Uống nhân trần có mất ngủ không? Cách sử dụng ra sao?

Y học cổ truyền thường dùng nhân trần để giải nhiệt và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan mật. Tuy vậy, nhiều người e ngại rằng uống nhân trần có thể gây mất ngủ. Uống nhân trần có mất ngủ không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Text thumbnails: Uống nhân trần có mất ngủ không?

Nhân trần là gì?

Nhân trần (tên khoa học là Adenosma glutinosum) là loại cây thân thảo lâu năm, cao từ 0,5m – 1m, thân có lông và mùi thơm. Nhân trần mọc tự nhiên chủ yếu ở các vùng khí hậu nhiệt đới và một số vùng đảo ở châu Á.

 

Tại Việt Nam, cây thường mọc hoang trên các đồi núi, cánh đồng và đất trống, tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang và các tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam.

 

Cây nhân trần được thu hái khi đang ra hoa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 7. Sau khi thu hoạch, nhân trần sẽ được rửa sạch, phơi khô dưới bóng râm và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc và ánh nắng mặt trời.

 

Có 3 loại nhân trần:

  • Nhân trần cái: Là loại nhân trần thuộc họ mõm chó Scrophulariaceae, có khả năng kháng viêm tốt và tăng tiết mật hiệu quả. Loại nhân trần này mọc nhiều ở Việt Nam.
  • Nhân trần bồ bồ: Loại nhân trần này thuộc họ mõm chó Scrophulariaceae, mọc nhiều ở Việt Nam. Nhân trần bồ bồ cũng có tác dụng tương tự như nhân trần cái nhưng tính tăng tiết mật ít hơn so với nhân trần cái.
  • Nhân trần cao: Đây là loại nhân trần thuộc họ cúc Asteraceae, thường mọc ở Trung Quốc. Nhân trần cao có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn ngoài da và giúp hạ sốt.

 

Nhân trần chứa nhiều tinh chất với các thành phần hóa học như capilen, pinen, xeton. Ngoài các hoạt chất này, nhân trần còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid, chất coumarin và polyphenol.

 

Theo y học cổ truyền, nhân trần tính hàn, vị đắng, tác dụng vào Can, Vị, Đởm và Tỳ, có tác dụng thái hoàng, thanh nhiệt và lợi thấp, thường được dùng trong điều trị chứng tiểu tiện bất lợi, hoàng đản và các bệnh loét da do phong thấp,…

Theo Đông y, nhân trần có tính hàn và vị đắng. – Ảnh: Internet.

Uống nhân trần có mất ngủ không?

Uống nhân trần có mất ngủ không? Nhân trần không những không gây mất ngủ mà giúp ngủ ngon. Nó là vị thuốc cổ truyền được dùng trong điều trị mất ngủ. Theo y học cổ truyền, nhân trần có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan.

 

Khi gan hoạt động tốt, cơ thể được thải độc hiệu quả  sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, đặc biệt là đối với những người bị nóng trong người hoặc đang gặp các vấn đề về gan. Tuy nhiên, nhân trần là loại thảo dược lợi tiểu, uống nhiều vào buổi tối gây tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ.

Liều lượng và cách dùng nhân trần

Các bài thuốc Đông y điều trị mất ngủ từ nhân trần thường dùng khoảng 40g – 50g sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng kiên trì trong 10 ngày có thể cảm nhận sự thay đổi trong giấc ngủ và cải thiện vấn đề mất ngủ, khó ngủ.

Tuỳ vào từng loại bệnh, các bài thuốc Đông y có thể dùng liều lượng nhân trần khác nhau.

  • Điều trị viêm gan cấp tính: Dùng 30g – 45g hoặc 18g – 24g nhân trần cùng với 12g chi tử, 6g – 8g đại hoàng để sắc nước uống.
  • Điều trị viêm mật: Bồ công anh, nhân trần, uất kim mỗi loại 40g cùng với 16g nghệ vàng để sắc lấy nước uống.
  • Điều trị cholesterol máu cao: Dùng 30g – 40g nhân trần sắc lấy nước uống, có thể dùng thay trà và dùng trong vòng 1 tháng.
  • Điều trị viêm gan giai đoạn di chứng: Dùng mạch nha, trần bi, nhân trần đã sấy khô tán thành bột. Dùng 60g bột này, pha cùng với nước sôi và hãm khoảng 20 phút. Dùng hàng ngày và liên tục trong 1 – 2 tháng.
  • Chữa chóng mặt, say nắng, nhức đầu: Dùng khoảng 1 nắm mỗi loại hành trắng và nhân trần để sắc thành nước uống.
  • Ngăn ngừa viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật: Bồ công anh, râu ngô và nhân trần sấy khô và tán thành bột. Dùng khoảng 50g bột này hãm với nước sôi khoảng 20 phút. Không sử dụng quá 1 tháng.

Những lưu ý khi dùng nước nhân trần

Bất kỳ loại thảo dược nào cũng mang lại lợi ích nhất định cho sức khỏe nhưng chúng vẫn có thể gây tác dụng phụ bất lợi, vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.

  • Tuyệt đối không kết hợp nhân trần với cam thảo: Vì nhân trần có tính lợi tiểu, trong khi cam thảo lại có tính giữ nước, việc kết hợp hai loại này có thể gây tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.

 

  • Không nên dùng nhân trần hàng ngày: Do đặc tính lợi tiểu, nếu sử dụng nhân trần thường xuyên, cơ thể có thể thải ra lượng nước và chất dinh dưỡng quá mức, dẫn đến mất nước, thiếu tập trung và mệt mỏi.

 

  • Hạn chế sử dụng cho một số đối tượng: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh dùng nhân trần để tránh nguy cơ mất sữa, giảm sữa hoặc gây hoạt động quá mức ở một số tuyến trong cơ thể.

Không uống nước nhân trần mỗi ngày. – Ảnh: Internet.

Các tác dụng khác của cây nhân trần đối với sức khỏe

Ngoài tác dụng hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, cây nhân trần còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể như:

 

  • Thanh nhiệt và thanh lọc cơ thể: Nhân trần có tác dụng hỗ trợ thanh lọc và giải nhiệt cơ thể vào những ngày nắng nóng. Thảo dược này có khả năng kích thích các cơ quan đào thải và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Lợi tiểu: Nhân trần hỗ trợ cải thiện chức năng thận và giải quyết các vấn đề về tiết niệu như bí tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc tiểu rắt,… Bạn có thể kết hợp nhân trần với râu ngô và uống hàng ngày.

 

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Y học cổ truyền dùng nhân trần để cải thiện các triệu chứng chán ăn, vàng da, đầy bụng, khó tiêu ở người viêm gan; Dùng nhân trần cho người khoẻ mạnh giúp thải độc gan.
  • Điều trị viêm túi mật: Nghiên cứu cho thấy nhân trần tác dụng tăng cường tiết mật nhờ thành phần 6,7-dimethoxycoumarin có trong nước sắc của cây. Hoạt chất này có khả năng hỗ trợ mật và làm giảm trương lực cơ vòng Oddi. Nhờ đó chúng có khả năng cải thiện quá trình bài tiết mật, ngăn ngừa tình trạng tắt mật và giảm thiểu nguy cơ gặp các triệu chứng liên quan đến gan và mật.
  • Hỗ trợ điều trị máu khó đông: Nhân trần trong một số trường hợp cấp bách có khả năng cầm máu hiệu quả. Y học cổ truyền dùng nhân trần tươi giã nát và đắp vào vết thương đang chảy máu. Tác dụng này đặc biệt có hiệu quả đối với người bệnh mắc chứng máu khó đông.
  • Hạ huyết áp: Đối với bệnh nhân có tiền sử về huyết áp cao có thể sử dụng nhân trần để duy trì các chỉ số huyết áp ở mức ổn định và an toàn đối với sức khỏe.
  • Hạ mỡ máu: Thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, chất béo là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Nhân trần được dùng để hỗ trợ giảm mỡ máu ở những người mỡ máu cao và điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Ngăn ngừa ung thư: Nhân trần chứa một lượng lớn hoạt chất flavonoid và saponin. Đây là những hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng điều chỉnh hoạt động của tế bào và chống lại các gốc tự do gây stress oxy hóa. Đồng thời hai hoạt chất này còn ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn ngừa di căn. Nhờ vào những tác dụng này, nhân trần kết hợp cùng với một số loại thảo dược khác như cà gai leo, cây xạ đen, mật nhân thường được dùng trong hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.

Một số mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm

Để có một giấc ngủ ngon và sâu, cùng ECO Pharma tham khảo các mẹo dưới đây:

 

  • Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày. Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ vì ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của cơ thể.
  • Tạo không gian ngủ thoáng đãng, yên tĩnh và ánh sáng tối để không làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Tránh tiêu thụ các chất kích thích như caffeine, nicotine hoặc rượu bia gần giờ đi ngủ để không làm giảm chất lượng giấc ngủ hoặc gây tỉnh giấc giữa đêm.
  • Thường xuyên tập thể dục nhưng nên hoàn thành ít nhất 5 – 6 tiếng trước giờ đi ngủ. Không nên tập thể dục quá sát giờ ngủ vì có thể gây khó ngủ.
  • Hạn chế giấc ngủ ngắn, đặc biệt là vào buổi chiều.
  • Tránh ăn quá khuya hoặc ăn trong khoảng 3 – 4 tiếng trước giờ đi ngủ vì có thể gây khó tiêu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

 

  • Uống ít nước trước khi ngủ để tránh phải thức dậy đi vệ sinh giữa đêm, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
  • Tập kiểm soát căng thẳng và thực hành các phương pháp thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc tắm nước ấm. Bạn cũng có thể thử xoa bóp, thiền, yoga để thư giãn tinh thần và cơ thể. Người lớn tuổi có thể áp dụng liệu pháp châm cứu cải thiện mất ngủ.
  • Tránh dùng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn trước giờ ngủ vì chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Các tinh chất tự nhiên được chứng minh có thể giúp cơ thể chống lại tác động của các gốc tự do, đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ của mảng xơ vữa trong mạch máu, từ đó cải thiện lưu thông máu lên não và hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn. Bạn có thể lựa chọn bổ sung một số tinh chất đã được các nghiên cứu khoa học tại Mỹ chứng minh có tác dụng tốt trong việc điều trị mất ngủ như chiết xuất từ việt quất (Blueberry) và bạch quả (Ginkgo Biloba). Những tinh chất này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ.

Uống nhân trần có mất ngủ không? Nhân trần là loại thảo dược có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc cơ thể. Uống nhân trần không những không gây mất ngủ mà còn hỗ trợ cải thiện các vấn đề về giấc ngủ mà bạn đang gặp phải. Lưu ý, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc điều trị khác nếu muốn uống nhân trần nhằm tránh những tương tác thuốc không mong muốn.