Các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc của thành viên trong gia đình có người cao tuổi mắc đột quỵ ở Hải Dương, Việt Nam

Các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc của thành viên trong gia đình có người cao tuổi mắc đột quỵ ở Hải Dương, Việt Nam

Phạm Thị Hạnh1, Pornchai Jullamate2
Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương1
Trường Đại học Burapha, Thái Lan2

TÓM TẮT
Đối tượng và phương pháp: Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên đơn được sử dụng để tuyển chọn 120 người chăm sóc chính tại gia đình người bệnh bị đột quỵ. Đây là những người đã đưa người bệnh đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2016.
Kết quả: Gánh nặng chăm sóc của thành viên trong gia đình có người cao tuổi mắc đột quỵ ở mức độ nhẹ đến trung bình với điểm trung bình là 38,18 (SD = 14,57). Ngoài ra, gánh nặng của người chăm sóc liên quan đến chỉ số hoạt động hàng ngày của người bệnh, kiến thức về chăm sóc đột quỵ, thời gian là người chăm sóc, mối quan hệ giữa người chăm sóc và người bệnh đột quỵ, tình trạng tài chính, tự nhận thức về sức khỏe chung của người chăm sóc, hỗ trợ xã hội, thời gian chăm sóc người bệnh/ngày và hỗ trợ xã hội.
Kết luận và khuyến nghị: Các kết quả đã cung cấp thông tin cơ bản về gánh nặng chăm sóc của thành viên gia đình có người bệnh cao tuổi bị đột quỵ và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào dự đoán các yếu tố nghiên cứu, và phát triển các can thiệp điều dưỡng hiệu quả để giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho thành viên trong gia đình người bệnh đột quỵ.
Từ khóa: Người lớn tuổi, đột quỵ, gánh nặng, người chăm sóc gia đình.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ là một vấn đề sức khỏe toàn cầu với khoảng 15 triệu người mắc bệnh hàng năm (Hiệp hội Tim mạch và đột quỵ thế giới, 2015). Trong đó, 6 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Ở Việt Nam, đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và là một vấn đề sức khỏe đáng kể ở người cao tuổi (Lê, 2015). Khảo sát 78 bệnh viện tỉnh tại Việt Nam cho thấy 62,4% bệnh nhân đột quỵ đã trên 60 tuổi (Bộ Y tế-Việt Nam, 2008). Sau đột quỵ, các khuyết tật thể chất, sự suy giảm nhận thức, hành vi và giao tiếp là phổ biến ở người bệnh (Byun và Evans, 2015). Điều này khiến họ phải phụ thuộc một phần hoặc toàn bộ vào người khác trong các sinh hoạt hàng ngày (Olai và cộng sự, 2012). Trong đó, khoảng 80% người bệnh sau đột quỵ có thể trở lại cộng đồng với sự hỗ trợ của một thành viên trong gia đình (Yildiz, 2009). Tại Việt Nam, sau khi ra viện, hầu hêt người bị đột quỵ trở về nhà, cần sự giúp đỡ của các thành viên gia đình và những người xung quanh họ (Hayashi, Hai và Tài, 2013). Cung cấp chăm sóc là một cơ hội cho các thành viên trong gia đình bày tỏ tình yêu, mối quan tâm và kết nối chặt chẽ với người nhận. Do vậy, những người chăm sóc này thường cố gắng làm những điều tốt nhất cho người thân của họ. Tuy nhiên, những người chăm sóc gia đình lo lắng về thời gian hồi phục, và các nguồn lực hỗ trợ chăm sóc (Hayashi, Hai, & Tai, 2013). Trong khi đó, đột quỵ thường khởi phát đột ngột, các thành viên trong gia đình phải nhanh chóng đảm nhận vai trò của người chăm sóc tại nhà. Họ không có nhiều cơ hội học các kỹ năng chăm sóc, khiến việc chăm sóc người bệnh đột quỵ có thể là một sự kiện căng thẳng và người chăm sóc cảm nhận các gánh nặng (Byun & Evans, 2015; Limpawattana et al., 2015). Nhìn chung, gánh nặng chăm sóc đề cập đến những cảm giác tiêu cực và nó ảnh hưởng đến bệnh nhân đột quỵ và người chăm sóc. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức độ phổ biến của gánh nặng của người chăm sóc gia đình từ 25-54% và vẫn tăng trong một thời gian không xác định sau đột quỵ (Rigby, Gubitz và Phillips, 2009; Jaracz và cộng sự, 2015). Những yếu tố liên quan tới gánh nặng chăm sóc phụ thuộc cả người chăm sóc và người sống sót sau đột quỵ (Jeong, Jeong, Kim, & Kim, 2015; Kaur, 2014).
Mặc dù, mối tương quan giữa gánh nặng chăm sóc người cao tuổi bị đột quỵ và các yếu tố đã được tiến hành trên thế giới, nhưng lĩnh vực này vẫn ít được đánh giá ở Việt Nam. Thêm vào đó, đột quỵ đang trở thành nguyên nhân hàng đầu của một số khuyết tật trên toàn quốc, bao gồm cả Hải Dương. Ngoài ra, văn hóa và bối cảnh khác nhau có thể ảnh hưởng đến gánh nặng của người chăm sóc và giúp tìm ra các can thiệp điều dưỡng cũng như các ung ứng dịch vụ y tế phù hợp để giảm gánh nặng này. Do đó, chúng tối tiến hành nghiên cứu này để xác định mức độ gánh nặng của người chăm sóc và kiểm tra mối liên quan giữa các yếu tố được lựa chọn và gánh nặng chăm sóc của thành viên trong gia đình có người cao tuổi mắc đột quỵ ở Hải Dương, Việt Nam.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 120 người chăm sóc chính tại gia đình người cao tuổi mắc đột quỵ. Đây là những người được tuyển chọn theo tiêu chuẩn sau:
– Chăm sóc người cao tuổi mắc đột quỵ ít nhất 1 tháng tại nhà.
– Ít nhất 18 tuổi.
– Không bị suy giảm nhận thức (trường hợp từ 60 tuổi trở lên được điều tra bằng bài kiểm tra trạng thái tâm thần- phiên bản tiếng Việt).
– Có thể nói và hiểu tiếng Việt.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu tương quan mô tả đã được áp dụng
2.2. Cỡ mẫu:
Nghiên cứu áp dụng chương trình thống kê G*Power 3.1.9.2 để thu thập 120 người chăm sóc tại nhà cho người cao tuổi mắc đột quỵ.
2.3. Phân tích số liệu:
Phần mềm SPSS 20.0.
Dữ liệu được tính toán bằng cách sử dụng số liệu thống kê mô tả, hệ số tương quan Pearson và hệ số tương quan xếp hạng của Spearman.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2016 tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Người tham gia nghiên cứu được phỏng vấn bằng các bảng câu hỏi, bao gồm nhân khẩu học, Barthel Activities of Daily Living Index của Mahoney và Barthel (1965), Zarit Burden Interview của Zarit và cộng sự (1980), Knowledge of Stroke Caregiving của Im-Ote (2008), Self-rated Health Questionnaire của Mossey và Shapiro (1982), Relationship between Caregiver and Stroke Patient Questionnaire của Tirapraiwong (1997) và Social Support Scale của Im-Ote (2008). Độ tin cậy của các bộ câu hỏi lần lượt là .97, .90, .94, .92, .97 và .81.

III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu thực hiện 120 người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí, thu được những kết quả như sau:
1. Đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc người cao tuổi mắc đột quỵ
Phần lớn những người chăm sóc là họ là nữ giới (61,7%), là con gái của người bệnh (36,7%), tuổi dao động từ 21 đến 69, với trung bình là 51,23 (SD = 11,05). Trong đó, 66,7% người chăm sóc đã kết hôn, 63,3% theo Phật giáo. Hầu hết người tham gia là nông dân chiếm 44,2% và sống với trung bình với ba thành viên khác trong cùng một gia đình. Hàng tháng, thu nhập tài chính của gia đình họ khoảng 10.950.000 đồng. Nhìn chung, họ chăm sóc người cao tuổi mắc đột quỵ trong khoảng 9,53 tháng (SD = 7,14) và dành khoảng 8,11 giờ mỗi ngày (SD = 2,55) để chăm sóc người mắc đột quỵ tại nhà.
2. Đặc điểm gánh nặng của người chăm sóc người cao tuổi mắc đột quỵ
Nghiên cứu cho thấy những người chăm sóc có gánh nặng từ nhẹ đến trung bình với điểm trung bình là 38,18 (SD = 14,57). Kết quả có thể được tóm tắt trong bảng 1.

Bảng 1 Tần suất và tỷ lệ phần trăm của tổng điểm gánh nặng của người chăm sóc (n = 120)

Gánh nặng chăm sóc N %
 M = 38.18, SD = 14.57, Phạm vi: 3-71
Mức độ gánh nặng    
Ít hoặc không có 15 12.5
Từ nhẹ đến trung bình 46 38.3
Từ trung bình đến nặng 51 42.5
 Nghiêm trọng 8 6.7

3. Mối tương quan giữa gánh nặng của người chăm sóc và các yếu tố được lựa chọn

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa gánh nặng chăm sóc với chỉ số hoạt động hàng ngày của người bệnh, kiến thức về chăm sóc đột quỵ, thời gian là người chăm sóc, mối quan hệ giữa người chăm sóc và người bệnh, tình trạng tài chính, tự nhận thức về sức khỏe của người chăm sóc và hỗ trợ xã hội (r = -.34, r = -.31, rs = -.33, rs = -.43, rs = -.46, r = -.31; p<.01). Trong khi, thời gian chăm sóc người bệnh/ngày có mối tương quan thuận với gánh nặng của người chăm sóc (rs = .41; p<.01). Kết quả có thể được tóm tắt trong bảng 2.

Bảng 2. Mối liên quan giữa gánh nặng chăm sóc và các biến nghiên cứu

Variables Caregiver burden (r/ rs) Significance level
Chỉ số hoạt động hàng ngày của người bệnh -.34 < .01
Kiến thức về chăm sóc đột quỵ -.31 < .01
Thời gian là người chăm sóc -.33 (rs) < .01
Thời gian chăm sóc người bệnh/ngày .41 (rs) < .01
Mối quan hệ giữa người chăm sóc và người bệnh -.43 (rs) < .01
Tình trạng tài chính -.46 (rs) < .01
Tự nhận thức về sức khỏe của người chăm sóc -.31 < .01
Hỗ trợ xã hội -.51 (rs) < .01
r = Pearson’s product-moment correlation coefficients, rs = Spearman rank correlations

IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm gánh nặng của người chăm sóc người cao tuổi mắc đột quỵ
Nhìn chung, những người tham gia nghiên cứu cảm thấy gánh nặng chăm sóc ở mức độ nhẹ đến trung bình. Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu Yeh và Chang (2014) được tiến hành ở Đài Loan. Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Kumar và cộng sự (2015) cũng cho thấy điểm trung bình của gánh nặng người ở mức từ nhẹ đến trung bình.
2. Các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc của thành viên trong gia đình có người cao tuổi mắc đột quỵ
Trong nghiên cứu này, những người cao tuổi mắc đột quỵ có sự hạn chế hoạt động tự chăm sóc ở mức độ vừa. Chỉ số hoạt động hàng ngày của người nhận chăm sóc ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt và tình trạng sức khỏe của người chăm sóc (Yeh và Chang, 2014). Việc gia tăng các nhiệm vụ chăm sóc có thể khiến người chăm sóc trở nên căng thẳng hơn và điều này góp phần làm tăng gánh nặng của người chăm sóc giữa những người chăm sóc đột quỵ. Do đó, họ đã nhận thấy gánh nặng ít hơn. Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu của Costa và cộng sự (2015).
Gánh nặng của người chăm sóc có thể lớn hơn do thiếu kiến thức về các nguồn lực sẵn có và không có khả năng đối phó với căng thẳng một cách hiệu quả (Karahan và cộng sự, 2014). Trong nghiên cứu này, người chăm sóc có một số kiến thức ở mức độ trung bình về đột quỵ, chăm sóc hàng ngày, ngăn ngừa các biến chứng của đột quỵ và chăm sóc tâm lý xã hội. Họ có thể vận dụng một phần kiến thức trong việc chăm sóc người bệnh đột quỵ. Do đó, họ có thể chỉ gặp một vấn đề nhỏ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà và điều này làm giảm mức độ gánh nặng của họ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Yeh và Chang (2014).
Mối quan hệ giữa thời gian là một người chăm sóc và gánh nặng của người chăm sóc tương quan nghịch. Trong nghiên cứu này, những người chăm sóc đã là người chăm sóc tại nhà trong khoảng 9,53 tháng. Họ có thể tích lũy được kinh nghiệm trong việc chăm sóc người bệnh đột quỵ và trở nên quen thuộc hơn với vai trò cấp chăm sóc và quản lý người bệnh tại nhà. Do đó, những người chăm sóc gia đình có thời gian chăm sóc dài, mức độ gánh nặng nhận thức của họ đã giảm. Phát hiện này phù hợp với kết quả từ nghiên cứu của Zainuddi và cộng sự (2003). Họ đã nghiên cứu 52 người chăm sóc người cao tuổi và thấy rằng trong trường hợp thời gian trở thành người chăm sóc ít hơn, họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân do thiếu trước kinh nghiệm trong việc chăm sóc và cho họ cảm nhận gánh nặng cao hơn.
Về thời gian chăm sóc người bị đột quỵ, kết quả cho thấy số giờ chăm sóc hàng ngày có liên quan tích cực đến gánh nặng. Trong nghiên cứu này, những người chăm sóc gia đình đã dành khoảng 8,11 giờ mỗi ngày để chăm sóc bệnh nhân. Nó làm giảm thời gian cá nhân cho người chăm sóc và khiến họ nhận thấy gánh nặng. Những người cung cấp ít giờ chăm sóc hơn, họ có thể có nhiều thời gian hơn cho bản thân và giảm bớt gánh nặng. Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu của Gbiri và cộng sự (2015).
Những người chăm sóc cảm thấy gánh nặng ít khi họ có mối quan hệ gần gũi hơn với người lớn tuổi bị đột quỵ và tình trạng tài chính tốt. Một mối quan hệ tốt có thể khiến họ cố gắng làm tốt nhất khả năng chăm sóc và tiếp tục chăm sóc với ít vấn đề. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Gbiri và cộng sự., 2015; Yeh và Chang, 2014). Ngoài ra, thu nhập hàng tháng thấp có thể dẫn đến những hạn chế về chi phí cho thuốc men, vật lý trị liệu để hồi phục sau đột quỵ, cũng như các nhu cầu cho chăm sóc người bệnh và cá nhân người chăm sóc. Do đó, thu nhập gia đình thấp có thể khiến những người chăm sóc gia đình gặp phải gánh nặng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Gbiri và cộng sự (2015) khi nhóm tác giả cho rằng tình trạng tài chính là một yếu tố quan trọng có thể dự đoán gánh nặng của người chăm sóc.
Thêm vào đó, những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng những người chăm sóc tự cảm nhận sức khỏe chung không tốt, có thể khiến họ căng thẳng hơn và tự cảm thấy chịu gánh nặng nhiều hơn. Điều này là do nhiệm vụ chăm sóc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người chăm sóc (Ostwald, Bernal, Cron, & Godwin, 2009). Điều này tương tự với các nghiên cứu trước đây (Jeong và cộng sự, 2015; Jaracz và cộng sự, 2014). Hơn nữa, Ostwald và đồng nghiệp (2009) cũng phát hiện ra rằng tình trạng sức khỏe tự đánh giá của người chăm sóc thấp hơn là yếu tố dự báo căng thẳng cao hơn trong khi chăm sóc và điều này có thể làm tăng gánh nặng của người chăm sóc.
Ngoài ra, hỗ trợ xã hội được ghi nhận từ người chăm sóc có mối quan hệ nghịch với gánh nặng của người chăm sóc. Trong nghiên cứu này, những người chăm sóc đã nhận được hỗ trợ về cảm xúc, thông tin trong quá trình chăm người bệnh đột quỵ tại nhà. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc chăm sóc người bệnh và khiến người chăm sóc giảm bớt gánh nặng hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chiou và cộng sự (2009) khi nhóm tác giả này cũng cho rằng những người chăm sóc nhận được hỗ trợ xã hội thấp liên quan đến gánh nặng của người chăm sóc cao hơn.

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Chiến lược giảm gánh nặng cho người chăm sóc người cao tuổi mắc đột quỵ tại nhà nên tập trung vào các khía cạnh của chăm sóc đột quỵ, như tăng cường các hoạt động của người bệnh trong cuộc sống hàng ngày, mối quan hệ giữa người chăm sóc và người bệnh đột quỵ, hỗ trợ xã hội và cung cấp kiến thức về chăm sóc người bệnh đột quỵ.
2. Nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào dự đoán các yếu tố của gánh nặng chăm sóc cho các thành viên gia đình có người mắc đột quỵ cũng như các biện pháp can thiệp để giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho những thành viên này.

ABSTRACT
Factors related to caregiver burden among family caregivers of older aldults with stroke in Hai Duong Viet Nam
Subjects and method: Simple random sampling technique was used to recruit 120 family caregivers of older adults with stroke who took the patients to visit the Out-patient Department of Hai Duong Province General Hospital in Vietnam. Data were collected from April to May, 2016.
Results: The results showed that the family caregiver burden of older adults with stroke was at a mild to moderate level with a mean score of 38.18 (SD=14.57). Additionally, caregiver burden negatively related with patient’s activities of daily living, knowledge of caregiver, duration of being a caregiver, relationship between caregiver and stroke patient, financial status, caregiver’s general health perception, and social support at the significant level of .01, whereas it positively related with time per day for taking care of stroke patient at the significant level of .01.
Conclusion: Findings provided baseline information for burden and its related factors among Vietnamese family caregivers of older adults with stroke. Future research should focus on predicting factors study as well as developing effective nursing interventions to reduce family caregiver burden of this population.
Keywords: Older Adult, Stroke, Burden, Family Caregiver.

ABSTRACT
Factors related to caregiver burden among family caregivers of older aldults with stroke in Hai Duong Viet Nam
Subjects and method: Simple random sampling technique was used to recruit 120 family caregivers of older adults with stroke who took the patients to visit the Out-patient Department of Hai Duong Province General Hospital in Vietnam. Data were collected from April to May, 2016.
Results: The results showed that the family caregiver burden of older adults with stroke was at a mild to moderate level with a mean score of 38.18 (SD=14.57). Additionally, caregiver burden negatively related with patient’s activities of daily living, knowledge of caregiver, duration of being a caregiver, relationship between caregiver and stroke patient, financial status, caregiver’s general health perception, and social support at the significant level of .01, whereas it positively related with time per day for taking care of stroke patient at the significant level of .01.
Conclusion: Findings provided baseline information for burden and its related factors among Vietnamese family caregivers of older adults with stroke. Future research should focus on predicting factors study as well as developing effective nursing interventions to reduce family caregiver burden of this population.
Keywords: Older Adult, Stroke, Burden, Family Caregiver.