Cách chữa mồ hôi trộm hiệu quả cho trẻ em và người lớn

Không chỉ trẻ nhỏ mà rất nhiều người lớn cũng gặp phải chứng đổ mồ hôi trộm khiến họ mất ngủ hằng đêm. Nếu bạn đang bị làm phiền bởi tình trạng này, sao không thử áp dụng ngay các cách chữa mồ hôi trộm hiệu quả ngay sau đây.

Đổ mồ hôi trộm do đâu?

Mồ hôi trộm là tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ, thường vào ban đêm, mồ hôi có thể ra nhiều ở đầu, gáy, lưng, lòng bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân làm ướt quần áo, chăn gối, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc, nguy hiểm hơn còn làm cơ thể bị nhiễm lạnh và mất nước, dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức khi tỉnh dậy.

Trẻ em hay người lớn đều có thể bị đổ mồ hôi trộm, nguyên nhân thường do rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật (nơi phụ trách bài tiết mồ hôi) hoặc do thiếu canxi, nhiễm trùng, bệnh tim mạch, ung thư, cường giáp, tiểu đường, thời kỳ tiền mãn kinh… Bởi vậy, cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Muốn chữa mồ hôi trộm hiệu quả cần nắm rõ nguyên nhân

Chữa mồ hôi trộm theo y học cổ truyền

Sử dụng thảo dược thường được ưu tiên trong chữa mồ hôi trộm vì lành tính, an toàn, hiệu quả tốt. Trong đó, y học cổ truyền đánh giá cao tác dụng của một số một vị thuốc tiêu biểu sau:

  • Hoàng kỳ: Có tác dụng làm khỏe da, ngăn mồ hôi thoát qua da, đồng thời, tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng, chống mệt mỏi khi đổ mồ hôi. Nghiên cứu tại bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải cũng cho thấy, sau khi sử dụng Hoàng kỳ, người bệnh đã giảm hẳn mồ hôi trộm, ăn ngủ ngon, tinh thần thoải mái hơn.
  • Thiên môn đông: Theo nghiên cứu tại Đại học Bundelkhand (Ấn Độ), Thiên môn đông giúp ổn định hệ thần kinh thực vật, điều hòa bài tiết mồ hôi và làm mát cơ thể, nhờ đó giảm tiết mồ hôi tự nhiên; ngoài ra còn bổ sung dịch để ngăn đổ mồ hôi gây mất nước.
  • Sơn thù du: Ra mồ hôi trộm một phần do lỗ chân lông mở khiến mồ hôi thoát ra ngoài. Hoạt chất tanin trong Sơn thù du có đặc tính săn se da, thu nhỏ lỗ chân lông, vừa ngăn đổ mồ hôi, vừa hạn chế thoát nhiệt qua da, tránh nguy cơ bị nhiễm lạnh khi đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã ứng dụng công nghệ lượng tử Quantum để chiết xuất và bào chế được viên uống Hòa Hãn Linh từ các thảo dược Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông… giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng ra mồ hôi trộm ở cả trẻ em và người lớn.

Hòa Hãn Linh – Giải pháp thảo dược an toàn cho người bị ra mồ hôi trộm

Hòa Hãn Linh đã có uy tín hơn 15 năm, được nhiều chuyên gia như GS.BS Lê Đức Linh, GS.BS Hoàng Bảo Châu… đánh giá tốt nên người bệnh yên tâm tham khảo sử dụng để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm, giảm mệt mỏi, khó chịu do mồ hôi gây ra.

Cùng lắng nghe GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam phân tích tác dụng của Hòa Hãn Linh trong video sau:

Công dụng của viên uống giảm tiết mồ hôi Hòa Hãn Linh

Thực tế, có rất nhiều trường hợp mắc chứng đổ mồ hôi trộm, đêm nào cũng phải thay 3 – 4 bộ quần áo vì ướt mồ hôi nhưng chỉ sau một thời gian ngắn dùng Hòa Hãn Linh cơ thể đã khô ráo, người khỏe khoắn, ngủ ngon giấc, không còn lo âu, căng thẳng. Chia sẻ của chú Vinh trong video sau là một ví dụ điển hình:

Bí quyết chữa mồ hôi trộm bằng thảo dược

Chữa mồ hôi trộm bằng thuốc tây

Việc sử dụng thuốc tây điều trị mồ hôi trộm sẽ dựa trên nguyên nhân, người bệnh cần đi khám, sau khi xác định được chính xác tình trạng đổ mồ hôi trộm do đâu, bác sỹ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp, chẳng hạn như:

  • Kháng sinh, chống viêm khi có viêm nhiễm trùng
  • Bổ sung canxi, vitamin D3 nếu đổ mồ hôi trộm thiếu các chất này.
  • Thuốc hạ đường huyết khi bị tiểu đường
  • Bổ sung nội tiết tố nếu do rối loạn nội tiết…

Ngoài ra, bác sỹ có thể kê thêm các loại thuốc giảm tiết mồ hôi như thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta, thuốc bôi da chứa muối nhôm… Những thuốc này chỉ dùng trong thời gian ngắn theo đúng chỉ định vì có thể gây ra tác dụng phụ là nhìn mờ, khô miệng, khô mắt, táo bón, bí tiểu, rối loạn nhịp tim…

Món ăn dân gian chữa mồ hôi trộm

Dân gian có nhiều món ăn có công dụng giảm chứng đổ mồ hôi trộm mà người bệnh có thể áp dụng kết hợp cùng việc sử dụng Hòa Hãn Linh để có hiệu quả nhanh hơn.

  • Cháo trai: Trai đồng 5 con, rửa sạch, luộc chín, gạn lấy nước luộc rồi cho 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ đã vo sạch vào nấu cháo. Ruột trai làm sạch, thái nhỏ, ướp gia vị; lá dâu tằm non (30g) rửa sạch, thái nhỏ. Khi cháo nhừ, cho ruột trai, lá dâu vào, đun sôi lại là được, ăn liền trong 4 – 5 ngày.
  • Cháo hến: Gạo nếp, gạo tẻ mỗi loại 1 nắm nhỏ, vo sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước vừa đủ nấu cháo. Ruột hến (100g) rửa sạch, phi thơm hành rồi rang chín để khử mùi tanh. Rễ hẹ (50g) đem xay và chắt lấy nước. Khi cháo chín thì cho ruột hến, nước rễ hẹ vào, đun sôi lên rồi múc ra bát ăn.
  • Canh lá dâu: Lá dâu tằm non (50g) rửa sạch, thái nhỏ; thịt băm (100g) ướp gia vị, phi thơm hành rang chín thịt rồi thêm nước đun sôi, sau đó cho lá dâu vào, đợi canh sôi lại là được, ăn liền trong 5 ngày.
  • Cháo thục địa: Thục địa (30g) giã nát, gói trong túi vải sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước ngâm một lúc rồi đun sôi nhỏ lửa. Sau đó, bỏ túi vải ra ngoài, cho 50g gạo tẻ đã vo sạch vào nấu cháo. Mỗi ngày ăn 1 bát cháo thục địa vào buổi sáng, liên tục trong 10 ngày.
  • Cháo phù tiểu mạch: Gạo tẻ (50g) vo sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước nấu cháo, khi cháo gần chín thì cho bột phù tiểu mạch (20g) vào đun tiếp, nên ăn khi nóng vào buổi sáng và tối.
  • Chè đậu xanh táo đỏ: Đậu xanh 50g, táo đỏ 50g, ngâm đậu xanh 2 tiếng rồi vo sạch, cho vào nồi, thêm nước ninh nhỏ lửa đến khi nhừ, sau đó cho táo đỏ, đường phèn vào đun tiếp.
  • Cháo bách hợp: Gạo tẻ (50g) vo sạch, cho vào nồi cùng bách hợp (30g) và nấm tuyết (10g), thêm nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cháo chín thì thêm đường phèn là ăn được.

Tin rằng những cách chữa mồ hôi trộm trong bài viết sẽ là kim chỉ nam giúp bạn có một giấc ngủ trọn vẹn, không còn bị phiền nhiễu bởi tình trạng mồ hôi trộm nữa. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy gọi điện đến tổng là 0987.45.49.48

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/symptoms/night-sweats/basics/definition/sym-20050768