Giới thiệu “Câu lạc bộ các đơn vị chống đau” và Những con số ấn tượng năm 2019

Giới thiệu “Câu lạc bộ các đơn vị chống đau” và Những con số ấn tượng năm 2019

Nguyễn Văn Chương, Thái Thị Xuân, Đỗ Thị Lệ Thúy, Vũ Hải Yến, Lê Thị Bích Thủy, Nguyễn Hữu Quang, Nguyễn Tiến Quyền, Nguyễn Đức Minh, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Quang Ân, Đinh Huy Cương; Nguyễn Thị Diện

* Từ khóa: Hội Chống đau Hà Nội, Đơn vị chống đau; đau thần kinh;thoát vị đĩa đệm; đau đầu; tiêm ngoài màng cứng; phong bế thần kinh; điều trị vật lý.

  1. Giới thiệu CLB các Đơn vị chống đau

            Hội Chống đau Hà Nội được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 2013 tại Bệnh viên Quân y 103, ngay từ khi thành lập trong chương trình hành động đã được xác định đẩy mạnh công tác nghiên cứu và điều trị đau, đưa kỹ thuật và các kỹ năng chống đau tinh tế tới các cơ sở tuyến tỉnh và xa hơn nữa. Mô hình “Đơn vị chống đau”- một hình thái lâm sàng linh hoạt của Y học đau (pain medicine) đã được thành lập một cách sáng tạo, chưa có tiền lệ. Một hội nghị khoa học chuyên đề về Đơn vị Chống đau (ĐVCĐ) đã được tổ chức trong phạm vi toàn quốc, thu hút sự chú ý và tham gia của 500 đại biểu từ khắp các miền của tổ quốc. ĐVCĐ được  hình thành với 4 cấp độ.

ĐVCĐ cấp I: với diện tích 30m2, chia thành 1 phòng khám và 1 buồng thủ thuật, nhân sự có 1 bác sĩ chống đau có kỹ năng chống đau thần kinh và chống đau cơ-xương-khớp… và 1 điều dưỡng.

 ĐVCĐ cấp II: vơí diện tích ≥ 50m2, chia thành 1 phòng khám, 1 buồng thủ thuật và 1 buồng đặt máy chống đau (điện xung, đắp nến, siêu âm điều trị, kéo giãn cột sống, sống ngắn, hồng ngoại,…). Nhân sự có 1-2 bác sĩ có kỹ năng chống đau thần kinh; chống đau cơ-xương-khớp… và 2-3 điều dưỡng

ĐVCĐ cấp II-Plus: như ĐVCĐ cấp II và có thêm máy siêu âm để tiêm và phong bế dưới hướng dẫn siêu âm, bác sĩ chống đau ở đây cần có thêm kỹ năng siêu âm.

ĐVCĐ cấp III: ở cấp độ này ĐVCĐ đã là một khoa chống đau lâm sàng có diện tích mặt bằng chức năng ≥ 100m2, tùy theo số bệnh nhân nội trú mà diện tích tăng theo cho đúng quy định. Số lượng nhân viên 15-20 người. Về trang thiết bị đảm bảo kết nối với, chẩn đoán hình ảnh, phòng mố để điều trị can thiệp, kết nối với hồi sức cấp cứu…

            Mô hình này đã được đề xuất cho các nhà quản lý các bệnh viện trong các dịp bệnh viện mời chuyên gia giảng bài và được ủng hộ nồng nhiệt. Cho đến cuối năm 2017 đã có 7 Đơn vị Chống đau được thành lập ở các BVĐK tuyến tỉnh và BV cấp ngành. Ngay sau khi thành lập, các đơn vị đã triển khai, kiện toàn tổ chức và đi vào hoạt động, cử cán bộ đi học các kỹ năng chống đau bằng thủ thuật, tiêm, phong bế, điều trị vật lý và kiến thức siêu âm lâm sàng. Để kết nối các nhà lâm sàng trực tiếp làm công tác chống đau, nâng cao chất lượng hoạt động và có môi trường trao đổi kinh nghiệm, Hội Chống đau Hà Nội đã tư vấn các Đơn vị Chống đau thành lập Câu lạc bộ của riêng mình và làm chuyên gia, tập trung lực lượng và cố vấn hoạt động.

            Câu lạc bộ (CLB) Các Đơn vị Chống đau thuộc Hội Chống đau Hà Nội được thành lập ngày 25 tháng 11 năm 2017 tại Khách sạn Mường Thanh, Thị xã Cửa Lò Tỉnh Nghệ An, trong khuôn khổ 1 HNKH Chống đau toàn quốc. Quyết định thành lập ban đầu có 7 đơn vị chống đau thành viên gồm: Đơn vị Chống đau (ĐVCĐ) Bệnh viện PHCN Nghệ An; ĐVCĐ Bệnh viện 198- Bộ Công an, ĐVCĐ BVĐK Medlatec, ĐVCĐ BVĐK Phú Thọ, ĐVCĐ BVĐK Ninh Bình, ĐVCĐ Hà Nội, ĐVCĐ BV Đại học Ban Mê Thuột.Trải qua hai năm rưỡi hoạt động, cùng sự sát cánh đồng hành của Hội Chống đau Hà nội, CLB Các đơn vị Chống đau đã lớn mạnh cả về lượng và về chất. Các Đơn vị Chống đau đã nhanh chóng củng cố cơ sở vật chất, độc lập hoạt động khám chữa đau. Cho tới nay CLB đã có 12 Đơn vị Chống đau thành viên với 3 ĐVCĐ vị cấp I, 6 ĐVCĐ cấp II và 3 ĐVCĐ cấp II-Plus, trong đó có 2 ĐVCĐ hoạt động khép kín với bộ phận tài chính và bộ phân dược riêng của mình, tạo điều kiện rất thuận lợi cho bệnh nhân tiếp nhận dịch vụ. cụ thể như sau:

ĐV Chống đau Hà Nội (2012) loại II, BVPHCN Nghệ An (2016) loại II-Plus; Bệnh viện 198 Bộ Công An (2016) loại II, BVĐK Medlatec (2016) loại I, Khoa C.X.K – Thần kinh Phú Thọ (2017) loại II-Plus, BVĐHY Buôn Ma Thuột (2017) loại I, BVQY 110 Bắc Ninh (2018) loại II, BVDK Đức Giang (2018) loại II -Plus,Trung tâm Thần kinh – Đột quỵ Phú Thọ (2018) loại II, BVĐK Ninh Bình (2019) loại II, BVĐK Thái Nguyên (2019) loại I, BV PHCN Hà Tĩnh (2019).

Các ĐVCĐ đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao trình độ của mỗi bác sĩ chống đau thúc đẩy phương thức hoạt động chống đau từ chỗ đơn ngành (monodisciplinary) qua đa ngành (multidisciplinary) tới liên ngành (interdisciplinary) đảm bảo sự phối hợp nhuần nhuyễn hữu cơ giữa các chuyến ngành trong điều trị đau.

Việc thành lập các ĐVCĐ đã mang đến rất nhiều lợi ích, hàng ngày mỗi ĐVCĐ khám và điều trị cho trung bình 30-50 lượt bệnh nhân, thậm chí có ngày 120 lượt bệnh nhân. Mọi chứng đau được khám và chỉ định thực hiện thủ thuật chống đau ngay trong ngày với chất lượng chuyên gia ngay tại cơ sở. Bênh nhân không phải về tuyến trung ương tránh được tình trạng quá tải. Bệnh nhân được điều trị ngoại trú và vẫn đảm bảo được nhiệm vụ lao động xã hội.

  1. Những con số ấn tượng năm 2019 của CLB các Đơn vị Chống đau
          Trong số 12 ĐVCĐ có 6 ĐVCĐ có khả năng hoặt động hiệu quả một cách độc lập khi vắng mặt chuyên gia (ĐVCĐ: Hà Nội; BVQY110; BV198; Khoa CXK-TK; TT Đột quỵ BV Phú Thọ và BV PHCN Nghệ An). Tổng kết hoạt động đều đặn của 6 ĐVCĐ này trong năm 2019 cho thấy một số liệu rất bổ ích và đáng khích lệ.

2.1.  Tính chung hoạt động của 6 ĐVCĐ như sau:

– Khám và điều trị: 29.823 lượt BN
– Tiêm ngoài màng cứng, tiêm cột sống và Phong bế dây TK: 14.300 lượt BN.
– Tiêm bao gân và điểm bám: 1.579 lượt BN.
– Điều trị vật lý: 6.928 lượt BN
– Khám: 6.928 lượt BN
– Làm từ thiện: 357 lượt khám và điều trị.

     2.2. Hoạt động chống đau không dùng thuốc của ĐVCĐ PHCN Nghệ An:
       Tổng số: 56.501 lượt; trong đó kéo giãn CS: 793; xoa bóp- bấm huyệt: 11.216;  điện châm: 9.236; vận động trị liệu:1.386; bó Paraffin:10.021; siêu âm trị liệu:9.479; hồng ngoại:1.217; Từ trường điều trị: 2.005; điện phân:9.888. 

     2.3. Báo cáo chi tiết thủ thuật của Đơn vị Chống đau Hà Nội năm 2019 cho thấy:
       Tổng số: 4.600; trong đó: tiêm NMC CS cổ:14; tiêm NMC CSTL:217;  tiêm cạnh sống:2.311; phong bế dây V:216; phong bế dây Chẩm: 408; phong bế dây VII:102; phong bế DTK bì sau, chi trên:275; phong bế DTk trên gai:319; phong bế động mạch thái dương nông:224; tiêm điểm bám dây chằng-bao gân gối, háng:324; tiêm khuỷu tay, sụn sườn:190

      2.3. Đơn vị Chống đau BVQY 110: đầu tư mạnh dạn, trang bị cơ bản, tổ chức đồng bộ, hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả với 4 nhân viên (2 trong đó không thường xuyên):
       Tổng số lượt BN khám và điều trị:13.200; trong đó tiêm NMC CS cổ: 05; tiiêm NMC CS thắt lưng:1.149; phong bế dây thần kinh: 778; tiêm cạnh sống:1.284; tiêm điểm bám và bao gân: 349; vật lý trị liệu: 5.545.

       3. Nhận xét

– ĐVCĐ là một loại hình hoạt động lâm sàng chống đau hiệu quả.

– Bệnh nhân tham gia tiếp nhận dịch vụ thoải mái, hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người.

– Năng suất hoạt động cao.

– Chất lượng chống đau cao ở cấp độ chuyên gia.

– Hình thức rất phù hợp đào tạo kỹ năng lâm sàng tại cơ sở.

– Giảm tải cho bệnh viện tuyến trung ương.

– Bác sĩ ở nhiều chuyên ngành khác nhau có thể làm công tác chống đau.

       4. Kiến nghị

– Tổ chức thành lập ĐVCĐ cho các bệnh viện có nhu cầu.

– Tổ chức đào tạo kiến thức và kỹ năng chống đau cơ bản cho các bác sĩ hoạt động trong các ĐVCĐ.

– Hãy chống đau cho chất lượng cuộc sống như giành giật dấu hiệu sinh tồn cho cuộc sống.