Uống trà sữa có mất ngủ không, có tốt cho sức khỏe không?

Uống trà sữa có mất ngủ không? Trà sữa là một thức uống thơm ngon làm từ hai thành phần chính là trà và sữa. Trà chứa caffeine, một chất kích thích hệ thần kinh làm tăng sự tỉnh táo. Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Uống trà sữa có mất ngủ không?

Uống trà sữa có thể gây mất ngủ ở một số người đặc biệt là khi uống vào buổi chiều tối hoặc buổi tối.

 

Vì các loại trà đặc biệt là trà đen khi chế biến trà sữa thường chứa nhiều caffeine – một chất kích thích hệ thần kinh. Caffeine  làm tăng sự tỉnh táo và giảm mệt mỏi, nhưng lại gây khó ngủ khi tiêu thụ quá nhiều hoặc vào buổi tối. Đó cũng là lý do khiến nhiều người thường cảm thấy khó ngủ, khó vào giấc hơn khi uống trà sữa.

 

Mức độ ảnh hưởng của caffeine đến giấc ngủ ở mỗi người là khác nhau. Có những người rất nhạy cảm với caffeine, chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể bị khó ngủ. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng khó ngủ sau khi uống trà sữa, hãy thử giảm lượng hoặc tránh uống vào buổi tối để xem có cải thiện không. Bên cạnh caffeine, lượng đường và chất béo trong sữa cũng có thể góp phần gây ra một số tác hại cho sức khỏe như tăng cân, rối loạn tiêu hóa,… ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng giấc ngủ.

Trà sữa gồm hai thành phần chính từ trà và sữa dễ gây mất ngủ nếu uống vào buổi tối.

Một số tác hại khác của trà sữa đối với sức khỏe

Mặc dù là một loại thức uống có hương vị thơm ngon, hấp dẫn nhưng việc tiêu thụ quá nhiều trà sữa tiềm ẩn rất nhiều tác hại cho sức khỏe, từ việc gây mất ngủ cho đến các vấn đề cho sức khỏe khác.

  • Lo âu: Mặc dù một lượng nhỏ caffeine có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hàm lượng caffeine có trong trà sữa có thể làm tăng mức độ cortisol, hormone gây căng thẳng dẫn đến tình trạng lo lắng và khó ngủ.
  • Ngộ độc: Ngộ độc thực phẩm từ trà sữa thường xảy ra do việc sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, kết hợp với điều kiện vệ sinh kém và bảo quản không đúng cách trong quá trình sản xuất.
  • Táo bón: Caffeine trong trà sữa và tinh bột từ trân châu khi kết hợp lại có thể làm tăng nguy cơ mất nước, gây táo bón.
  • Nổi mụn: Lượng đường, chất béo và caffeine cao trong trà sữa, kết hợp với các chất phụ gia khác có thể làm tăng tiết bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến viêm, hình thành mụn.
  • Gây thừa cân và béo phì: Trà sữa chứa lượng đường cao và ít chất dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết, dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Mất cân bằng huyết áp: Uống quá nhiều trà có thể gây ra những biến động đột ngột tăng hoặc giảm của huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
  • Tổn thương gan và thận: Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc trong sản xuất trà sữa tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, tổn hại nghiêm trọng đến gan và thận.
  • Không tốt cho người bệnh đái tháo đường: Lượng đường và tinh bột cao trong trà sữa có thể làm tăng đáng kể đường huyết, gây hại cho người bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh này.
  • Sẩy thai: Đối với phụ nữ mang thai, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine từ trà, trà sữa có thể gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.

Tăng cân, béo phì là một tác hại thường gặp do uống quá nhiều trà sữa.

Cách cải thiện khi uống trà sữa bị mất ngủ

Nếu trong trường hợp bị mất ngủ khi uống trà sữa, bạn có thể cùng ECO Pharma tìm hiểu một số biện pháp cải thiện sau:

Thư giãn 

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ sau khi uống trà sữa, hãy dành thời gian để thực hiện các hoạt động giúp cơ thể và tinh thần thoải mái như nghe nhạc nhẹ, đọc sách, tắm nước ấm, thiền hoặc tập yoga. Việc thư giãn sẽ giúp giảm căng thẳng, từ đó giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Hãy biến việc thư giãn thành một phần trong thói quen sinh hoạt hàng ngày để có một giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.

Thiền định là một biện pháp thư giãn tâm trí giúp bạn có giấc ngủ ngon.

Tắm nước ấm 

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ sau khi uống trà sữa, bạn có thể thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng. Nhiệt độ nước ấm lý tưởng dao động từ 40 độ C – 42 độ C. Việc tăng nhiệt độ cơ thể rồi giảm nhiệt độ đột ngột sẽ kích thích cơ thể sản xuất melatonin, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Kết hợp với việc nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách trước khi ngủ sẽ giúp bạn thư giãn tối đa và có một giấc ngủ ngon.

Môi trường ngủ yên tĩnh 

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ sau khi uống trà sữa, hãy thử tạo một không gian ngủ yên tĩnh. Tắt các thiết bị điện tử, hạn chế ánh sáng và đảm bảo phòng ngủ của bạn luôn thoáng mát và thoải mái. Việc sử dụng đệm và gối êm ái cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Thay đổi tư thế ngủ 

Tư thế ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Để có một giấc ngủ ngon, bạn nên chọn tư thế ngủ thoải mái, thẳng lưng và kê đầu bằng gối vừa phải. Tránh nằm sấp vì tư thế này gây áp lực lên cổ và ngực, có thể dẫn đến đau nhức. Nằm ngửa hoặc nghiêng bên trái là những tư thế được khuyến khích. Việc ngủ đúng tư thế không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn giúp giảm đau lưng, cải thiện tư thế và phòng ngừa các bệnh về cột sống.

Ngủ nằm nghiêng bên trái được là tư thế được khuyến khích giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Uống nước ấm trước khi đi ngủ 

Sau khi uống trà sữa, việc uống một ly nước ấm trước khi ngủ khoảng 30 phút là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Nước ấm ở nhiệt độ dễ chịu sẽ giúp pha loãng caffeine, giảm bớt sự tỉnh táo và giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.

Lưu ý để tránh mất ngủ khi uống trà sữa

Với những người yêu thích trà sữa, việc từ bỏ hoàn toàn là điều khó. Do vậy, để hạn chế tác động tiêu cực gây mất ngủ, bạn nên lưu ý một số mẹo nhỏ sau:

  • Thời điểm uống: Tránh uống trà sữa vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ khoảng 2-3 tiếng. Việc này giúp cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa và giảm thiểu tác động của caffeine lên hệ thần kinh.
  • Kích cỡ ly trà sữa: Chỉ nên uống một ly trà sữa nhỏ nhằm hạn chế lượng caffeine nạp vào cơ thể.
  • Lựa chọn trà sữa ít caffein và đường: Ưu tiên trà sữa ít đường hoặc không đường, loại bỏ caffeine để giảm thiểu tác động kích thích lên hệ thần kinh.
  • Kết hợp vận động: Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ giúp tiêu hao năng lượng, cải thiện tiêu hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.

Một số mẹo giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn 

Bằng cách thay đổi nhỏ trong lối sống có thể mang lại cho bạn giấc ngủ ngon, sâu hơn. Cụ thể:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng giúp đồng hồ sinh học của bạn hoạt động ổn định
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử trước khi ngủ.
  • Không nên uống cà phê, trà hoặc các đồ uống có ga chứa caffeine vào buổi tối
  • Ngủ trưa quá dài hoặc không đều đặn có thể làm rối loạn giấc ngủ ban đêm.
  • Ngủ sớm, ngủ đúng giờ và thức dậy vào một thời điểm cố định trong ngày giúp cân bằng nhịp sinh học của cơ thể.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như caffeine, rượu, thuốc lá,… ít nhất 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Tạo một không gian ngủ lý tưởng với ánh sáng dịu nhẹ, nhiệt độ phù hợp và hạn chế tiếng ồn.
  • Tránh ăn quá no trước khi ngủ vì có thể gây khó tiêu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Hạn chế uống quá nhiều nước trước khi ngủ để tránh phải thức dậy giữa đêm.
  • Dành thời gian thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tập thiền.
  • Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhưng nên tránh tập luyện quá gần giờ ngủ.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên từ y học cổ truyền để cải thiện chất lượng giấc ngủ như:

  • Ngâm chân nước ấm cùng với các loại thảo dược như quế, gừng, lá lốt giúp tăng cường tuần hoàn máu ở chân, giảm căng thẳng cơ bắp, điều hòa khí huyết giảm căng thẳng. Nên ngâm chân trong nước ấm (khoảng 40 độ C – 42 độ C) trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng để cơ thể có thời gian thư giãn hoàn toàn.
  • Châm cứu giúp cải thiện giấc ngủ bằng cách điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng và kích thích sản sinh hormone melatonin, giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Xoa bóp bấm huyệt giúp cải thiện giấc ngủ bằng cách thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và kích thích sản sinh endorphin, giúp bạn ngủ sâu hơn.

Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả trong y học cổ truyền.

 

Uống trà sữa có mất ngủ không? Trà sữa có chứa một hàm lượng caffeine nhất định có thể gây mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm. Đồng thời, loại thức uống này còn chứa rất nhiều đường và năng lượng rỗng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như tăng cân, béo phì,…