khi có rối loạn thần kinh – cơ vùng thực quản gây đau ngực mỗi khi có phản xạ nuốt.
  • Bệnh về mật, tụy:sỏi mật, viêm túi mật, viêm tụy có thể gây đau hạ sườn phải và đau ngực.

Bệnh cơ – xương – khớp

Một số chấn thương vùng ngực cũng có thể gây đau ngực, cảm giác đau sẽ tăng lên nếu ấn hay chạm vào vị trí bị tổn thương.

Bệnh hô hấp

  • Thuyên tắc động mạch phổi:Mạch phổi bị tắc nghẽn bởi cục máu đông cũng có thể gây cảm giác đau ngực khi hít thở kèm theo khó thở, đánh trống ngực.
  • Chấn thương phổi hay tràn dịch màng phổi:gây cơn đau ngực, đặc biệt cơn đau sẽ tăng lên mỗi khi ho.

Ngoài ra, cảm giác đau ngực cũng có thể xay ra khi chúng ta quá lo lắng, căng thẳng hay bị zona thần kinh.

Khi nào thì bạn cần khám bác sỹ gấp nếu thấy đau ngực?

Nếu cảm giác đau ngực chỉ thoáng qua, mức độ nhẹ và hết ngay khi nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ hoặc không phải do chấn thương, va đập thì chưa quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu thường xuyên kèm theo các biểu hiện sau thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán đúng đau ngực là bệnh gì và có hướng điều trị phù hợp.

  • Đau ngực dữ dội như bị vật nặng đè nén
  • Đau ngực và đau lan ra cả cổ, hàm, vai, cánh tay trái…
  • Đau ngực đi kèm với cảm giác hụt hơi, khó thở, choáng váng, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, da xanh, nhợt nhạt, trống ngực dồn dập…

Các làm giảm đau ngực tại nhà

Bên cạnh những chỉ định điều trị của bác sĩ tùy theo nguyên nhân, để giảm bớt cảm giác đau ngực nhanh chóng hơn, bạn cũng có thể áp dụng một số lưu ý về lối sống dưới đây:

  • Thay đổi lối sống: Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là đồ ăn chiên rán nhiều lần; tăng cường ăn rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Tập thể dục: Vận động thường xuyên vừa sức mỗi ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể, giảm tình trạng đau ngực, mệt mỏi.
  • Giảm căng thẳng: Học cách giảm căng thẳng bằng cách luyện tập yoga, thiền tịnh hay đơn giản là làm các việc mình thích như nghe nhạc, vẽ tranh, đọc sách…
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá gây hại nghiêm trọng cho tim mạch – nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau ngực, vì vậy bạn nên bỏ thuốc và tránh xa môi trường chứa nhiều khói thuốc.
  • Kiểm soát đường huyết, huyết áp, cân nặng để ngăn ngừa các vấn đề tim mạch.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày giúp cơ thể trao đổi chất tốt và hoạt động khỏe mạnh hơn, qua đó giảm các yếu tố kích thích cơn đau ngực.

Thảo dược giúp giảm đau ngực hữu hiệu cho người bệnh tim mạch

Đa phần những trường hợp đau ngực trái kéo dài, kèm theo khó thở, hụt hơi, mệt mỏi… thì đều là do các bệnh lý tim mạch như xơ vữa mạch vành, hẹp/ hở van tim, suy tim gây ra. Và với những trường hợp này, bên cạnh dùng thuốc hay phẫu thuật theo chỉ định, người bệnh nên bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược để cải thiện tình trạng đau ngực nhanh và bền vững.

Hiện nay có rất nhiều thảo dược như Bồ hoàng, Hoàng bá, Mạch môn… đã được khoa học hiện đại chứng minh có khả năng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu nuôi tim, ổn định mỡ máu, chống cục máu đông; qua đó giúp loại bỏ biểu hiện đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi hiệu quả, đồng thời chống biến chứng nhồi máu cơ tim nguy hiểm.

3 thảo dược này đã được kết hợp cùng 7 thành phần tốt cho tim mạch khác tạo nên viên uống Vương Tâm Thống, đây chính là giải pháp số 1 dành cho người bệnh tim mạch thường xuyên có biểu hiện đau ngực.

Trải qua hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Vương Tâm Thống đã được hàng triệu người tin dùng, cuộc khảo sát thực tế do Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường chính là minh chứng rõ rệt cho điều này khi có kết quả:

97.05% người bệnh đánh giá rất hài lòng sau khi sử dụng Vương Tâm Thống; các triệu chứng đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp thuyên giảm rõ rệt và không còn lo phải nhập viện hay can thiệp phẫu thuật.

Người bệnh tim mạch hay đau ngực nên dùng Vương Tâm Thống để phục hồi sức khỏe

Thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn “đau ngực là bệnh gì?”. Để biết chính xác nguyên nhân gây đau ngực của mình, hãy dành thời gian đi khám sức khỏe tổng quát và can thiệp sớm để mau khỏe lại.

DS Trần Huyền