Nhận xét đặc điểm biến đổi ý thức của trạng thái lên đồng ở các lễ hội vùng Nam Định

 

ThS. Trần Mạnh Cường                                                                                                                                  Viện Sức khỏe Tâm thần

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lên đồng (LĐ) là một tập tục , tín ngưỡng phổ biến của nhiều dân tộc, nhiều nước trên thế giới có từ xa xưa và hiện nay vẫn tồn tại ở nhiều nơi như: Một số nước châu Phi, Brazil, Haiti, Trung Quốc, Việt Nam v.v…

Trạng thái LĐ (estat de transe) được nhiều tác giả nhận định khác nhau:

-Theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) LĐ là một trạng thái trong đó đối tượng mất tạm thời ý thức về đặc tính cá nhân cũng như ý thức đầy đủ về xung quanh.

-Theo DSM4 cũng có nhận định tương tự: Trạng thái này nếu xuất hiện ngoài lễ hội thì gọi là trạng thái LĐ phân ly (Dissociative transe disorder).

– Theo Stokvis và cộng sự: Môn Hòa tâm học (Sophrologie) của Caycedo chuyên nghiên cứu các trạng thái biến đổi ý thức, xem trạng thái LĐ thông thường là một trong những trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt chủ yếu do ám thị và tự ám thị gây ra (Thôi miên, thư giãn, thiền, Yoga v.v…).

– Ở nước ta trạng thái LĐ được gọi là Hầu đồng. Hầu đồng được xem như một nghi lễ trong tín ngưỡng Đạo Mẫu và đặc biệt trong các dịp lễ hội.

II. TỔNG QUAN

1. Ý thức và biến đổi ý thức

1.1. Quan niệm về ý thức trong Tâm thần học

– Ý  thức là vấn đề trung tâm và cơ bản của Triết học, Tâm lý học, Tâm thần học và nhiều ngành khoa học khác.

–  Tâm thần học khu trú hướng vào thực tiễn lâm sàng, xem ý thức là hoạt động tổng hợp của nhiều quá trình tâm lý (tri giác, sự chú ý, tư duy, trí nhớ, cảm xúc v.v…).

– Trong thực hành lâm sàng khi quan sát về biểu hiện của ý thức, thầy thuốc thường chú ý đến những nhận cảm có hệ thống của đối tượng về các hiện tượng đang sống. Theo Lian thầy thuốc cần quan sát và nhận định về:

+  Khả năng định hướng của đối tượng. Trong trạng thái LĐ, ICD10 và DSM4 chú ý nhiều đến khả năng định hướng bản thân nhất là hiện tượng thay thế ý thức về các đặc tính cá nhân mới của các vị Thánh đã nhập vào người HĐ

+  Khả năng chú ý đến các hiện tượng đang sống của đối tượng. Trong trạng thái LĐ, ICD10 và DSM4 chú trọng nhiều đến hiện tượng ý thức bị thu hẹp

+ Tính chịu ám thị và tự chịu ám thị của đối tượng , các tác giả nghiên cứu trạng thái LĐ nhấn mạnh hiện tượng này

1.2. Quan hệ giữa ý thức và vô thức

– Trong hoạt động Tâm thần nhằm phản ánh ngoại môi và nội tâm, ngoài ý thức ra còn hoạt động của vô thức, khi hoạt động ý thức bị thu hẹp thì hoạt động vô thức chiếm ưu thế theo Henry Ey vô thức biểu hiện bằng những hoạt động tự động, các phản xạ có điều kiện, các xung động cảm xúc, bản năng tiềm tàng và các hoạt động của hệ TK thực vật.

2. Ám thị và tự ám thị

– Ám thị (Suggestion , gợi ý) được một người là gợi cho người đó một ý nghĩ bằng một thái độ hay một phương thức gây tin tưởng và người đó chấp nhận dễ dàng , sẵn sàng thực hiện ý nghĩ đó dù ý nghĩ có phù hợp với thực tế. Theo Nguyễn Việt , người chịu dễ dàng sự ám thị gọi là người có tính dễ bị ám thị hay người có tính ám thị cao, so với ám thị thì tự ám thị có vai trò quyết định.

3. Tình hình nghiên cứu tập tục LĐ trong và ngoài nước

3.1. Nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu có những nhận định sau

  • LĐ là trạng thái thôi miên (Diêu Chu Huy)
  • LĐ là trạng thái phân ly (Lechmann)
  • LĐ là trạng thái phân ly nếu xuất hiện ngoài lễ hội (ICD10 , DSM4)
  • LĐ là trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt do AT và tự AT gây ra (Caycedo)

3.2. Nghiên cứu ởớc ta

– Theo Ngô Đức Thịnh và cộng sự nghiên cứu về Đạo Mẫu ở Việt Nam, HĐ là nghi thức chính và quan trọng và cũng có nhận định người HĐ tự thôi miên mịnh khi HĐ

III. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghên cứu

1.1. Thuận lợi và khó khăn nghiên cứu

1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

1.3. Nhóm đối tưng NC: 31 người

– Người HĐ 10, Người Hầu dâng 04, Cung văn 04, Người thân người HĐ 05, Khán giả (là con nhang đệ tử) 08.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thu thập số liệu

  • Áp dụng PP quan sát mô tả buổi HĐ
  • Phỏng vấn các đối tượng theo mẫu PV
  • Khám bệnh Cơ thể và Tâm thần
  • Nghiệm pháp Tâm lý

2.2. Phân tích các số liệu đã thu thập được  

  • Phân tích theo mục khám biến đổi ý thức của Lian (chú trọng tính chịu AT và tự AT).
  • Phân tích theo các tiêu chuẩn xác định và loại trừ của ICD10 và DSM4

2.3. Nhận xét tổng hợp biểu hiện và cơ thể của biến đổi ý thức trong LĐ lễ hội vùng NĐ

  • Dựa tiêu chuẩn chẩn đoán ICD10,DSM4
  • Dựa vào quan niệm Hòa Tâm học về cơ chế phát sinh trạng thái LĐ

IV. K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Mô tả các đặc điểm biến đổi ý thức của trạng thái LĐ lễ hội vùng NĐ

Chúng tôi sắp xếp các kết quả quan sát và phỏng vấn theo 4 mục chính của tiêu chuẩn chẩn đoán

– Hành vi và động tác định hình

– Thu hẹp ý thức và môi trường trước mắt

– Biến đổi đặc tính cá nhân

– Quên toàn bộ hay một phần các hiện tượng

1.1 Các số liệu liên quan đến tính AT, tự AT

  • Người HĐ dự lễ hội LĐ từ bé 10/10
  • Tin Thần Thánh có thể nhập vào người

– Hầu đồng 31/31

  • Nghiệm pháp 3 lọ 5/5 (+)

– Tất cả NHĐ từ bé đã bị AT và tự AT về sự tồn tại và có sự thâm nhập của thần thánh vào người LĐ

1.2. Các số liệu mô tả hành vi và động tác định hình của người HĐ

10/10 thực hiện các nghi thức theo truyền thống , đó là các trang phục , động tác , nét mặt , điệu bộ v.v…

1.3. Các số liệu liên quan đến trang thái thu hẹp ý thức về môi trưng trước mắt

  • Nhìn lướt khán giả không chú ý đến ngươi nào 10/10
  • Chú ý chọn lọc vào tiếng nhạc, lời hát văn khi múa 10/10

– Các kết quả nghiên cứu cho thấy ý thức của tất cả NHĐ đều có sự thu hẹp , đối với môi trường trước mắt đều chỉ nhìn lướt , mơ hồ chú ý chỉ hướng vào những kích thích cần thiết khởi động vào các động tác định hình phù hợp với từng vị thánh

1.4. Các số liệu liên quan đến trạng thái biến đổi các đặc tính cá nhân

  • Biến đổi nét mặt, tính cách theo từng vị Thánh 10/10
  • Biến đổi điệu bộ, tác phong theo từng vị Thánh nhập 10/10
  • Biến đổi cách phát âm theo từng vị Thánh (Tiếng kêu) 10/10

– Trong 10 trường hợp tất cả các đối tượng đều lâm vào trạng thái LĐ có Thánh nhập đều biến đối đặc tính cá nhân theo từng giai đoạn buổi Hầu đồng

1.5. Các số liệu có liên quan đến quên sau khi LĐ

  • Quên các hiện tượng xảy ra trước khi Thánh nhập 0/10
  • Quên toàn bộ các hiện tượng xảy ra khi Thánh nhập 0/10
  • Chỉ nhớ một phần các hiện tượng xung quanh khi Thánh nhập 10/10

– Kết quả cho thấy LĐ là một trạng thái thu hẹp ý thức ( giống như trạng thái phân ly)

1.6. Các số liệu liên quan khác

  • Không có ai trong số người HĐ mắc các bệnh lý TT, hoặc nhiễm độc thuốc hướng thần
  • Các nhân tố phụ trợ buổi HĐ

– Các nhân tố thúc đẩy: Cấu tạo Đền, Điện, tượng Thánh màu sắc rực rỡ, nhịp điệu gõ, làn điệu chầu văn, chùm khăn quay đảo đầu.

– Các nhân tố duy trì: Những bài hát văn đặc trưng, lễ phục đặc trưng cho từng vị Thánh, thái độ đồng cảm và hưởng ứng, tôn kính (như câu nói lạy Chầu, lạy Cô…)

2. Nhận xét chung về các đặc điểm biến đổi ý thức trong trạng thái LĐ lễ hội vùng NĐ qua kết quả nghiên cứu

2.1. LĐ lễ hội vùng NĐ là mt tín ngưỡng có các biểu hiện của trạng thái LĐ mô tả trong ICD10 và DSM4

  • Có hành vi và động tác định hình theo nghi thức tín ngưỡng truyền thống.
  • Có thu hẹp ý thức về môi trường trước mắt, tập trung chú ý chọn lọc vào các kích thích có liên quan đến trạng thái LĐ.
  • Khi Thánh nhập có sự thay thế ý thức về các đặc tính cá nhân thông thường bằng các đặc tính mới tương ứng với từng vị Thánh.
  • Trong hiện tượng LĐ có thánh nhập có hiện tượng quên một phần hiện tượng xảy ra.

2.2.  Theo các tác giả LĐ lễ hội giống LĐ ngoài lễ hội, nhưng theo nguyên tắc tôn trọng tín ngưỡng dân gian của Tổ chức Y tế Thế Giới và các tác giả một sốớc, LĐ lễ hội không phân loại theo cùng một mã số với LĐ ngoài lễ hội của ICD10 và DSM4

2.3. Có thể phân loại LĐ như một trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt bên cạnh những trạng thái biến đổi ý thức khác như thôi miên , thư giãn , Thiền , Yoga v.v…

2.4. Qua số liệu thu thập được, LĐ lễ hội vùng NĐ là một trạng thái biến đổi ý thức do nhân tố AT và tự AT gây ra.

2.5.ới hình thức sân khấu Tâm linh của LĐ lễ hội , nhiều nhân tố phụ trợ có vai trò thúc đẩy và tạo thuận lợi cho trạng thái biến đổi ý thức.

V. K ẾT LUẬN

– LĐ lễ hội vùng NĐ là một tập tục tín ngưỡng đồng thời là một hoạt động văn hóa truyền thống . Các nghi thức trong buổi HĐ theo đúng mô hình cổ điển được thực hiện ở nhiều nơi trong và ngoài nước

– LĐ xuất hiện theo cơ chế AT và tự AT, cơ chế PX có điều kiện và cơ chế hoạt động vô thức , dưới tác động của nhân tố phụ trợ, không có người HĐ nào thấy hình ảnh Thần Thánh xuất hiện trước mắt và nhập vào mình.

– LĐ không phải trạng thái giả tạo, một trạng thái thôi miên hay RL phân ly. Nó chỉ là trạng thái biến đổi ý thức với đặc trưng ý thức bị thu hẹp, các đặc tính cá nhân được thay thế đặc tính Thần linh đã được mô phỏng định hình trong các lễ hội

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ngô Đức Thịnh. Đạo mẫu ở Việt Nam. Nhà xuất bản VHTT 1996
  2. Tổ chức y tế thế giới. Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ X về các rối loạn tâm thần và hành vi. Geneva 1992.
  3. Nguyễn Việt. Bệnh viện tâm căn hysteria. Tâm thần học. NXB y học 1990 (tr100-106).
  4. Nguyễn Việt. Liệu pháp tâm lý. Tâm thần học. NXB y học 1984 (tr 84-89)
  5. Nguyễn Việt. Ý thức và vô ý thức. Bài giảng, Bộ môn tâm thần học Đại học Y Hà Nội 1980.
  6. Nguyễn Việt. Phương pháp chữa bệnh bằng thôi miên. Bài gảng, Bộ môn tâm thần học Đại học Y Hà Nội 1998.
  7. Léopold Cadrière. Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt. NXB văn hóa thông tin 1997- ND: Đỗ Trinh Huệ, 37-38.
  8. L. Chertok. Thôi miên và ám thị. NXB thế giới 1997. ND: Phạm Nguyên Phẩm.
  9. Diêu Chu Vi. Vu thuật thần bí. NXB VHTT 1996. ND: Lê Huy Tiêu, Đỗ Đức Sâm, Dương Thu Ái.
  10. DSM4 (Diagnostic and statistical Manual of Mental Disioder) Americain pyschiatric Association 1994.
  11. Heinz E. Lehmann- Voodoo and other possession states unusual psychiatric disorder- comprehensive textbook of psychiatry 4th Ed- Americain psychiatric Association 1995 (CTP- 4th Ed1995) . 1236.
  12. L.Lian- Disorders of consciousness- Clinical Manifestation of psychiatric disorders- CTP- 4th Ed 1995  (565-566).
  13. Zohn C.Nemiah- Other Dissociative States- Dissociative disorders-S20.6- CTP- 4th Ed 1995 (950-951).
  14. Schott- Billmann, Corps et Possession, Gauthier Villars Paris 1997, 111-171.
  15. Stokvis et  ol introduction à l’hypnose et à la Sophrologie Librairie- Maloine, Paris 1976 . 5-19, 87-108.