10 cách dùng táo đỏ trị mất ngủ hiệu quả mà bạn nên thử

Táo đỏ là vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng chữa mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Y học hiện đại đã chứng minh thảo dược này có thể tăng cường khí huyết, cải thiện tình trạng suy nhược và có lợi cho giấc ngủ. Vậy cách dùng táo đỏ trị mất ngủ như thế nào? Hãy cùng ECO Pharma tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về táo đỏ

Táo đỏ còn gọi là táo Tàu, tên khoa học là Ziziphus Jujuba thuộc họ Rhamnaceae. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được trồng ở Mỹ hơn 175 năm. Quả táo Tàu có hình dạng từ tròn đến hình quả lê và có vỏ mỏng ăn được, thịt màu trắng. Khi chín, quả chuyển sang màu đỏ sẫm, mềm và nhăn. Táo đỏ là loại trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và ít calo rất tốt cho sức khỏe.

 Một khẩu phần 100 g (khoảng ba quả) chứa:

  • Có 79 calo trong mỗi khẩu phần 100 g táo tàu
  • Chất béo: 0,2 g
  • Protein: 1,2 g
  • Kali: 250 mg
  • Vitamin C: 69 mg (khoảng 77% giá trị khuyến nghị hàng ngày)
  • Sắt: 0,48 mg 

Quả táo đỏ là thực phẩm giàu các hợp chất như flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Vì vậy nó có khả năng cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, căng thẳng thần kinh giúp nâng cao sức khỏe. Nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy, dược liệu này có tác dụng bảo vệ tim mạch, cải thiện khả năng miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa.

Táo đỏ trị mất ngủ như thế nào?

Từ lâu, táo đỏ đã được sử dụng làm vị thuốc Đông Y giúp cải thiện giấc ngủ và giảm lo âu. Vì chứa nhiều chất chống oxy hóa, các axit amin và polysaccharide (một loại đường đa), táo đỏ giúp bạn thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên. Quả táo đỏ cũng được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tổn thương do thiếu máu cục bộ ở đồi hải mã của não thông qua khả năng chống oxy hóa. 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy hai loại hoạt chất trong táo đỏ là saponin và flavonoid có khả năng kích hoạt chất dẫn truyền thần kinh là GABA và serotonin giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.  Táo đỏ đã được chứng minh là làm giảm thời gian cần thiết để chìm vào giấc ngủ – trung bình 10 phút so với giả dược. 

Phụ nữ sau mãn kinh sử dụng táo đỏ hàng ngày trong 21 ngày đã cải thiện giấc ngủ và ít bị  mất ngủ trở lại. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy những người dùng táo đỏ hàng đêm đã có giấc ngủ dài hơn, chất lượng hơn sau 4 tuần (so với những người dùng giả dược). 

Táo đỏ còn gọi là táo Tàu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe trong đó có giúp ngủ ngon giấc.

Hướng dẫn 10 cách dùng táo đỏ trị mất ngủ ngay tại nhà

Dưới đây là 10 cách dùng táo đỏ trị mất ngủ ngay tại nhà, bạn có thể tham khảo          

1.   Ăn trực tiếp

Mỗi ngày bạn ăn từ 5 – 10 quả táo đỏ để bồi bổ sức khỏe, thư giãn tinh thần và cải thiện tình trạng mất ngủ. Bạn nên ăn táo khi bụng đói để hấp thụ tốt nhất dưỡng chất của táo và chia thành nhiều lần ăn trong ngày.

Trong Đông Y, táo đỏ có vị ngọt nhẹ, tính bình và không gây nóng khi sử dụng lâu dài. Nhưng sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến nghị có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

2.   Hà thủ ô và táo đỏ chữa mất ngủ

Theo Đông y, hà thủ ô có tác dụng bổ máu, giúp da dẻ hồng hào và an thần. Hà thủ ô thường được dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường miễn dịch và cải thiện tình trạng mất ngủ. Việc kết hợp món cháo táo đỏ và hà thủ ô mang hiệu quả cao trong chữa mất ngủ, suy nhược và sụt cân.

Món ăn này có tác dụng giải độc, thông tiện, cải thiện sức khỏe và an thần. Đặc biệt phù hợp với những người mắc phải tình trạng mất ngủ kéo dài và hay quên.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20g hà thủ ô, 50g táo đỏ, 40g gạo tẻ và 20g đường cát
  • Nấu gạo và táo đỏ thành cháo, sau đó thêm hà thủ ô
  • Thêm đường khi cháo đặc và khuấy đều
  • Ăn nóng

3.   Trà lê táo đỏ trị mất ngủ

Theo y học cổ truyền, quả lê có tính mát, hơi chua nhẹ có tác dụng thanh nhuận phế, thanh nhiệt, tiêu đờm và giảm ho. Quả lê và táo đỏ khi kết hợp với nhau sẽ cải thiện được chứng mất ngủ do huyết áp cao hoặc các bệnh lý liên quan đến phổi. Bạn dùng trà lê táo đỏ sẽ nâng cao sức đề kháng, phòng suy nhược cơ thể và cải thiện hệ miễn dịch.

Cách thực hiện:

  • Cắt nhỏ 10 quả táo đỏ khô, gọt vỏ 1 quả lê và gừng thái sợi để riêng
  • Đun sôi 500ml nước, thêm long nhãn và táo đỏ vào nồi
  • Cho đường phèn vào nồi và khuấy đều
  • Uống nóng trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng

Trà lê táo đỏ trị mất ngủ.

4.   Táo đỏ hoa cúc trị mất ngủ

Hoa cúc được biết đến với vị ngọt, cay, có tác dụng vào 3 kinh phế, can, thận. Kết hợp hoa cúc với táo đỏ tạo thành món trà giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm căng thẳng, cải thiện mất ngủ và giấc ngủ chập chờn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 quả táo đỏ, 5 bông hoa cúc và một ít đường phèn
  • Ngâm mềm táo đỏ cho mềm và cắt nhỏ
  • Cho táo đỏ và hoa cúc vào ấm, sau đó đổ vào 400ml nước sôi
  • Thêm đường phèn vào và khuấy đều sau khi đợi 15 – 20 phút
  • Uống trà 1 – 2 lần mỗi ngày vào buổi chiều hoặc tối trước khi đi ngủ

Trà táo đỏ hoa cúc trị mất ngủ

5.   Mật ong táo đỏ chữa mất ngủ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong chứa axit amin tryptophan, một thành phần có khả năng chữa trị mất ngủ. Khi tryptophan được hấp thụ vào bộ não sẽ chuyển hóa thành serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong việc sản xuất melatonin, một hormone có lợi cho giấc ngủ.

Ngoài ra, glucose và fructose trong mật ong cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một giấc ngủ ổn định. Glucose giúp ổn định đường huyết và nuôi dưỡng não bộ, trong khi fructose được chuyển đổi thành glycogen trong gan, cung cấp năng lượng cho giấc ngủ. Táo đỏ trị mất ngủ khi được kết hợp cùng mật ong sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời.

Cách thực hiện:

  • Đun 10 phút táo đỏ với nước
  • Hòa một lượng mật ong vừa đủ có thể đổ vào hũ để sử dụng dần trong thời gian dài
  • Dùng mỗi ngày để có một chất lượng giấc ngủ tốt

6.   Trà táo đỏ hoa hồng trị mất ngủ

Hoa hồng được xem là thảo dược quý giúp trị đau đầu, đau mỏi toàn thân, ứ huyết thông kinh. Khi kết hợp với táo đỏ, hiệu quả trong việc chữa trị chứng mất ngủ có thể được tăng cường.

Cách thực hiện:

  • Cho hoa hồng khô hoặc tươi và táo đỏ cắt nhỏ vào ấm 300ml nước sôi
  • Đợi khoảng 10 phút để trà táo đỏ hoa hồng ngấm, sau đó thưởng thức

7.   Trà táo đỏ trị mất ngủ

Uống trà táo đỏ là một phương pháp đơn giản và tự nhiên giúp cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng. Loại trà này chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin B và các khoáng chất quan trọng giúp kích thích quá trình tạo máu và làm giảm suy nhược.

Đặc biệt, trà táo đỏ rất phù hợp cho những người phải làm việc với cường độ cao, thường xuyên gặp áp lực và căng thẳng. Việc sử dụng trà này đều đặn mỗi ngày có thể ngăn ngừa chứng mất ngủ và mang lại cuộc sống tràn đầy năng lượng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 5 trái táo đỏ khô, 2 lát gừng và một ít đường phèn
  • Cho táo đỏ đã cắt nhỏ và gừng cho vào ấm
  • Đổ nước sôi vào ấm và đậy kín trong khoảng 15 – 20 phút
  • Thêm đường phèn vào khuấy đều và uống nóng
  • Uống trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng

Uống trà táo đỏ cải thiện giấc ngủ

8.   Táo đỏ kỷ tử trị mất ngủ

Kỷ tử có tính bình, vị ngọt và giàu vitamin A, vitamin C, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Mọi người thường dùng kỷ tử để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt mang lại cho cơ thể sự tươi mới và tràn đầy sức sống.

Sự kết hợp giữa táo đỏ và kỷ tử không chỉ mang lại một giấc ngủ chất lượng mà còn cung cấp năng lượng cho ngày mới. Có nhiều món ăn được chế biến từ hai nguyên liệu này để bồi bổ sức khỏe nhưng để tiết kiệm thời gian bạn có thể uống trà táo đỏ kỷ tử.

Cách thực hiện:

  • Cho vào ly 3 – 4 lát táo đỏ cùng với 5 – 6 hạt kỷ tử
  • Đổ nước sôi vào ly và đợi khoảng 10 phút sau đó thưởng thức

Trà táo đỏ kỷ tử trị mất ngủ.

9.   Táo đỏ hầm với gà và hạt sen

Ăn hạt sen chữa mất ngủ là bài thuốc cổ truyền được nhiều ưa chuộng. Trong hạt sen chứa nhiều protein, vitamin, magie, kali và phospho đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp ổn định nhịp tim, giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ. Táo đỏ hầm với gà và hạt sen sẽ tạo thành một món ăn dinh dưỡng cao và hữu ích trong việc chữa trị mất ngủ.

Cách thực hiện:

  • Gà rửa sạch, sau đó xát muối và chanh lên bề mặt gà để khử mùi tanh. Rửa lại gà và để ráo nước
  • Ngâm 100 g hạt sen trong nước khoảng 12 tiếng và ngâm 40 g táo đỏ trong nước ấm trong khoảng 10 phút
  • Làm sạch 50 g nấm hương, cắt gốc và ngâm trong nước muối loãng 10 phút
  • Gọt vỏ một củ cà rốt và cắt thành khúc. Cho gà vào nồi cùng táo đỏ và hạt sen, đổ nước vừa đủ để nhập gà và đun sôi
  • Súp sôi bạn giảm lửa và thêm cà rốt, nấm hương vào nồi. Hầm khoảng một giờ cho đến khi gà mềm. Nêm gia vị theo khẩu vị của bạn

Táo đỏ hầm gà và hạt sen chữa mất ngủ.

10. Chè táo đỏ long nhãn

Long nhãn hương vị ngọt dịu và tính bình, có tác dụng an thần, lợi khí, dưỡng huyết.  Đông y sử dụng long nhãn trong các bài thuốc chữa suy giảm trí nhớ, lo âu, thiếu máu và rối loạn giấc ngủ. Để đạt hiệu quả chữa mất ngủ tốt nhất, bạn có thể kết hợp chữa mất ngủ bằng táo đỏ và long nhãn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 6 quả táo đỏ, một ít kỷ tử và khoảng 20 g long nhãn
  • Ngâm mềm táo đỏ đã cắt thành miếng trong nước ấm
  • Đun sôi 500 ml nước, sau đó thêm long nhãn và táo đỏ vào nồi
  • Khi chín, thêm ký tử vào và đun sôi trong 5 phút trước khi tắt bếp
  • Sử dụng làm trà uống hàng ngày. Bạn có thể ăn cả táo, long nhãn và kỷ tử để tăng cường hiệu quả

Tham khảo: 15 mẹo dân gian chữa mất ngủ tại nhà

Lưu ý khi sử dụng chữa mất ngủ bằng táo đỏ

Táo đỏ có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng vẫn cần lưu ý khi sử dụng.  Một số lưu ý khi sử dụng táo đỏ trị mất ngủ:

  • Vì là thảo dược tự nhiên nên chữa mất ngủ bằng táo đỏ cần bạn phải kiên nhẫn ít nhất 2 – 3 tuần để thấy được hiệu quả.
  • Trong quá trình sử dụng táo đỏ để điều trị mất ngủ, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Kết hợp các bài tập thể dục với cường độ vừa phải và có lối sống khoa học để cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng táo đỏ với các loại thuốc an thần.
  • Những ai đang dùng thuốc chống trầm cảm venlafaxine và các thuốc chống co giật như phenytoin, phenobarbital và carbamazepin không nên ăn táo đỏ.
  • Táo đỏ giống như các loại thảo dược khác chỉ hỗ trợ giấc ngủ cho các trường hợp mất ngủ nhẹ. Trong trường hợp mất ngủ kéo dài, bạn cần thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
  • Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn táo đỏ thường xuyên.

Lợi ích khác của táo đỏ đối với sức khỏe

Bên cạnh lợi ích hỗ trợ cải thiện mất ngủ, táo đỏ còn giúp ích cho sức khỏe tổng thể như sau:

  • Các chất chống oxy hóa có trong táo tàu như flavonoid, polysaccharide và axit triterpenoid và vitamin C giúp ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do. Nhờ đó, cơ thể phòng ngừa được nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.
  • Một khẩu phần táo đỏ khô 100g có 6 g chất xơ. Vì thế, dùng táo đỏ mang lại nhiều lợi ích như ngăn ngừa táo bón, cảm thấy no lâu hơn giúp giảm cân, cải thiện lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư đại trực tràng, bệnh tim mạch.
  • Quả táo đỏ chứa nhiều vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Ăn một đến ba quả táo đỏ sẽ đáp ứng lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày là 90 miligam đối với nam và 75 miligam đối với nữ.
  • Hàm lượng kali phù hợp trong quả táo đỏ giúp cơ thể cân bằng điện giải và duy trì sức mạnh cơ bắp. Ngoài ra, trong táo đỏ còn chứa hàm lượng sắt dồi dào nên giúp người ăn phòng bệnh thiếu mắt do thiếu sắt.

Chè táo không chỉ chữa mất ngủ mà còn tốt cho hệ tiêu hóa.

Mất ngủ là tình trạng gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến năng suất hoạt động một ngày của mọi người. Hy vọng các cách dùng táo đỏ trị mất ngủ liệt kê trong bài viết có thể giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn