Giới thiệu Hội Chống đau Hà Nội
Giới thiệu Hội Chống đau Hà Nội
Chủ tịch Hội:TTND.GS.TS.SB. Nguyễn Văn Chương
1. Tên gọi của Hội
Tên Tiếng Việt của Hội: Hội Chống đau Hà Nội
Tên viết tắt tiếng Việt: HCĐHN
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Hanoi Pain Society
Tên viết tắt tiếng Anh: HPS
2. Tôn chỉ, mục đích
– Hội Chống đau Hà Nội là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức và công dân Việt Nam đang sinh sống, hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu giảng dạy về chuyên ngành Chống đau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Mục đích của Hội là tập hợp, liên kết các hội viên để hợp tác, hỗ trợ nhau nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực chống đau để góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động
– Hội hoạt động trong lĩnh vực Chống đau và các lĩnh vực khác có liên quan đến Chống đau.
– Phạm vi hoạt động của Hội trong địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
– Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, bình đẳng.
– Hội tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hội; chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Y tế và các sở, ban, ngành có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Hội. Hội là thành viên của Hội Y học Hà Nội, chịu sự quản lý nhà nước của Sở tế Hà Nội và các Sở ban ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động Hội. Tổ chức hoạt động và quản lý các Hội được thực hiện theo quy định văn bản pháp luật hiện hành về Hội của Trung ương và thành phố, các quy định khác liên quan. Hội thành viên chuyên khoa có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, hoạt động theo Điều lệ được UBND Thành phố phê duyệt, đồng thời hoạt động theo điều lệ Hội Y học Hà Nội.
5. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, trụ sở, Logo
– Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
– Trụ sở của Hội được đặt tại: Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện quân Y 103-Học viện Quân y. Địa chỉ: số 261 (hiện nay 160) Đường Phùng Hưng, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội.
– Logo của Hội
6. Các giai đoạn phát triển của Hội:
– Giai đoạn Vận động thành lập (tháng 7- tháng 12/2013):
Tháng 7/2013, sau khi điều tra tham khảo, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các đồng nghiệp trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và khám chữa các chứng bệnh đau trên thành phố Hà Nội của nhiều chuyên ngành khác nhau (Thần kinh, Gây mê- Hồi sức, Ung bướu, Cơ-Xương-Khớp, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền… ), GS TS. Nguyễn Văn Chương- Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh- BVQY 103-HVQY đã tập trung được 5 thành viên Quân-Dân y làm đơn xin được công nhận Ban vận động Thành lập Hội Chống đau Hà Nội gồm 5 người (GS.TS. Nguyễn Văn Chương-Trưởng Ban; PGS.TS. Phan Việt Nga; PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc; BSCK2. Đình Văn Thắng, ThS. Đặng Phúc Đức) và đã được Hội Y học Hà Nội phê duyệt công nhận ngày 28/10/2013.
– Giai đoạn 2013-2018; Nhiệm kỳ thứ nhất:
+ Ngày 22/12/2013: Thành lập Hội Chống đau Hà Nội và Đại hội lần thứ nhất của Hội nhiệm kỳ 2013-2018.
Địa điểm: Hội trường B, BVQY 103-HVQY
BCH nhiệm kỳ I của Hội gồm 17 thành viên, trong đó:
Chủ tịch Hội: GS.TS. Nguyễn Văn Chương
Phó Chủ tịch: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc
Tổng thư ký: ThS.BS. Đặng Phúc Đức
Ban kiểm tra: PGS.TS.Phan Việt Nga; ThS.Trần Thị Ngọc Trường; TS.Trần Viết Lực.
Hội viên có 108 bác sĩ của 12 chuyên ngành với đầy đủ thành phần quân y, dân y, các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cơ sở, các cơ sở dào tạo. Đặc biệt ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên đã có nhiều bác sĩ từ các tỉnh khác đăng ký tham gia hội viên liên kết như Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bắc Ninh…
Ngay trong năm đầu tiên Hội nhanh chóng kiện toàn tổ chức, xúc tiến phát triển hội viên và thực hiện chức năng của Hội theo Điều 4, Chương 2 của điều lệ.
Cụ thể:
+ Đào tạo dưới nhiều hình thức: Hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ phạm vi và hình thức phong phú… Tổ chức (cùng Hội Chống Đau Thừa Thiên-Huế và Hội Đau TP. Hồ Chí Minh) được 3 Hội thảo khoa học Liên Hội Chống đau toàn quốc, đặc biệt năm 2016 mời được đại diện của IASP tham dự và điều hành Hội nghị.
+ Góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân với các hình thức:
* Hoạt động thành lập các đơn vị chống đau tại các bệnh viện tuyến tỉnh và ngành ở Hà nội cũng như các tỉnh khác.ĐV Chống đau Hà Nội (2012) loại II, BVPHCN Nghệ An (2016) loại II-Plus; Bệnh viện 198 Bộ Công An (2016) loại II, BVĐK Medlatec (2016) loại I, Khoa C.X.K – Thần kinh Phú Thọ (2017) loại II-Plus, BVĐHY Buôn Ma Thuột (2017) loại I, BVQY 110 Bắc Ninh (2018) loại II, BVDK Đức Giang (2018) loại II -Plus,Trung tâm Thần kinh – Đột quỵ Phú Thọ (2018) loại II, BVĐK Ninh Bình (2019) loại II, BVĐK Thái Nguyên (2019) loại I, BV PHCN Hà Tĩnh (2019).
*Thường xuyên tham gia tư vấn sức khỏe trực tiếp tại các câu lạc bộ người cao tuổi ở các tỉnh thành phố và qua các kênh thông tin đại chúng như đài, báo, vô tuyến…
* Hoạt động từ thiện.
+ Về quan hệ hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức, những hội y học và khoa học kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực đau và chống đau trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
+ Về nghiên cứu khoa học: đã tổ chức nghiên cứu cơ bản về các chứng đau ở 48/63 tỉnh thành cả nước, tập hợp được 12.136 bộ hố sơ cá nhân từ 3.350 gia đình, đã sử lý và báo cáo, đăng bài trên tạp chí quốc tế và được hàng ngàn tác giả trong và ngoài nước đọc và trích dẫn. Chỉ trong năm cuối của nhiệm nhiệm kỳ 2013-1018 mỗi đơn vị chống đau đã hoàn thành 2 nghiên cứu khoa học và đã báo cáo trước hội nghị khoa học của Hội.
– Giai đoạn 2018-2023; Nhiệm ký thứ hai; Hội Chống đau Hà Nội chuyển thành Hội có tư cách pháp nhân:
+ Chuyển Hội chống đau Hà Nội thànhHội có tư cách pháp nhân:
* Ban vận động thành lập Hội có tư cách pháp nhân:
Ngày 1/8/2015 nộp hồ sơ chuyển Hội Chống đau Hà Nội thành Hội có tư cách pháp nhân.
Ngày 28 tháng 10 năm 2017, CT. Hội Chống đau Hà Nội đã tập trung được 7 thành viên Quân-Dân y làm đơn xin được công nhận Ban vận động và chuyển Hội Chống đau Hà Nội thành hội có tư cách pháp nhân gồm 7 người GS.TS. Nguyễn Văn Chương-Trưởng Ban; PGS.TS. Phan Việt Nga; PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc; PGS.TS. Nguyễn Trọng Lưu; TS. Đoàn Lực; TS. Đặng Phúc Đức; BS. Đào Hùng Vương và đã được Bộ Y tế phê duyệt công nhận.
* Ngày 17/3/2018: Đại hội lần thứ hai của Hội nhiệm kỳ 2013-2018.
Địa điểm: Hội trường Trung tâm Ung bướu, BVQY 103-HVQY
Cơ cấu tổ chức BCH nhiệm kỳ 2 (2018-2023)
1. Thành phần, nhiệm vụ BCH:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Tôn giáo | Đơn vị | Chức vụ | Học hàm,Học vị | Phân công | |
Nam | Nữ | ||||||||
1 | Nguyễn Văn Chương | 1954 | Kinh | Không | Bộ môn – khoa Nội thần kinh; BV 103 – HVQY | Nguyên CN BM | GS.TS. | Chủ tịch | |
2 | Đoàn Lực | 1965 | Kinh | Không | Trung tâm chống đau và chăm sóc giảm nhẹ; BV K Trung ương | GĐ Trung tâm | Tiến sĩ | Phó chủ tịchThường trực | |
3 | Nguyễn Hoàng Ngọc | 1967 | Kinh | Không | BV trung ương Quân đội 108 | Phó GĐ | PGS.TS | Phó chủ tịch | |
4 | Phan Việt Nga | 1962 | Kinh | Không | Khoa Nội thần kinh; BV 103 – HVQY | CN Bộ môn | PGS.TS | Trưởng ban kiểm tra | |
5 | Đặng Phúc Đức | 1976 | Kinh | Không | Khoa Đột quỵ – BV 103 – HVQY | Phó CN khoa | Tiến sĩ | Tổng thư ký | |
6 | Đào Hùng Vương | 1977 | Kinh | Không | Bộ môn – khoa Nội thần kinh; BV 103 – HVQY | BS . điều trị | Bác sĩ | Chánh Văn phòng | |
7 | Đoàn Văn Đệ | 1954 | Kinh | Không | Bộ môn Tim-Thận-Khớp-Nội tiết;BV103-HVQY | Nguyên CN BM | PGS.TS | Uỷ viên | |
8 | Nguyễn Mạnh Dũng | 1978 | Kinh | Không | Khoa Hối sức cấp cứu; BV 108 | BS điều trị | Tiến sĩ | Uỷ viên | |
9 | Nguyễn Minh Hiện | 1954 | Kinh | Không | Khoa Đột quỵ – BV 103 – HVQY | Nguyên CN khoa | PGS.TS | Uỷ viên | |
10 | Nguyễn Trung Kiên | 1977 | Kinh | Không | Bộ môn GMHS BV 103 – HVQY | Phó CN | PGS.TS | Uỷ viên | |
11 | Phạm Đình Đài | 1965 | Kinh | Không | Khoa Đột quỵ – BV 103 – HVQY | CN khoa | PGS.TS | Uỷ viên | |
12 | Bùi Văn Giang | Kinh | Không | Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh ĐH Y Hà Nội | Phó trưởng BM | PGS.TS | Ủy viên | ||
13 | Nguyễn Trọng Lưu | 1961 | Kinh | Không | Khoa VLTL và PHCN; BV 108 | CN khoa | PGS.TS | Uỷ viên | |
14 | Nhữ Đình Sơn | 1966 | Kinh | Không | Bộ môn – Khoa Nội thần kinh; BV 103 – HVQY | CN Khoa | PGS.TS | Uỷ viên | |
15 | Đinh Văn Thắng | 1960 | Kinh | Không | Khoa Nội thần kinh; BV Thanh Nhàn, Hà Nội | CN khoa | BSCKII | Uỷ viên | |
16 | Nguyễn Văn Thông | 1951 | Kinh | Không | Bộ môn Nội thần kinh; BV 108 | CN bộ môn | GS.TS | Uỷ viên | |
17 | Trần Thị Ngọc Trường | 1988 | Kinh | Không | Khoa Nội thần kinh; BV 103 – HVQY | BS điều trị | Tiến sĩ | Uỷ viên | |
18 | Nguyễn Hữu Tú | 1968 | Kinh | Không | Đại học Y Hà Nội | Hiệu phó ĐHY HN | GS.TS | Uỷ viên | |
19 | Thái Thị Xuân | Kinh | Không | Bệnh viện PHCN, Nghệ An | Giám đốc | Thạc sĩ | Ủy viên | ||
20 | Lê Thị Bích Thủy | Kinh | Không | Bệnh viên Đa khoa Phú Thọ | Phó trưởng khoa | Thạc sĩ | Ủy viên | ||
21 | Đỗ Thị Lệ Thúy | Kinh | Không | Bệnh viện 198 Bộ Công an | Phó GĐ | Tiến sĩ | Ủy viên | ||
22 | Vũ Haỉ Yến | Kinh | Không | Bệnh viện Medlatec | Bác sĩ | BSCK1 | Ủy viên | ||
23 | Trần Thanh Tâm | Kinh | Không | Trưởng Cao dẳng Y tế Hà Nội | Trưởng ban nội | Tiến sĩ | Ủy viên |
2. Danh sách Ban Kiểm tra:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Tôn giáo | Đơn vị | Chức vụ | Học hàm Học vị | Phân công | |
Nam | Nữ | ||||||||
1 | Phan Việt Nga | 1962 | Kinh | Không | Bộ môn – Khoa Nội thần kinh; BV 103 – HVQY | CN Bộ môn | PGS.TS. | Trưởng ban kiểm tra | |
2 | Trần Thanh Tâm | Kinh | Không | Trưởng Cao dẳng Y tế Hà Nội | Trưởng ban nội | Tiến sĩ | Ủy viên | ||
3 | Nguyễn Quang Minh | 1962 | Kinh | Không | Khoa Nội thần kinh; BV 105-HVQY | BS điều trị | BS CKII | Uỷ viên |
3. Danh sách Ban Thường vụ:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Tôn giáo | Đơn vị | Chức vụ | Học hàmHọc vị | Phân công | |
Nam | Nữ | ||||||||
1 | Nguyễn Văn Chương | 1954 | Kinh | Không | Bộ môn – Khoa Nội thần kinh; BV 103- HVQY | Nguyên CN bộ môn | GS.TS. | Chủ tịch | |
2 | Đoàn Lực | 1965 | Kinh | Không | Trung tâm chống đau và chăm sóc giảm nhẹ; BV K Trung ương | GĐ Trung tâm | TS | Phó chủ tịchThường trực | |
3 | Nguyễn Hoàng Ngọc | 1967 | Kinh | Không | BV trung ương Quân đội 108 | Phó GĐ | PGS.TS | Phó chủ tịch | |
4 | Phan Việt Nga | 1962 | Kinh | Không | Bộ môn – Khoa Nội thần kinh; BV 103-HVQY | CN Bộ môn | PGS.TS | Trưởng ban Kiểm tra | |
5 | Đặng Phúc Đức | 1976 | Kinh | Không | Khoa Đột quỵ – BV 103-HVQY | BS điều trị | Tổng thư ký | ||
6 | Hùng Vương | 1977 | Kinh | Không | Bộ môn – khoa Nội thần kinh; BV 103- HVQY | BS . điều trị | Bác sĩ | Chánh văn phòng | |
7 | Bùi Văn Giang | Kinh | Không | Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh ĐH Y Hà Nội | Phó trưởng bộ môn | PGS.TS | Ủy viên |
4.Hội đồng Khoa học và Đào tạo
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Tôn giáo | Đơn vị | Chức vụ | Học hàm,Học vị | Phân công | |
Nam | Nữ | ||||||||
1 | Nguyễn Văn Chương | 1954 | Kinh | Không | Bộ môn – Khoa Nội thần kinh; BV 103- HVQY | Nguyên CN bộ môn | Giáo sưTiến sỹ | Chủ tịch | |
2 | Đoàn Lực | 1965 | Kinh | Không | Trung tâm chống đau và chăm sóc giảm nhẹ; BV K Trung ương | GĐ Trung tâm | Tiến sỹ | Phó chủ tịch | |
3 | Đào Hùng Vương | 1977 | Kinh | Không | Bộ môn – khoa Nội thần kinh; BV 103- HVQY | BS . điều trị | Bác sĩ | Thư ký | |
4 | Bùi Văn Giang | Kinh | Không | Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh ĐH Y Hà Nội | Phó trưởng bộ môn | Tiến sĩ | Ủy viên | ||
5 | Nguyễn Hữu Tú | 1968 | Kinh | Không | Bộ môn Gây mê Hồi sức Đại học Y Hà Nội | Hiệu phó Trường ĐH Y Hà Nội | Giáo sưTiến sĩ | Uỷ viên |
5.Văn phòng Hội
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Tôn giáo | Đơn vị | Chức vụ | Học hàmHọc vị | Phân công | |
Nam | Nữ | ||||||||
1 | Đào Hùng Vương | 1977 | Kinh | Không | Bộ môn – Khoa Nội thần kinh; BV 103- HVQY | BS điều trị | Bác sĩ | Chánh Văn phòng |
6.Ban Quản lý và Phát triển hội viên
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Tôn giáo | Đơn vị | Chức vụ | Học hàmHọc vị | Phân công | |
Nam | Nữ | ||||||||
1 | Trần Thị Ngọc Trường | 1988 | Kinh | Không | Bộ môn – Khoa Nội thần kinh; BV 103- HVQY | BS điều trị | Tiến sĩ | Trưởng ban |
Hội viên có 180 bác sĩ của 12 chuyên ngành với đầy đủ thành phần quân y, dân y, các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cơ sở, các cơ sở dào tạo. Hội viên liên kết gồm các tỉnh Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh…
+ Các hoạt động:
* Thực hiện chức năng của Hội theo Điều 4, Chương 2 của điều lệ.
Cụ thể:
Đào tạo dưới nhiều hình thức: Hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ phạm vi và hình thức phong phú… mỗi năm tối thiểu 2 hội nghị khoa học.
Các nhà khoa học trong BCH và thành viên của Hội tham gia chấm luận văn cao học, chuyên khoa 2, luận án tiến sĩ trong hội đồng bảo vệ luận án các cấp và tham gia các hội đồng nghiệm thu các đề tài khoa học từ cấp cơ sở, cấp bộ và cấp nhà nước.
Góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân với các hình thức:
Thành lập thêm các đơn vị chống đau BVĐK Ninh Bình (2019) loại II, BVĐK Thái Nguyên (2019) loại I, BVPHCN Hà Tĩnh (2020) loại II.
Thường xuyên tham gia tư vấn sức khỏe trực tiếp tại các câu lạc bộ người cao tuổi ở các tỉnh thành phố và qua các kênh thông tin đại chúng như đài, báo, vô tuyến…
Hoạt động từ thiện.
* Quan hệ hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức, những hội y học và khoa học kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực đau và chống đau trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
*Nghiên cứu khoa học: hàng năm Hội và các đơn vị chống đau thường xuyên tổ chức tống kết, báo cáo kết quả hoạt động và trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động và vận hành Đơn vị chống đau.
* Viết các bài báo về kết quả hoạt động đăng trong Tạp chí Thần kinh học Việt Nam.