Cườm nước (tăng nhãn áp) – Đừng mất hy vọng khi mắc bệnh!

Bệnh cườm nước là nỗi “khiếp sợ” của hàng triệu người trên thế giới bởi mỗi ngày trôi qua lại có thêm rất nhiều người mất đi ánh sáng vì căn bệnh này. Nhưng đừng vội mất hy vọng, đọc ngay những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh cườm nước và cách điều trị hiệu quả, giúp gìn giữ thị lực sáng trong.

Cườm nước là gì?

Cườm nước là bệnh lý xảy ra khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương thường do áp suất chất lỏng bên trong mắt (nhãn áp) tăng cao quá mức. Nếu không điều trị kịp thời, thị lực của người bệnh sẽ giảm sút dần cho đến khi mù hoàn toàn.

Cườm nước còn có nhiều tên gọi khác như tăng nhãn áp, glocom, glaucoma, thiên đầu thống, cườm ướt, thường có thể gặp ở cả người trẻ tuổi và người cao tuổi. Bệnh được chia thành 2 dạng chính sau:

  • Cườm nước góc mở: Dạng phổ biến nhất, nhãn áp tăng từ từ nên bệnh thường diễn biến âm thầm.
  • Cườm nước góc đóng: Có tính chất cấp tính, bệnh tiến triển nhanh và gây mất thị lực, thậm chí mù lòa trong thời gian ngắn.

Cườm nước gây tổn thương dây thần kinh thị giác và dẫn đến mù lòa

Nhận biết triệu chứng cườm nước điển hình

Các triệu chứng của cườm nước góc đóng thường xuất hiện đột ngột và dữ dội, còn cườm nước góc mở lại ít khi có triệu chứng ở giai đoạn đầu nên rất khó phát hiện sớm. Tuy nhiên nếu chú ý kỹ hoặc khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Nhìn mờ như có màng sương, giảm thị lực ngoại vi (thấy vùng rìa ngoài của hình ảnh mờ và tối)
  • Đau nhức mắt
  • Đỏ mắt, sưng mắt
  • Mắt căng tức, sờ vào sẽ thấy cứng như hòn bi
  • Thấy hào quang như cầu vồng quanh bóng đèn, đèn xe, mặt trời
  • Đau đầu, đặc biệt là đỉnh đầu
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Chảy nhiều nước mắt
  • Mắt nhạy cảm ánh sáng, sợ ánh sáng và âm thanh lớn
  • Giác mạc phù nề, đồng tử (con ngươi) đục trắng

Nguyên nhân gây bệnh cườm nước

Nguyên nhân gây bệnh cườm nước chủ yếu liên quan trực tiếp đến nhãn áp của mắt. Thông thường, thể mi tiết ra chất lỏng là thủy dịch nhằm duy trì áp lực dương trong mắt, áp lực này được gọi là nhãn áp và thường dao động từ 10-21mmHg.

Ở người bệnh cườm nước, quá trình sản xuất thủy dịch tăng lên hoặc các kênh thoát thủy dịch tắc nghẽn, khiến thủy dịch bị dư thừa, làm nhãn áp tăng cao quá mức. Khi áp lực trong mắt quá lớn, các dây thần kinh thị giác sẽ bị ép nén lại, tổn thương và chết đi khiến thị lực giảm sút.

Một số yếu tố sau có thể thúc đẩy bệnh cườm nước hình thành và tiến triển nhanh hơn:

  • Tuổi tác cao
  • Bị cận thị nặng hoặc mắc các bệnh mắt như võng mạc tiểu đường, viêm màng bồ đào…
  • Tiền sử từng bị chấn thương, phẫu thuật mắt như mổ đục thủy tinh thể.
  • Sử dụng thuốc chống viêm corticoid kéo dài
  • Có người thân trong gia đình bị cườm nước
  • Chủng tộc: Người có nguồn gốc châu Phi hoặc châu Á

Bệnh cườm nước và cườm khô có phải là một?

Do tên gần giống nên khá nhiều người nhầm lẫn, tuy nhiên cườm nước và cườm khô là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng đều có thể dẫn đến mù lòa. Trong đó, cườm nước liên quan đến sự tổn thương dây thần kinh thị giác do nhãn áp tăng cao.

Còn cườm khô (tên gọi khác là đục thủy tinh thể, cườm hạt, cườm đá) là tình trạng thủy tinh thể – thấu kính giúp hội tụ ánh sáng của mắt bị mờ đục, làm cản trở ánh sáng đi qua và khiến cho tầm nhìn bị mờ nhòe như có màng sương che.

Cườm nước và cườm khô là 2 bệnh mắt hoàn toàn khác nhau

Cườm nước có nguy hiểm không?

Theo thống kê, trên thế giới có đến 60 triệu người bị giảm thị lực, và gần 5 triệu người trong số đó đã mất thị lực vĩnh viễn do bệnh cườm nước, xếp thứ 2 trong các nguyên nhân gây mù lòa, chỉ đứng sau đục thủy tinh thể.

Khi thị lực giảm sút, người bệnh phải đối mặt với rất nhiều trở ngại trong cuộc sống. Ở giai đoạn nặng, những việc đơn giản như ăn uống, tắm rửa… đều cần có người hỗ trợ. Sự bất lực khi bản thân trở thành gánh nặng cho gia đình cộng thêm nỗi lo về bệnh tật, về mù lòa khiến người bệnh càng chán nản, mệt mỏi hơn.

Bệnh cườm nước và cách điều trị hiệu quả

Đáng tiếc là cho đến nay chưa có phương pháp nào chữa khỏi được bệnh cườm nước, nhưng điều đó không có nghĩa là ai mắc bệnh cũng sẽ mù lòa. Hiện nay, một số phương pháp sau đã chứng minh hiệu quả tích cực giúp ngăn chặn bệnh cườm nước:

Thuốc điều trị cườm nước

Một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, chất chủ vận alpha-2, chất tương tự prostaglandin, thuốc ức chế rho-kinase, chất ức chế anhydrase carbonic… thường được chỉ định trong điều trị cườm nước ở giai đoạn đầu, dùng theo đường nhỏ mắt hoặc uống nếu nhỏ mắt không hiệu quả.

Những thuốc này có tác dụng ngăn cản quá trình bài tiết thủy dịch hoặc tăng đào thải thủy dịch, làm giảm nhãn áp, hạn chế tổn thương thần kinh thị giác, và thông thường phải dùng trong thời gian dài.

Bổ sung vi chất cho dây thần kinh thị giác

Muốn giữ gìn được đôi mắt sáng rõ, việc hạ nhãn áp là chưa đủ, người bệnh cườm nước cần đặc biệt quan tâm đến tăng sức đề kháng tự nhiên của dây thần kinh thị giác để khỏi bị tổn thương khi nhãn áp cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung các dưỡng chất sau sẽ giúp dây thần kinh thị giác khỏe và dẻo dai hơn:

  • Astaxanthin từ Vi tảo lục Haematococcus pluvialis: Chất chống oxy hóa mạnh gấp hàng trăm lần Omega-3, vitamin A, C, E…, giúp loại sạch gốc tự do, ức chế quá trình stress oxy hóa làm tổn hại dây thần kinh thị giác và ngăn chặn sự “chết đi” của các tế bào thần kinh thị giác.
  • Thảo dược Câu kỷ tử: giúp bảo vệ, sửa chữa và phục hồi các tế bào thần kinh thị giác bị tổn thương.
  • Alpha Lipoic Acid: Chất chống oxy hóa linh động có khả năng thấm sâu vào đáy mắt, giúp tăng cường sức bền, sức chống chịu của dây thần kinh thị giác.
  • Vitamin B2, Kẽm: Nuôi dưỡng, tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của dây thần kinh thị giác.

Kết hợp đầy đủ những dưỡng chất kể trên, Minh Nhãn Khang Platinum là viên bổ mắt được các bác sỹ Nhãn khoa ưu tiên lựa chọn cho người bệnh cườm nước để làm chậm tiến triển của bệnh; giảm triệu chứng nhìn mờ, đau nhức, chảy nước mắt; cải thiện thị lực và tránh mù lòa.

Minh Nhãn Khang Platinum – Giải pháp gìn giữ thị lực cho người bệnh cườm nước

Điều đó đã được minh chứng qua thực tiễn, rất nhiều người bị cườm nước nặng, thậm chí là mắc kèm thêm bệnh cườm khô nhưng mắt vẫn sáng rõ, không cần phẫu thuật nhờ dùng Minh Nhãn Khang Platinum, ví như câu chuyện của cô Ngọc (HCM) trong video sau:

Cách trị cườm nước tự nhiên, tăng thị lực đến 9/10

Bạn đọc cũng có thể lắng nghe thêm đánh giá của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội, Bệnh viện Y học cổ truyền TW để an tâm lựa chọn Minh Nhãn Khang Platinum nếu mắc bệnh cườm nước nguy hiểm trong video sau:

TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh nói về tác dụng Minh Nhãn Khang Platinum với cườm nước

Cườm nước có phải mổ không?

Phẫu thuật được chỉ định khi dùng thuốc mà nhãn áp vẫn cao hoặc trong tình trạng cấp tính cần hạ nhãn áp ngay. Tùy từng trường hợp, bác sỹ có thể lựa chọn một số phương pháp sau:

  • Chiếu laser: để tạo ra khoảng 80 – 100 lỗ nhỏ trên mống mắt, đưa thủy dịch lưu thông ra ngoài.
  • Cắt bè củng giác mạc: Cắt bỏ một phần nhỏ của mống mắt để hình thành kênh thoát thủy dịch mới.
  • Quang đông thể mi: Chiếu laser để ngăn thể mi sản xuất thủy dịch, làm giảm lượng thủy dịch do mắt tạo ra.
  • Cấy ống thoát thủy dịch nhân tạo: một ống silicon nhỏ được cấy vào mắt để tạo kênh thoát cho thủy dịch đi ra ngoài.

Phẫu thuật chỉ mang tính chất hạ nhãn áp tạm thời nên người bệnh cườm nước vẫn cần duy trì dùng thuốc hàng ngày để ổn định nhãn áp sau mổ, đồng thời vẫn nên bổ sung đủ dưỡng chất cho mắt qua các sản phẩm hỗ trợ như Minh Nhãn Khang Platinum để giúp mắt nhanh hồi phục và tránh biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh cườm nước và cách điều trị hiệu quả để gìn giữ thị lực. Nếu cần được tư vấn thêm về bệnh, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn nhanh nhất.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glaucoma/symptoms-causes/syc-20372839