Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đăng

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đăng

 

WP_20151015_09_13_22_Pro

 

Họ và tên: Nguyễn Văn Đăng

Ngày sinh; 25/12/1930

Địa chỉ thường trú: Phòng 304 – C1 – Lương Định Của – Đống Đa – Hà Nội

Nơi ở hiện nay: Như trên

Điện thoại /NR: 043.852.3479

Điện thoại : 090.437.2208

Email:              dang304@vnn.vn              vdang304@gmail.com

I. TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

1952: Sinh viên Đại học Y Kháng chiến Việt Bắc

1953 – 1954: Bệnh xá trưởng Quân y Trung đoàn 44, cấp bậc Đại đội phó

1954 – 1958: học tiếp Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp Bác sĩ và Bác sĩ Nội trú

1959: Bác sĩ Chuyên Khoa Cáp Hai Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai

1976 – 1980 Chuyển công tác: Trưởng phòng Thần kinh Bệnh viện C Cán Bộ (Bạch Mai)

1980 – 1981Trở về công tác tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, Phụ trách Y Vụ khoa kiêm Chỉ đạo ngành Thần kinh toàn quốc.

1983 -1984: Bộ Y tế cử làm Chuyên gia Y tế tại nước Cộng hòa Algerie

1985: Bộ Y tế cử làm chuyên gia giúp Bệnh viện Tỉnh Sông Bé – Bình Dương

1986 – 1989: Bác sĩ Thần kinh phụ trách Y Vụ khoa kiêm chỉ đạo ngành Thần kinh

1959 – 1989: Liên tục tham gia giảng dạy Sinh viên Trường Đại học Y

1998 – Giảng viên kiêm chức của Đại học Hà Nội (biên chế Bệnh viện Bạch Mai)

1989 – 2000: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Đại học Y Hà Nội, chuyên gia đầu ngành Thần kinh Việt Nam biên chế Bệnh viện Bạch Maii

Năm 1995: Nghỉ hưu nhưng do yêu cầu công tác Trường Đại học Y giữ lại Trường đến năm 2000 chính thức Nghỉ hưu nhưng thường xuyên tham gia Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ Y học, Hội chẩn bệnh nhân các Bệnh viện Trung ương và Bệnh viện các tỉnh; tham gia thuyết trình các chuyên đề khoa học thần kinh…

Giảng các bài Tai biến mạch máu não (TBMMN) tại các tỉnh miền Bắc do Hội Đột Qụy Thế giới biên soạn và Bộ Y tế chỉ định người giảng.

II CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

– Góp phần nghiên cứu lâm sàng, nguyên nhân và xử trí Xuất huyết nội sọ người trẻ dưới 50 tuổi (luận án PTS năm 1990) Đã được ứng ngay trong giảng dạy, điều trị…

– Góp phần nghiên cứu dịch tễ học TBMMN trong cộng đồng và trong các Bệnh viện (Đề tài cấp Bộ 1991 – 1994 đã nghiệm thu) Đã được ứng dụng trong nghiên cứu dịch tễ học TBMMN của nhiều tỉnh thành.

–        Ngoài hai công trình lớn dài hơi nói trên còn 40 công trình tổng kết lâm sàng, chẩn đoán, điều trị (cá nhân và cộng tác nhiều tác giả) đăng ở các báo Y học Việt Nam, Y Học Thực Hành, Nội san Tinh Thần kinh), kỷ yếu công trình bệnh viện (tất cả đã nộp lên hội đồng xét học hàm)

 III.  Công trình báo cáo tại Hội nghị Quốc Tế nước ngoài

– 1  Dị dạng mạch máu não báo cáo tại Hội nghị Quốc tế Thần kinh tại Bungary (1989).

– 1  Kén Sán Lợn Náo báo cáo tại Hội nghị Quốc tế Thần kinh tại Pháp (1990).

– Dự Hội nghi Quốc tế tại nhiều nước Thái Lan, Cộng hòa Áo, Trung Quốc,…

IV. KHEN THƯỞNG& KỶ LUẬT

– Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

– Danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” (1997) do Chủ tịch nước ký.

Kỷ luật      Không

V. SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN

1. Giải  phẫu lâm sàng Thần kinh (1994) – NXB Y Học

2. Nội khoa cơ sở Triệu chứng học nội khoa chương Thần kinh (sách giáo khoa) – NXB Y Học.

3. Tai biến mạch máu não (tái bản 3 lần) – NXB Y học.

4. Thực hành Thần kinh các bệnh và hội thường gặp (tái bản 3 lần).

VI. CÁC BÀI VIẾT TRONG BÁCH KHOA THƯ BỆNH HỌC 

1. Viêm đa dây Thần kinh

2. Đau dây thần kinh hông

3. Liệt mặt

4. Nhức đầu

5. Nhược cơ

6. Tai biến mạch máu não

7. Động kinh

  1.   SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN CHUYÊN KHOA

Đề nghị cho thành lập Viện Thần kinh học. Hiện nay Đội ngũ cán bộ cấp chuyên khoa Thần kinh Quân dân Y đã trưởng thành về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho ngành phát triển hòa nhập với Thần Kinh học khu vực và quốc tế in.