BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VỚI SỨC KHOẺ TRẺ EM

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VỚI SỨC KHOẺ TRẺ EM

Nguyễn Công Khanh

Hội Nhi khoa Việt Nam

 

TÓM TẮT

Khí hậu toàn cầu đương nóng dần lên, mực nước biển dâng cao hơn hàng năm, ảnh hưởng đến đời sống nhân loại, trẻ em là nhóm có nhiều nguy cơ nhất. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sức khoẻ trẻ em liên quan với biến đổi môi trường, thay đổi thời tiết và thay đổi về sinh thái. Biến đổi môi trường với tăng khí nhà kính do con người gây ra làm ô nhiễm không khí, dẫn đến tăng bệnh hô hấp, hen, cháy nắng, u hắc sắc tố và suy giảm miễn dịch. Thay đổi thời tiết, nhiệt độ tăng, nhiều thảm hoạ thiên nhiên, trực tiếp gây ra cảm nhiệt, đuối nước, bệnh tiêu hoá, xang chấn tâm thần. Thay đổi sinh thái có thể làm tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng và phát triển, dị ứng, ung thư, dị tật, tăng các bệnh qua trung gian truyền bệnh (sốt rét, dengue, viêm não, bệnh Lyme) và phát sinh bệnh nhiễm khuẩn mới (bệnh West Nile, hantavirus). Hai chiến lược để ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sức khoẻ trẻ em, phù hợp với chiến lược dự phòng tiên phát và thứ phát là chiến lược làm giảm nhẹ và chiến lược tình thế. Chiến lược làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu bao gồm chiến lược làm giảm thải khí nhà kính. Chiến lược tình thế bào gồm các chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Thầy thuốc nhi khoa cần phối hợp tham gia hai chiến lược này vào hoạt động nghề nghiệp thường xuyên.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Môi trường, Chăm sóc sức khoẻ trẻ em, Nhi khoa.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chúng ta đang sống ở một thế giới đang có nhiều biến đổi lớn về khí hậu, ảnh hưởng đến đời sống nhân loại. Trẻ em, là nhóm có nhiều nguy cơ nhất, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp với sức khoẻ và sống còn của sự biến đổi khí hậu này. Theo ước tính của Tổ chức y tế Thế giới, một phần ba bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, nước, đất và thực phẩm (McMichael và cs 2008, Prüss-Ustün và Corvalan 2006 và 2007); 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố môi trường (1). Trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) có 4 mục tiêu liên quan trực tiếp đến sức khoẻ là xoá đói giảm nghèo, giảm tử vong trẻ em, cải thiện sức khoẻ người mẹ, và chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác; và một mục tiêu liên quan đến biến đổi khí hậu, đó là bảo đảm môi trường sống ổn định. Để thích hợp với môi trường sống, cần có những giải pháp làm giảm nhẹ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chiến lược tình thế cũng như hành vi thích hợp để cải thiện sức khoẻ. Trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ trẻ em, chúng ta cần hiểu biết đầy đủ những hậu quả trực tiếp và gián tiếp, hiện tại và lâu dài của biến đổi khí hậu, tham gia tích cực các hoạt động làm giảm nhẹ và chiến lược tình thế với biến đổi khí hậu, ở mọi lĩnh vực, nhằm cải thiện sức khoẻ trẻ em (2).

II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

Khí hậu toàn cầu đương nóng dần lên, băng đương tan làm mực nước biển toàn cầu dâng cao hơn hàng năm (3). Biểu đồ ghi nhận nhiệt độ mặt đất và biển từ 1860 đến 2000 cho thấy toàn cầu đương nóng dần lên (hình1). Theo trung tâm số liệu khí hậu quốc gia, nhiệt độ bề mặt toàn cầu mỗi thế kỷ tăng gần (0,60C (1,10F)/thế kỷ), nhưng từ 1976 tăng cao trên 3 lần (3). Những năm 1990 là thập kỷ nóng nhất. Theo dự đoán của Tổ chức ghi nhận thay đổi khí hậu liên chính phủ (IPCC: Intergovermental Panel on Climate Change), nhiệt độ toàn cầu có thể tăng từ 1,40C đến 5,80C vào năm 2100 (4). Nhiệt độ toàn cầu tăng lên làm bể băng vùng Bắc cực tiếp tục tan, mực nước biển trong 100 năm qua tăng lên 1-2 mm/năm (5). IPCC dự đoán, nhiệt độ và mực nước biển toàn cầu tiếp tục tăng lên trong suốt thế kỷ 21 (6).

Toàn cầu nóng lên là kết quả tương tác giữa khí nhà kính (greenhouse gases), khí quyển trái đất và mặt trời. Nhờ nhiệt từ khí nhà kính (KNK) được giữ lại trong hơi nước, CO2 và các thành tố tự nhiên khác trong khí quyển, tạo ra khí quyển sinh học hiện nay (biosphere); không có nhiệt từ KNK, trái đất không có sự sống vì là một hành tinh đông lạnh (nhiệt độ trung bình là -180C). Song, kể từ khi phát triển công nghiệp, hoạt động của nhân loại làm tăng đột ngột một khối lượng lớn KNK trong khí quyển làm nhiệt độ toàn cầu tăng dần lên. Tỷ lệ KNK tăng cao tới 20% từ năm 1990. Để giữ thăng bằng nhiệt độ toàn cầu, năng lượng toả chiếu từ trái đất phải cân bằng với năng lượng hấp thụ từ mặt trời. Năng lượng từ KNK toả chiếu nhiều hơn làm nhiệt độ toàn cầu tăng dần. Ba loại khí gây hiệu ứng nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane và mitrogen oxide; tiếp theo là sulfur oxide, ozone và halocarbone phát sinh từ đốt cháy nhiên liệu và hoạt động nông nghiệp (7.8).

CO2 là khí quan trọng nhất của khí nhà kính, phần lớn được toả ra từ đốt cháy nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu và khí đốt. Lượng carbon dioxide toả ra từ nguyên liệu hoá thạch ở các vùng và quốc gia được trình bày trong bảng 1, hình 2.


Bảng 1. Carbon dioxide toả ra từ nhiên liệu hoá thạch 2004

Vùng & Nước Tổng cộng khí thoát ra

(Triệu tấn)

Khí thoát ra/Capita

(Tấn)

Bắc Mỹ 6886,88 15,99
Hoa Kỳ 5912,21 20,18
Trung và Nam Mỹ 1041,45 2,35
Châu Âu 4653,43 7,96
Eurasia 2550,75 8,88
Nga 1681,81 11,70
Trung Đông 1319,20 7,24
Châu Phi 986,55 1,13
Châu Á và Châu đại dương 9605,81 2,69
Trung quốc 4707,28 3,62
Ấn độ 1112,84 1,04
Nhật Bản 1262,10 9,91
Toàn thế giới 27043,57 4,24

 

Nguồn: Energy Information Administration

(www.eia.doc.gov/environment.html)

Nồng đồ CO2 hiện nay cao hơn nồng độ CO2 trước thời kỳ công nghiệp một phần ba. Hiện nay bầu khí quyển chứa khoảng 370ppmCO2, là nồng độ cao nhất trong 420.000 năm và có lẽ trong 2 triệu năm trước đây. Ước tính nồng độ CO2 ở cuối thế kỷ 21 có thể từ 490-1260 ppm, cao hơn nồng độ CO2 ở thời kỳ trước công nghiệp phát triển 75-350% (3). Nguồn CO2 thoát ra có thể từ khu vực dân cư, thương mại, công nghiệp và giao thông (hình 3).

Hình 3: CO2 thoát ra từ nguồn đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tại Hoa Kỳ.

Nồng độ khí methane hiện nay cao gấp hai lần nồng độ ở thời kỳ trước công nghiệp phát triển. Còn nồng độ ozone mặt đất chưa được biết tới trước đến nay (9). Nồng độ ozone được tạo ra do tác động của ánh sáng mặt trời tới nitrogen oxide và thành phần hữu cơ dễ bay hơi thoát ra từ xe hơi và các nguồn khác.

Đồng thời với nhiệt độ toàn cầu tăng lên, mực nước biển dâng cao đáng kể gây thảm họa, nhiều loài (species) động thực vật có thể bị đe dọa tuyệt chủng (extinction). Bác sĩ Hansen (2007) ước tính, nếu chúng ta làm giới hạn nhiệt độ toàn cầu đến cuối thế kỷ 21 chỉ tăng thêm 10C, mực nước biển chỉ dâng cao dưới 6m, khoảng 10% loại bị tiệt chủng. Nếu chúng ta tiếp tục làm tăng thoát khí như hiện nay thì nhiệt độ tăng thêm ít nhất 30C năm 2100, mực nước biển dâng cao 25m, sẽ mất đi 50% loài (10).

III. QUÁ TRÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SỨC KHỎE TRẺ EM

Biến đổi khí hậu làm tăng hiểm họa do thay đổi môi trường, gây nhiều tai họa về thời tiết, tăng stress về nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn lây lan từ nguồn nước và thực phẩm. Có thể tiếp cận những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sức khỏe và sự sống còn của trẻ em trên ba lĩnh vực sau.

(1) Biến đổi môi trường: tăng ô nhiễm môi trường, thay đổi bức xạ của tia cực tím;

(2) Thay đổi về thời tiết: tai họa về thời tiết thiên nhiên, sự cố về nhiệt độ cao;

(3) Thay đổi về sinh thái: thay đổi sinh thái lâu dài ảnh hưởng tới lương thực, thực phẩm, dị nguyên/độc tố nấm, phơi nhiễm bệnh và phát sinh nhiều bệnh nhiễm khuẩn.

Hình 4:Liên quan giữa biến đổi khí hậu với sức khỏe trẻ em (11)

Trẻ em là nhóm có nhiều nguy cơ với những biến đổi về khí hậu hơn người lớn, do đặc điểm cơ thể chưa trưởng thành về thể chất, sinh lý và nhận thức (bảng 2).

Bảng 2. Đặc điểm và cơ chế làm trẻ nhạy cảm với biến đổi khí hậu

Đặc điểm Cơ chế Tăng phơi nhiễm
Chuyển hóa
  • Nhịp thở nhanh
  • Chuyển hóa mạnh
  • Nhu cầu nước nhiều/đv khối cơ thể
  • Không khí ô nhiễm, dị nguyên
  • Thiếu dinh dưỡng, cảm nhiệt
  • Bệnh tiêu hóa, mất nước
Thể chất
  • Diện tích bề mặt/khối lượng cao
  • Khả năng chống độc kém
  • Bệnh nhiễm khuẩn, bức xạ tia cực tím
  • Không khí ô nhiễm, bệnh nhiễm khuẩn, cảm nhiệt
 
  • Da kém phát triển
  • Miễn dịch kém
  • Bức xạ tia cực tím
  • Nhiễm khuẩn, dị nguyên/độc tố nấm
Hành vi
  • Thời gian ngoài nhà nhiều
  • Hoạt động mạnh, nhiều
  • Khả năng tránh tình trạng hại sức khỏe
  • Bơi lội kém
  • Nhiễm khuẩn, không khí ô nhiễm, bức xạ cực tím
  • Cảm thời tiết, tia cực tím, cảm nhiệt
  • Đuối nước
Thời gian
  • Hậu quả di truyền/lâu dài nhiều
  • Thời gian phơi nhiễm nhiều
  • Bức xạ cực tím, suy dinh dưỡng, dị nguyên
Phát triển
  • Phát triển dài, nhanh
  • Suy dinh dưỡng, còi cọc, xang chấn tâm thần
  • Mắc bệnh và chất lượng sống

IV. THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG VỚI SỨC KHỎE TRẺ EM

Hai vấn đề chính về thay đổi môi trường mà trẻ phải chịu đựng là không khí ô nhiễm và tăng phơi nhiễm với tia cực tím.

Không khí ô nhiễm: bệnh hô hấp

Từ đốt cháy nhiên liệu, cháy rừng và hoạt động nông nghiệp, không khí bị ô nhiễm bởi ozone, nitrogen oxide, sulfur oxid và các thành phần hữu hình khác gây hiệu quả bất lợi cho hô hấp (12). Nhiều nghiên cứu cho thấy, phơi nhiễm ozone làm tăng tỷ lệ ho, hen và làm hen nặng hơn (13). Nồng độ ozone mặt đất gây cảm ứng viêm đường hô hấp, giảm chức năng phổi và làm nặng thêm bệnh hô hấp mạn tính (14). Tỷ lệ hen toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua (15) do tăng ô nhiễm môi trường. Trẻ em tập thể dục ở môi trường ozone cao, hơn 40% bị hen (13). Ô nhiễm môi trường (như ozone và khí khác) làm nhiều trẻ phải vào viện vì hen, bệnh hô hấp, trẻ phải nghỉ học và giảm chức năng phổi (16). Kim J và Ủy ban Sức khỏe môi trường của Hội Nhi khoa Hoa Kỳ còn cho thấy trẻ phơi nhiễm ở vùng không khí ô nhiễm làm giảm phát triển phổi, giảm chức năng phổi, tăng nhiễm khuẩn hô hấp, hen, tỉ lệ mắc bệnh và tử vong trẻ em tăng, sinh non và sinh thấp cân (17). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có 5 triệu trẻ em chết do bệnh có liên quan tới ô nhiễm không khí (18). Mohan JE và cộng sự cũng chứng minh ở môi trường CO2 cao cũng làm tăng các bệnh dị ứng như hen (19).

Phơi nhiễm bức xạ cực tím: Cháy nắng, u hắc sắc tố, suy giảm miễn dịch

Trong khi tầng ozon mặt đất gây hại, thì tầng ozon khí quyển có tác dụng ngăn chặn bức xạ cực tím. Bức xạ mặt trời, trong có tia cực tím gây tổn thương oxy hóa và ức chế miễn dịch. Tầng ozone ở độ cao 15-40 km hấp thụ và phản chiếu nhiều bức xạ cực tím. Từ 1970, tầng ozone mỏng dần, phát triển chỗ trống rỗng ở vùng Nam Cực, làm tăng phơi nhiễm tia cực tím từ 5-10% ở tầng trung bình và cao (7, 20).

Tầng ozone khí quyển suy giảm dẫn tới tăng phơi nhiễm cực tím (UV) lớn hơn, gây cháy nắng (sunburn) và suy giảm miễn dịch. Trẻ bị cháy nắng rõ sẽ tăng nguy cơ bị u hắc sắc tố ác tính sau này (21). Trẻ bị cháy nắng ở tuổi 10 và 15 bị nguy cơ phát triển u hắc sắc tố ác tính gấp 3 lần (22). Đã có nghiên cứu ban đầu về suy giảm miễn dịch do bức xạ UV, song cần nhiều nghiên cứu đầy đủ chính xác hơn.

V. THAY ĐỔI THỜI TIẾT VỚI SỨC KHỎE TRẺ EM

Nóng nhiều: Cảm nhiệt (Heat Stroke)

Thời tiết thay đổi, có nhiều đợt nóng dữ dội, nhiệt độ trung bình mùa hè tăng từ 2-30C (7), tần số sóng nhiệt nóng tăng. Sóng nhiệt nóng gây ban đỏ, ngất xỉu, chuột rút, kiệt sức và cảm nhiệt (23). Cảm nhiệt do sóng nhiệt nóng thường xảy ra ở cơ thể kém điều hòa nhiệt độ, gây sốt cao, tim đập nhanh, rối loạn ý thức và tử vong (24). Cảm nhiệt thường xảy ra ở người già, trẻ em, và người nghèo (25). Một số nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu làm tăng tần số và cường độ sóng nhiệt nóng, làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh nặng (26).

Thảm họa thiên nhiên: Đuối nước, mất nước, bệnh tiêu hóa, xang chấn tâm thần

Tổ chức ghi nhận biến đổi khí hậu liên chính phủ (IPCC) dự đoán biến đổi khí hậu làm tăng tần số và cường độ các thảm họa thiên nhiên (6). Các thảm họa thời tiết như mưa to, lũ lụt, hạn hán, bão táp, gió lốc đã xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn, mạnh hơn ở một số vùng trong thế kỷ qua (27). Thách thưc này còn tiếp tục cùng với biến đổi khí hậu tiếp (28). Toàn cầu ấm dần lên làm tăng chu kỳ thủy động học. Nhiệt nóng tích tụ ở đại dương, nước bốc hơi, biển băng tan dần, gây mưa to, nhiều lũ lụt. Mặt khác nước mặt đất bốc hơi nhiều, chưa mưa kịp, gây hạn hán kéo dài.

Hậu quả của các thảm họa thiên nhiên mà trẻ phải chịu đựng là đuối nước, mất nước, bị bệnh đường tiêu hóa và xang chấn tâm thần. Khoảng 66,5 triệu trẻ em bị tác động hàng năm do các thảm họa thiên nhiên từ 1990 đến 2000 (Penrose và Takaki 2006). Trẻ em là nhóm nhiều nguy cơ chấn thương, chết do bão, lụt. Lụt ở quận Sarlahi, Nepal cho thấy tỷ lệ tử vong liên quan đến lụt ở trẻ em cao hơn 6 lần tử vong trước giai đoạn có lụt, nhiều trẻ em chết vì đuối nước. Tỷ lệ rủi ro gây chết do lụt lội là 13,3/1000 trẻ gái, 9,4/1000 trẻ trai, 6,1/1000 phụ nữ và 4,1/1000 nam giới (Pradhan và cs, 2007).

Lũ, lụt ảnh hưởng lớn tới nguồn nước sạch, gây bệnh đường tiêu hóa do vi khuẩn từ nguồn nước. Sau lụt do hiện tượng El Nino 1997-1998 ở Peru, số trẻ em nhập viện hàng ngày tăng 200% so với ngày thường (29). Sau bão Hurricane Mitch có 30.000 trường hợp tả xảy ra (30). Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do Escherichia Coli, rotavirus, Cryptosporidium Giardia và các vi khuẩn từ nguồn nước khác tăng đáng kể sau lũ lụt. Tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em, hàng năm có 3 triệu chết vì bệnh từ nguồn nước. Bệnh do vi khuẩn từ nguồn nước gây tiêu chảy, nôn, trẻ em bị mất nước nặng và nhanh hơn người lớn, dễ tử vong do mất nước.

Hạn hán cũng là một thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe trẻ em. Hạn hán làm mất mát mùa màng, ảnh hưởng đến cung cấp lương thực, nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy, ghẻ lở, viêm màng tiếp hợp, bệnh mắt hột liên quan tới nguồn nước thiếu vệ sinh cũng bùng phát (Patz và Khaliq 2002, Prüss và cs 2008). Viêm phổi cũng có tần số cao trong mùa khô ở phía nam Ethiopia (Lindtjorn và cs 1992). Sau hạn hán kéo dài, mưa xuống phát sinh nhiều bệnh, nhất là bệnh có nguồn từ loài gậm nhấm (IPCC Working Group II, 2007) (31).

Thảm họa thiên nhiên tàn phá nhà cửa, mất mát tài sản, chết người thân, phải di tản chỗ ở, mắc bệnh nhiễm khuẩn, làm rối loạn sinh hoạt xã hội, ảnh hưởng xấu tới phát triển tâm lý – xã hội trẻ em. Thảm họa thời tiết gây xang chấn tâm thần mạnh với trẻ em (32). Kar và cs, 2007 phát hiện thấy 30% trẻ bị rối loạn lo âu (stress disorder) sau lốc xoáy ở Orissa, Ấn Độ (33). McDermott, 2005 thấy rối loạn tâm thần ở trẻ em Camberra 2003 có liên quan với vụ cháy lớn và khô hạn kéo dài ở vùng này (34).

VI. THAY ĐỔI SINH THÁI VỚI SỨC KHOẺ TRẺ EM

Biến đổi khí hậu làm thay đổi sinh thái lớn. Khi sinh thái thay đổi ảnh hưởng lớn tới sản xuất lương thực, môi trường nhiều dị nguyên, nguy cơ phơi nhiễm nhiều bệnh nhiễm khuẩn và phát sinh nhiều bệnh nhiễm khuẩn mới, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, sống còn của trẻ em.

Lương thực thiếu: Suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, chậm phát triển

Biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán làm giảm đất trồng trọt, sản xuất lương thực, chăn nuôi. Các khí thoát ra gây biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng tới thành phần dinh dưỡng trong lương thực. Carbon dioxide tăng trong khối cây trồng, thay thế cho nitrogen rất cần thiết cho tổng hợp protein, làm giảm thành phần protein trong lương thực (35). Cây trồng cũng giảm thành phần bảo vệ dựa trên nitrogen, do đó làm tăng tới 40% cỏ dại (36). Cỏ dại phá huỷ tới 52% mùa màng toàn cầu, tăng lên khi thay đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu còn làm giảm sức bảo vệ với ký sinh trùng của các súc vật nuôi. Hậu quả biến đổi khí hậu gây giảm số lượng và chất lượng lương thực. Ước tính có khoảng 790 triệu người hiện nay đương thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển (37). Trẻ em thiếu dinh dưỡng sẽ còi cọc về thể chất, chậm phát triển trí tuệ và mắc nhiều bệnh nặng. Dự đoán đến năm 2060, nạn đói sẽ ảnh hưởng thêm 40-300 triệu người do biến đổi khí hậu (38). Nhu cầu lương thực ở trẻ em gấp 3-4 lần trên đơn vị khối cơ thể nhiều hơn người lớn, phần lớn nạn dói sẽ xảy ra ở trẻ em. Hậu quả của biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng (39).

Dị ứng

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ dị ứng và hen ở trẻ em. Không khí bị ô nhiễm nitrogen dioxide (NO2), ozone, thành phần hữu hình nhỏ, carbon hữu cơ dễ bay hơi (VOC) có liên quan tới bệnh dị ứng và hen (McConell và cs.2002) (40). Nồng độ CO2 khí quyển cao, nhiệt độ nóng hơn, mùa xuân sớm hơn, nồng độ nitrogen quá mức làm tăng bụi phấn hoa ở môi trường. Bệnh dị ứng và hen còn nhiều hơn do tương tác giữa bụi phấn hoa với ô nhiễm môi trường, bão, mưa to có sớm chớp, ozone mặt đất, các nguồn ô nhiễm không khí do con người gây ra và cháy rừng (Shea và cs 2008) (41). Ngoài nguy cơ bệnh dị ứng và hen tăng, không khí ô nhiễm do biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng làm phổi trẻ em trưởng thành không đầy đủ, giảm chức năng phổi, dễ bị bệnh hô hấp cấp (42).

Độc tố nấm (Mycotoxins)

Thời tiết ấm hơn, kết hợp các thảm hoạ lũ lượt, khô hạn là điều kiện cho nấm mốc sản sinh độc tố (mycotoxins) phát triển, trong đó có các loại Aspergillus, Claviceps, Stachybotrys, Fusaritum… Aflatoxin sản sinh từ Aspergillus càng nhiều hơn với thay đổi khí hậu. Độc tố nấm là nguyên nhân sinh bệnh ung thư, ngộ độc nấm và khuyết tật khi sinh (43).

Nguy cơ phơi nhiễm bệnh khuẩn lớn hơn: sốt rét, bệnh Dengue, viêm não và bệnh Lyme

Nhiệt độ tăng, mưa nhiều, khí hậu thay đổi ảnh hưởng tới sự phân bố các bệnh nhiễm khuẩn do vật trung gian truyền bệnh (44). Các bệnh sốt rét, dengue do muỗi truyền; viêm não do muỗi và tíc truyền; là bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới; bệnh Lyme do tíc truyền bệnh, phổ biến ở Hoa Kỳ và Châu Âu, là vấn đề sức khoẻ cộng đồng phải quan tâm khi toàn cầu ấm lên (45).

Sốt rét là bệnh qua trung gian truyền bệnh nhạy cảm với khí hậu. Theo TCYTTG (WHO) năm 2005, hàng năm có 350-500 triệu người mắc bệnh và trên 1 triệu người bị tử vong vì sốt rét (46). Trẻ em chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao, và 75% trường hợp chết vì sốt rét là ở trẻ dưới 5tuổi. Hai chủng sốt rét cần quan tâm, Plasmodium falciparum Plasmodium vivax cần nhiệt độ 180C và 150C để phát triển, nhiệt độ tối thiểu 200C là nhiệt độ cần thiết để có thể gây thành dịch sốt rét. IPCC dự đoán nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm 1,40C đến 5,80C nhiệt độ mặt đất có thể là 200C hay cao hơn, là nhiệt độ để P.falciparum trưởng thành nhanh và gây thành  dịch (Patz, 2000). Sốt rét đã bùng phát khu trú ở một số vùng có nhiệt độ tăng lên như ở Texas, Georgia, Florida, New York, Toronto, Pakistan, Zimbabwe, vùng cao Africa, Rwanda, Colombia. Sốt rét đã trở lại Nam Phi khi nhiệt độ tăng lên và mưa thay đổi (11).

Bệnh sốt Dengue do muỗi Aedes aegypti truyền cũng tăng lên với biến đổi khí hậu. Sốt Dengue có thể ảnh hưởng tới 70-80% dân số vùng thành thị. Hiện nay bệnh Dengue đương gây bệnh dịch địa phương ở châu Á, Đảo Nam Thái bình dương, phía bắc Australia, Châu Phi nhiệt đới, Caribbean, Trung và Nam Mỹ. Toàn cầu nóng lên, phân bố địa lý A. aegypti mang bệnh sốt Dengue đã lan từ độ cao 1000 m lên 1700m. Sốt Dengue đã lan rộng trong đợt lũ lụt và nóng ở bờ biển Colombia năm 1995 (47). Nếu khí hậu tiếp tục biến đổi, phân bố vùng địa lý trẻ bị dengue sẽ tiếp tục tăng. Bệnh Dengue xảy ra ở mọi lứa tuổi, song phần lớn tử vong do dengue là ở trẻ em. Ở một số nước châu Á, dengue là nguyên nhân hàng đầu nhập viện và tử vong.

Thay đổi khí hậu cũng làm tăng tần số và phân bố địa lý bệnh viêm não và bệnh Lyme. Trẻ em là đối tượng dễ bị muỗi và tick đốt, dễ bị lây truyền viêm não và bệnh Lyme, tần số khai bệnh này ở trẻ 5-10 tuổi gấp đôi tần số ở trẻ lớn và người lớn. Reisen W. và cs, 1997 thấy nhiệt độ ở California tăng thêm 30C đến 50C làm tăng thời gian lây truyền viêm não, tỷ lệ viêm não liên quan nhiều đến thay đổi khí hậu và mưa (48). Tử vong viêm não do muỗi truyền từ 2% đến 75%, nếu sống cũng có tới 30% bị di chứng. Tỷ lệ bệnh Lyme tăng ở Hoa Kỳ từ 1992. Phân bố địa dư của chủng tic Ixodes truyền bệnh mở rộng hơn. Nghiên cứu ở Thụy Điển thấy có mối liên quan giữa biến đổi khí hậu với phát triển tic Ixodes. Trẻ em 5-14 tuổi và người lớn 50-59 tuổi dễ mắc bệnh Lyme (32).

Ngoài ra bệnh ký sinh trùng Schistosomiasis do ốc nhiễm giải phóng ký sinh trùng trong nước, làm nhiễm bệnh ở người. Biến đổi thời tiết làm mưa to, schistosomia có thời cơ theo dòng nước từ sông vào ao, hồ, gây nhiễm bệnh ở người (49).

Phát sinh bệnh nhiễm khuẩn mới

Khoảng 30 bệnh mới nổi lên từ giữa những năm 1970 (50). Nhiều bệnh cũ trỗi dậy, xuất hiện ở vùng mới, nhiều bệnh mới nổi lên đáp ứng với biến đổi khí hậu. Năm 1993 bùng phát hội chứng phổi do hantavirus ở Tây – Nam Hoa Kỳ, có liên quan với hiện tượng El Nino 1991-1992, virus được truyền qua trung gian gậm nhấm, chuột Peromyscus manicidatus, tỷ lệ tử vong 36% (51).

Nhiễm khuẩn do virus Tây Nile (West Nile virus) được báo cáo đầu tiên ở New York 1999, đã có 62 người bị bệnh. Đến năm 2003 đã có 9862 người từ 45 bang và ở Quận Columbia. Bệnh nổi lên sau mùa đông ấm áp, mùa xuân khô hạn, và mùa hạ có nước tù đọng. Biểu hiện ở người lớn là sốt, có triệu chứng thần kinh và tử vong; ở trẻ em biểu hiện như viêm não (52).

VII. CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI VỚI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ THẦY THUỐC NHI KHOA

Hai chiến lược ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu phù hợp với chiến lược dự phòng tiên phát và thứ phát đối với chăm sóc sức khỏe trẻ em là chiến lược làm giảm nhẹ (mitigation strategies) và chiến lược tình thế (adaptive strategies). Chiến lược làm giảm nhẹ (dự phòng tiên phát) bao gồm các biện pháp làm giảm nồng độ khí nhà kính ở khí quyển với mục đích làm giảm sự biến đổi khí hậu. Chiến lược tình thế (dự phòng thứ phát) bao gồm các chiến lược sức khỏe cộng đồng nhằm làm giảm bớt hay loại trừ các hậu quả bất lợi với sức khỏe do biến đổi khí hậu gây ra. Hàng loạt các chiến lược làm giảm bớt hiệu ứng khí nhà kính như sử dụng năng lượng thích hợp có hiệu quả, sử dụng nguồn năng lượng mới, tăng hấp thụ carbon bằng cách bảo vệ rừng, trồng rừng mới, phát triển các kỹ thuật kìm hãm và tích tụ khí nhà kính… Chiến lược tình thế làm giảm bớt hậu quả của biến đối khí hậu với sức khỏe bao gồm các chiến lược cải thiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh tật, giám sát biến đổi mô hình bệnh tật, sẵn sàng ứng phó các cấp cứu, có chương trình ứng phó các thảm họa thiên nhiên, phát triển và mở rộng tiêm chủng, tăng cường và phát triển giáo dục sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh nhiễm khuẩn (52, 53). Nhiều chính phủ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã đề ra hàng loạt chiến lược, biện pháp làm giảm nhẹ và đáp ứng tình thế với biến đổi khí hậu theo các hội nghị quốc tế như Nghị định thư Tokyo 2006 (55).

Thầy thuốc nhi khoa cần thấy rõ, biến đổi khí hậu đe dọa đến sức khỏe, an toàn của thế hệ trẻ em hiện nay và sau này. Thầy thuốc nhi khoa có thể phối hợp việc tham gia các chiến lược ứng phó với các hậu quả của biến đổi khí hậu với sức khỏe trẻ em vào hoạt động nghề nghiệp thường xuyên. Thầy thuốc nhi khoa cần tham gia các hoạt động làm giảm thiểu khí nhà kính, hỗ trợ và ủng hộ các chính sách quốc gia và địa phương làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Mặt khác góp phần củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh, tăng cường hỗ trợ chương trình tiêm chủng cho trẻ em, sẵn sàng đối phó với các thảm họa thiên nhiên, cảnh giác bệnh mới phát sinh, giáo dục sức khỏe cho nhân dân.

SUMMARY

GLOBAL CLIMATE CHANGE AND CHILDREN’S HEALTH

    Nguyen Cong Khanh

 Vietnam Pediatric Association

 

Global temperature is warming, and sea level will continue to rise. Global climate change will have a profound effect on human health, in particular on children’s health. The impact of climate change on child health relates to environment change, weather change and ecologic change. Environment changes with anthropogenic greenhouse gases can lead to increase of respiratory diseases, asthma, sunburn, melanoma and immunosuppression. Weather change, increasing of temperature, natural disasters may directly cause heat stroke, drowning, gastro-enterological diseases and psychosocial maldevelopment. Ecologic alterations can increase rates of malnutrition, retardation of growth and development, allergies, cancers and birth defects, vector – born diseases (malaria, dengue, encephalites, Lyme diseases) and emerging infectious diseases (West Nile disease, hantavirus). Two strategies to address the effects of climate change that focus on both primary and secondary prevention strategies in pediatric health care are mitigation and adaptation strategies. Mitigation involves reducing greenhouse gases. Adaption involves developing public health strategies. Pediatricians can incorporate to participate to these strategies into their professional practice.

KEY WORDS: Climate change, Environment, Child Health Care, Pediatrics.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Pruss. Ustun A, Corvalan C: How much Disease Burden can be Prevented by Environment Interventions? Epidemiology 2007; 18:176.
  2. Shea K: Global environmental change and children’s health understanding, the challenges and finding solutions. J pediatr 2003; 1143: 149-154.
  3. National Climatic Data Center: Climate of 2005 annual review temperature trends. Available at: www.ncdc.noaa.gov/oa/climate/research/2005/ann/global.html#Trends.  Accessed April 18: 2007.
  4. Intergovermental Panel on Climate Change: Third Assessment Report of Working group 1: The Science of clinate change Cambridge, England: Cambridge University Press: 2001.
  5. Dowdesweel JA: The Greenland ice sheet and global sea level rise. Science. 2006; 311: 963-964.
  6. Intergovermental Panel on Climate Change: Climate Change 2001; synthesis report – summary for policymakers. Available at www.ipcc.ch/pub/un/syreng/spm.pdf. Accessed April, 18, 2007.
  7. World Meterological Organization/United Nations Environmental Program. Scientific Assessment of Ozone Depletion; 1994, Geneva, Switzerland; World Meterological Organization, 1995, Global Ozone Research and Monitoring Project Report No 25.
  8. Keeling C: Climate change and carbon dioxide; an introduction. Proc Nall Acad, Science 1994; 264: 243-245.
  9. Chappellaz J, Barnola J, Raymaud D, et al: Ice – score record of atmosphere methane over the past 160,000 years. Nature 1990; 345: 127-131.
  10. Hansen J, Sato M, Reudy R, et al: Dangerous Human – made Interference with Climate: a GISS Model E Study. Atmos Chem Phys 2007; 7: 2287.
  11. Bunyavanich S, Landrigan CP, McMichael AJ, et al: The impact of Climate Change on Child Health. Ambulatory Pediatrics 2003; 3: 44-52.
  12. Bernard S, Samet J, Grambsch A, et al: The potential impacts of climate variability and change on air pollution – related health effects in the US. Environ Health Perspect 2001; 209: 199-209.
  13. McConnell R, Berhane K, Gilliland F, et al: Asthma in exercising children exposed to ozone: a cohort study: Lancet 2002; 359: 386.
  14. Von Vuntius E: Current review of allergy and immunology. J Allergy Clin Immunol 2000; 105: 9-19.
  15. National Institutes of Health; NHLBI reports new asthma data for World Asthma Day 2001. Available at: http://www.nhbi.nih.gov//new/press/01-05-03.htm. Accessed March 31, 2001.
  16. Wilson AM, Salloway JC, Wake CP, Kelly T: Air pollution and the demand for hospital services: a review. Environ Int 2004; 30: 1109-1118.
  17. Kim J and the American Academy of Pediatrics Committe on Environmental Health. Ambient Air Pollution: Health Hazards to Children. Pediatrics 2007; 114: 1699.
  18. WHO: Health and environment in sustainable development: 5 years after the Earth summit. Available at: http://www.who.int/archives/inf-pt-1997/en/pr97-47.html. Accessed April 2, 2002.
  19. Mohan JE, Ziska LH, Schlesinger WH, et al: Biomas and Toxicity Response of Poison Ivy to Elevated CO2; PNAS 2006; 103: 9090.
  20. Shindell R, Rind D, Longergan P: Increased polar stratospheric ozone losses and delayed eventual recovery owing to increasing greenhouse gas concentrations. Nature 1998; 392: 589-592.
  21. Fitzpatrick T: The skin cancer cascade: from ozone depletion to melanoma. J. Dermatol 1996; 23: 816-820.
  22. American Academy of Dermatology: Melanoma Risk Factors. Fact Sheet Schaumberg III. American Acadeny of Dermatology 1997.
  23. Kilbourne E: Heat waves and hot environments. In: Nojt E, ed. The public Health Consequences of Disorders, Oxford, England, Oxford University Press, 1997.
  24. Yogansthan D, Rom W: Medical aspects of global warming. Am J Ind Med. 2001; 40: 199-210.
  25. Dessal S: Heat stress and mortality in Lisbon part II: an assessment of the potential impacts of climate change. Int J Biometerol 2003; 48: 37-44.
  26. Davis RE, Knappenberger PC, Michal PJ, et al: Changing heat – related mortality in  the United States. Environ Health Perspect 2003; 111: 1712.
  27. Mann M, Bradley R, Hughes M: Global – scale temperature patterns and climate forcing over the past six centuries. Nature 1998; 392: 779-789.
  28. Karl T, Nicholls N, Gregory J: The coming climate. Sci Am 1997; 276-83.
  29. Checkley W, Epstein L, Gilman R, et al: Effect of El Nino and ambient temperature on hospital admission for diarrheal diseases in Peruvian children. Lancet 2000; 355: 422-450.
  30. Epstein P: Climate and health. Science 1999; 285: 347-348.
  31. Akachi Y, Goodman D, Parker D: Global Climate Change and Child Health: A review of pathways, impacts and measures to improve the evidence base. UNICEF Innocenti Research Centre. Discussion paper 2009; 03: 1-20.
  32. Shea KM, Committee on Environmental Health, AAP: Global Climate Change and Children’s Health. Pediatrics 2007; 180: 1359-1367.
  33. Kar N, Mohapatra KC, Nayak P, et al: Post traumatic stress disorder in children and adolescents one year after a super – cyclone in Orissa, India. BMC Psychiatry 2007; 14(7): 8.
  34. McDermott B, Lee EM, Judd M, et al. Posttraumatic stress disorder and general psychopathology in children and adolescents following a wildfire disaster. Canadian Journal of  Psychiatry 2005; 50 (3): 137-143.
  35. Campbell B, McKeon G, Gifford R, et al: Impacts of atmospheric composition and climate change on temperature and tropical pastoral agriculture. In: Greenhouse – Coping with climate Change, Melbourne,  Australia 1996: 171-189.
  36. Coby P: Posible efects of climate change on plant/herbivore interactions  in most tropical forests. Climate Change 1998; 39: 455-472.
  37. McMichael A: Impact of climate and other environmental changes on food production and population health in the coming decades. Proc Nutr Soc 2001; 60: 195-201.
  38. Parry M, Roenzweig C: Food supply and risk of hunger. Lancet 1993; 342: 1345-1347.
  39. 39. Prüss – Ustün A, Bos R, Gore F, et al: Safe water, Better Health, WHO, Geneva, http://www.who.int/water_sanitation_health/publications/safer_water/en/index.html.
  40. McConell R: Asthma in exercising children exposed to ozone: A cohort study. Lancet 2002; 359: 386-391.
  41. Shea KM, Truckner RT, Weber RW, et al: Climate Change and allergic disease. J Allergy Clin Immunol 2008; 122 (3): 443-453.
  42. Bateson TF, Schwartz J: Children’s response to air pollutants. J Toxicol Environ Health 2008; 71 (3): 238-243.
  43. Etzel R: Mycotoxins. JAMA 2002; 287: 425-427.
  44. Patz J, Reisen W: Immunology, climate change and vector – borne diseases. Trends Immunol 2001; 22: 171-172.
  45. Githeko A, Lindsay S, Confalonieri U, et al: Climate Change and vector – born diseases: a regional analysis. Bull WHO 2000; 78: 1136-1147.
  46. WHO. 2005a: World Malaria Report WHO, Geneva: www.rbm.who.int/wmr2005/index.html.
  47. Hales S, Weinstein P, Woodward A: Dengue fever epidemics in the south pacific driven by El Nino Southera oscillation cycles? Lamcet 1996; 384: 1664-1665.
  48. Reisen W, Chiles R: Prevalence of antibodies to western equine encephalomyelitis and St – Louis encephalitis viruses in resident of California exposed to sporadic and consisten enzootic transmission. Am J Trop Med Hyg; 1997; 57: 526-529.
  49. Zhou XN, Yang GJ, Yang K, et al: Potential impact of climate change on schistosomiasis transmission in Chinal: Am J Trop Med Hyg, 2008; 78: 188 –
  50. WHO; The World Health Report 1996: Fighting Disease. Fostering Development, Geneva. Switzerland, WHO 1996.
  51. Center for Disease Control and Prevention: Hanta pulmonary syndrome cases by state of residence, United States, March 26, 2007. Available at:

www.cdc.gov/ncidol/disease/hanta/hps/noframes/casemappdf. Accessed April 18, 2007.

  1. Weiss D, Carr D, Kellachan J, et al: Clinical findings of West Nile Virus infection in hospitalized patients. New York and New Jersey 2000.  Emerg Infect Dis 2001; 7: 654-658.
  2. McMichael AJ, Woodruff RE, Hales S: Climate change and human health: present and furture risks. Lancet 2006; 367: 859-869.
  3. Haines A, Patz JA: Health effects of climate change. JAMA 2004; 291: 99-103.
  4. United Nations Framework Convention on Climate Change Kyoto Protocol. Available  at: http://unfccc.im/kyoto.protocol/items/2830.php.Accessed December, 19, 2006.