Cách khắc phục chứng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn

Không chỉ trẻ em mà rất nhiều người lớn cũng phàn nàn về chứng đổ mồ hôi trộm làm họ không thể tròn giấc mỗi đêm. Điều đáng lo ngại hơn là tình trạng này có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy cụ thể, ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn là do đâu? Điều trị như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Đổ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm hay y học cổ truyền còn gọi là chứng đạo hãn là tình trạng đổ mồ hôi nhiều bất thường ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc đầu, gáy, lưng, toàn thân… vào ban đêm trong lúc ngủ nhưng khi tỉnh dậy thì mồ hôi không ra nữa.

Mồ hôi trộm ra quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm giảm thân nhiệt khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, đặc biệt là ở người già, người mới ốm dậy… và gây mất nước cùng chất điện giải, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt khi ngủ dậy.

Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn có nguy hiểm không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn. Trước tiên là do yếu tố môi trường như thời tiết nắng nóng, phòng ngủ bí bách, đắp chăn mền dày, mặc quá nhiều quần áo… hoặc uống rượu bia, ăn đồ cay nóng trước khi ngủ.

Nếu bỏ qua những nguyên nhân trên mà bạn vẫn thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm trong trạng thái mồ hôi ướt đẫm áo, chăn gối, ga giường… thì hãy thận trọng với một số bệnh sau:

  • Ung thư: Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn có thể là triệu chứng của 7 loại ung thư khác nhau, đó là u lympho Hodgkin, u lympho không Hodgkin, bệnh bạch cầu (ung thư máu), u trung biểu mô, u carcinoid, ung thư gan, ung thư xương.
  • Bệnh cường giáp: Tuyến giáp tiết dư thừa hormon gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi toàn thân kèm các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, sụt cân nhanh, mắt lồi, bưới cổ, run tay…
  • Trào ngược dạ dày thực quản: các triệu chứng bao gồm vã mồ hôi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, khó thở, nóng rát vùng thượng vị, tình trạng này thường xảy ra về đêm khi ngủ.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Hệ thần kinh chi phối tuyến mồ hôi bị rối loạn chức năng làm rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi trộm trong thời gian dài kèm theo hay bồn chồn, lo âu, căng thẳng, bất an.
  • Nhiễm trùng: Một số tình trạng nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính như bệnh lao, viêm tủy xương, HIV/AIDS, viêm phổi… thường gây đổ mồ hôi đêm kèm theo sốt và mệt mỏi.
  • Đái tháo đường: Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn có thể là một biến chứng trên thần kinh do tiểu đường gây ra, thường gặp ở những người mắc bệnh lâu năm.
  • Thời kỳ mãn kinh, mãn dục: Thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên do sụt giảm các hormone sinh dục như estrogen, progesterone, testosterone với dấu hiệu là đổ mồ hôi đêm, khó ngủ, bốc hỏa, rụng tóc, giảm ham muốn, hay cáu gắt….

Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn là một dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh

  • Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu thấp sẽ làm giải phóng hormone adrenalin, kích hoạt hệ thần kinh giao cảm khiến bạn vã mồ hôi liên tục. Hạ đường huyết thường gặp ở người bệnh đái tháo đường do tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc do nhịn ăn tối để giảm cân.
  • Nhồi máu cơ tim: Nếu bạn tỉnh giấc giữa đêm trong tình trạng mồ hôi ướt đẫm người kèm đau thắt ngực trái, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn…, hãy gọi cấp cứu ngay vì rất có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: là tình trạng mà người bệnh có những khoảng ngừng thở ngắn trong lúc ngủ gây thiếu oxy tạm thời cho não, dẫn đến đổ mồ hôi trộm nhiều, đau đầu, mất tập trung, mệt mỏi khi tỉnh dậy.

Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn điều trị như thế nào?

Ưu tiên điều trị nguyên nhân

Nếu thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm, đầu tiên bạn nên đi khám để tìm lý do, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhằm loại bỏ nguyên nhân, khi đó mồ hôi sẽ giảm.

  • Rối loạn thần kinh thực vật: Có thể điều trị bằng thuốc kháng cholinergics, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc an thần nhóm benzodiazepam… có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân và giảm căng thẳng.
  • Bệnh cường giáp: Sử dụng thuốc kháng giáp hoặc liệu pháp I-ốt phóng xạ để ức chế sản xuất hormone, hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
  • Bệnh tiểu đường: Điều trị bằng insuline và các loại thuốc hạ đường huyết.
  • Bệnh nhiễm trùng: Ưu tiên dùng thuốc kháng sinh, kháng vi rút.
  • Thời kỳ mãn kinh, mãn dục: Tăng cường bổ sung nội tiết tố (estrogen, progesterol, testosterol) qua chế độ dinh dưỡng hoặc sản phẩm hỗ trợ.
  • Bệnh ung thư: Điều trị bằng thuốc, xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật.
  • Bệnh tim mạch: Có thể dùng thuốc hạ huyết áp, hạ mỡ máu, chống đông máu, thuốc giãn mạch vành, thuốc trợ tim… tùy tình trạng cụ thể.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton, kháng acid… để ngăn chặn tiết acid của dạ dày.

Điều trị mồ hôi trộm bằng thảo dược

Để điều trị chứng đạo hãn (ra mồ hôi trộm), y học cổ truyền thường dùng các thảo dược có công dụng se nhỏ lỗ chân lông, cải thiện sức bền da, ngăn mồ hôi thoát ra ngoài như Sơn thù du, Hoàng kỳ…, kết hợp với Thiên môn đông giúp làm dịu thần kinh, tăng sức đề kháng, bổ sung nước, chống mệt mỏi.

Bài thuốc này không chỉ làm giảm mồ hôi trộm hiệu quả mà còn ngăn ngừa tình trạng kiệt sức do mất nước, giảm nguy cơ bị nhiễm lạnh khi mồ hôi ra quá nhiều; đồng thời, giúp cải thiện tinh thần để người bệnh giảm lo âu, căng thẳng và ngủ ngon giấc hơn.

Bộ 3 thảo dược cho người bị ra nhiều mồ hôi trộm khi ngủ

Những tác dụng trên cũng đã được y học hiện đại công nhận qua nhiều nghiên cứu như thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải cho kết quả rất khả quan, sau khi điều trị bằng dịch chiết Hoàng kỳ, người bệnh đã giảm rõ rệt mồ hôi trộm, người khỏe, tinh thần thoải mái, ăn ngủ tốt hơn.

Nghiên cứu tại Viện Dược liệu – Đại học Bundelkhand, Ấn Độ còn chứng minh, Thiên môn đông có tác dụng ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, quá đó điều chỉnh quá trình bài tiết mồ hôi trở lại bình thường.

Hiện nay, người bệnh có thể sử dụng viên uống Hòa Hãn Linh được bào chế từ các thảo dược trên để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm. Sản phẩm đã được nhiều bác sỹ, dược sỹ và người dùng đánh giá cao hiệu quả cũng như độ an toàn trong điều trị mồ hôi.

Cùng lắng nghe phân tích của GS.TS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam và chia sẻ của người bệnh về viên uống thảo dược này trong video sau:

Đánh giá về viên uống giảm mồ hôi trộm Hòa Hãn Linh

Lưu ý khi bị ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn

  • Không nên uống trà đặc, cà phê, nước tăng lực, bia, rượu… vào buổi tối.
  • Tránh ăn trong khoảng 2 tiếng trước khi ngủ, đặc biệt là các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Uống đủ nước và tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi để làm mát cơ thể.
  • Dành khoảng 15 – 30 phút trước khi ngủ để ngồi thiền, hít thở sâu, nghe nhạc nhẹ hoặc ngâm chân nước ấm nhằm thư giãn tinh thần.
  • Tạo thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ, không nên thức khuya.
  • Bật quạt, điều hòa, thông gió để phòng ngủ thông thoáng và mát mẻ.
  • Chăn gối, ga giường nên dùng loại có chất liệu thấm mồ hôi tốt và thay giặt thường xuyên để tránh mùi, ẩm mốc.
  • Chọn quần áo ngủ thoải mái, chất vải mát như cotton, lụa, lanh…, khi quần áo bị ướt mồ hôi thì nên thay ngay để tránh cảm lạnh.

Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn, do đó, bạn không nên chủ quan, hãy khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ đến số 0987.45.49.48 để được chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/menopause/guide/8-causes-of-night-sweats