Căng thẳng stress ở trẻ: Cha mẹ đừng chủ quan xem nhẹ!

Căng thẳng stress ở trẻ em nếu không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu căng thẳng stress ở trẻ chính là cách tốt nhất để cha mẹ có thể đồng hành cùng con yêu vượt qua để phát triển tốt nhất về cả thể chất và tinh thần.

Biểu hiện căng thẳng stress ở trẻ

Cha mẹ cần hiểu rằng trẻ em không phải “người lớn thu nhỏ”, vì thế những dấu hiệu căng thẳng stress ở trẻ đôi khi sẽ khó nhận biết hơn và cũng có nhiều điểm khác biệt, cụ thể gồm:

  • Mệt mỏi, lo lắng: Trẻ bất an, không thể ngồi yên một chỗ, đặt qua đặt lại một vật gì đó, hoặc sốt ruột như thể có việc làm trẻ phải đứng dậy và cần đi đâu đó.
  • Khó kiểm soát cảm xúc, hay tức giận, nổi nóng: Trẻ hay khó chịu, tức giận, cáu gắt, mất bình tĩnh. Lúc này trẻ có thể bộc phát những cảm xúc không phù hợp với hành vi hoặc tình huống hiện tại.
  • Khó ngủ, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: Những lo lắng và sợ hãi có thể xuất hiện trong lúc đi ngủ, gây khó ngủ, mất ngủ hoặc gặp ác mộng.
  • Mất tập trung chú ý, ghi nhớ kém: Căng thẳng khiến trẻ khó tập trung hơn khi nghe giảng hay làm bài tập, đồng thời làm giảm khả năng ghi nhớ của trẻ, ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập.
  • Tự cô lập bản thân: Trẻ em bị căng thẳng, stress có thể muốn ở một mình và không giao tiếp với bạn bè hoặc gia đình. Trẻ thường lảng tránh đám đông, không thích trò chuyện hay tham gia bất kỳ cuộc hoạt động tập thể nào.
  • Đau đầu hoặc đau bụng thường xuyên: Khi trẻ bị căng thẳng hoặc lo lắng, cơ thể sẽ giải phóng hormone cortisol vào máu, có thể gây đau bụng và đau đầu.
  • Thay đổi trong hành vi, cách cư xử: Trẻ dễ tức giận, cáu gắt và nảy sinh hành vi chống đối hoặc thay đổi cách cư xử với mọi người hoặc phát sinh những tính cách mà trước nay không hề có. Trẻ có thể nói dối, ăn cắp vặt hay cãi lời người lớn.
  • Hành vi không tự chủ: Trong một số trường hợp, với những trẻ nhỏ, hành vi như mút ngón tay, đái dầm, nghiến răng cũng có thể cho thấy trẻ đang gặp căng thẳng.

Dễ tức giận, nổi nóng là biểu hiện căng thẳng sress ở trẻ

Nguyên nhân gây căng thẳng stress ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây căng thẳng stress ở trẻ em, trong đó gồm:

– Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều: Kỳ vọng ở con cái là điều thường thấy và dễ hiểu ở nhiều cha mẹ. Tuy nhiên kỳ vọng quá nhiều sẽ tạo ra áp lực khiến trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress.  

– Gia đình không hạnh phúc: Cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, tranh cãi hoặc trẻ hay bị cha mẹ la mắng, cấm đoán cũng sẽ dễ dàng bị căng thẳng, stress.

– Một sự mất mát hay thay đổi quá đột ngột: Sự thay đổi trong gia đình, trường học hay trong các mối quan hệ của trẻ cũng có thể là nguyên nhân tạo ra căng thẳng stress ở trẻ. Đặc biệt là các biến cố lớn như cha mẹ ly hôn, mất cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình,….

– Không thích ứng được với môi trường mới: Khi trẻ được chuyển tới một môi trường sống mới, trường học mới. Nếu trẻ không thể hòa nhập và thích ứng được, trẻ sẽ rơi vào tình trạng cô độc, lẻ loi và dần thu mình vào vỏ bọc cá nhân.

Căng thẳng stress ở trẻ gây ra những hậu quả gì?

Tình trạng căng thẳng stress ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của các con, cụ thể như sau:

  • Ảnh hưởng tâm lý của trẻ: Căng thẳng stress kéo dài sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng khó kiểm soát cảm xúc, có thể gây ra các chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm, thậm chí nảy sinh hành vi tự tử, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Suy giảm nhận thức, trí nhớ: Căng thẳng stress ở trẻ có thể gây tăng giải phóng hormon cortisol gây mất tập trung, giảm trí nhớ và làm suy giảm khả năng nhận thức ở trẻ.
  • Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Tâm lý căng thẳng quá mức, khả năng tập trung, nhận thức, ghi nhớ kém khiến trẻ khó có thể nghe, hiểu bài giảng trên lớp, kết quả học tập ngày càng sa sút, trẻ không theo kịp bạn bè đồng trang lứa.
  • Suy giảm khả năng miễn dịch: Căng thẳng, stress kéo dài có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh mạn tính.

Căng thẳng stress khiến trẻ thường mất tập trung, giảm trí nhớ, học hành kém

Cha mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng căng thẳng stress ở trẻ?

Khi nhận thấy những biểu hiện căng thẳng stress ở trẻ, cha mẹ cần có những giải pháp thích hợp để giúp con yêu “thoát khỏi” những cảm xúc tiêu cực này, bằng cách:

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • Dạy con cách để kiểm soát cảm xúc, chẳng hạn như hít sâu thở chậm, ngồi thiền hoặc nghe một bài hát yêu thích khi cảm thấy căng thẳng, stress.
  • Tạo điều kiện để con được làm những điều mình yêu thích như vẽ tranh, chơi trò chơi, hát, nhảy,… để giải tỏa căng thẳng
  • Cha mẹ nên dành thời gian quan tâm, gần gũi và chăm sóc con nhiều hơn. Điều này giúp con giải tỏa căng thẳng, cảm thấy an toàn và được yêu thương.
  • Cùng nhau trò chuyện, tâm sự như những người bạn để hiểu rõ những vấn đề gây căng thẳng stress ở trẻ và giúp con nhanh chóng vượt qua
  • Khuyến khích con tập thể dục, thể thao hàng ngày nhằm giúp cải thiện sức khỏe, cải thiện tinh thần, giảm bớt stress, căng thẳng.
  • Hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, dầu mỡ, đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và chú trọng các loại rau, củ, quả tươi.

Giải pháp tự nhiên giúp xoa dịu căng thẳng stress ở trẻ

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống khoa học, lành mạnh, để cải thiện tình trạng căng thẳng stress ở trẻ, các chuyên gia Nhi khoa khuyên cha mẹ bổ sung cho con những sản phẩm có chứa thành phần Phosphatidylserine.

Bởi lẽ, nghiên cứu tại viện Y tế Quốc gia Bethesda (Hoa Kỳ) cho thấy, Phosphatidylserine có tác dụng cải thiện rõ rệt trạng thái tinh thần, tạo sự thư giãn, thoải mái, giảm tình trạng lo âu, căng thẳng thần kinh quá mức ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra, Phosphatidylserine còn có khả năng tác động đến quá trình dẫn truyền thần kinh, giúp giảm mức độ trầm cảm, căng thẳng rất tốt.

Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu còn cho thấy bổ sung đồng thời Phosphatidylserine và DHA có thể tăng khả năng tập trung, tư duy, ghi nhớ hiệu quả, đồng thời cải thiện đáng kể tình trạng căng thẳng, lo âu ở trẻ.

Chính vì lẽ đó, mà cốm Egaruta Platinum ra đời, là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có chứa bộ đôi Phosphatidylserine, DHA cùng các dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie và thảo dược tự nhiên Câu đằng, An tức hương, tạo nên một công thức tối ưu, toàn diện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ, cụ thể gồm:

  • Dưỡng tâm an thần, xoa dịu những kích thích quá mức, nhờ đó giúp giảm căng thẳng thần kinh, chống trầm cảm.
  • Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp chăm sóc trí não toàn diện, giúp tăng cường khả năng tập trung, tư duy, nhận thức, ghi nhớ để trẻ học nhanh, nhớ lâu hơn.
  • Làm giảm tình trạng mệt mỏi, uể oải, rối loạn giấc ngủ, giúp tinh thần trẻ thoải mái, cải thiện các mối quan hệ.

4 lợi ích của cốm Egaruta Platinum với trẻ căng thẳng stress

Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta Platinum đã trở thành giải pháp hàng đầu được nhiều chuyên gia đánh giá cao và hàng ngàn phụ huynh tin yêu lựa chọn, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng căng thẳng stress ở trẻ, đồng thời giúp các con tập trung, chú ý, tư duy, ghi nhớ, học tập tốt hơn.

Vô cùng tâm đắc về tác dụng bổ não, giảm căng thẳng mà cốm Egaruta Platinum mang lại, chị Phạm Thị Hường (ở phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ:

“Bé nhà mình uống sang đến hộp thứ 3 thì mình thấy con có cải thiện rõ hơn rồi, con hợp tác học hành tốt hơn, tập trung chú ý tốt hơn, trong lớp bớt bồn chồn, ngọ nguậy chân tay, tinh thần cũng phấn chấn không còn căng thẳng, uể oải như trước. Sau 2 tháng thì con đã tập trung rất tốt và mẹ không còn phải hối thúc hay ngồi kèm học nữa rồi.”

Bí quyết giúp giải tỏa căng thẳng ở trẻ

Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về cốm Egaruta Platinum, hãy liên hệ đến số: 0987.45.49.48 để được tư vấn chi tiết.

Căng thẳng stress ở trẻ em là vấn đề mà cha mẹ không thể chủ quan, vì nếu không sớm được hỗ trợ kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ. Bởi vậy, ngay khi thấy con có biểu hiện căng thẳng quá mức, cha mẹ cần có những biện pháp tích cực để giúp con giảm stress và chắc hẳn cốm Egaruta Platinum sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời cùng con yêu sớm cải thiện tình trạng này.

Dược sĩ Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/stressed-out-kids