Viêm xoang có gây mất ngủ không? Cách cải thiện ra sao?

Viêm xoang có gây mất ngủ không? Các triệu chứng do viêm đau và tắc nghẽn mũi xoang thường gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ mức độ ảnh hưởng đến giấc ngủ do viêm xoang và cách khắc phục.

Viêm xoang có gây mất ngủ không?

Viêm xoang có gây mất ngủ không? Viêm xoang là tình trạng viêm của các xoang cạnh mũi do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc phản ứng dị ứng. Các triệu chứng tắc nghẽn, chảy dịch mũi trước hoặc mũi sau, đau tức vùng chữ T, đau đầu do thiếu oxy não thường gây mệt mỏi và mất ngủ.

Viêm xoang kéo dài có thể chuyển thành viêm xoang mãn tính, thường xuyên gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ hoặc thức giấc giữa đêm. Mất ngủ cấp tính lâu ngày chuyển thành mãn tính nếu viêm xoang không được điều trị.

  • Viêm xoang làm tăng tiết dịch trong các hốc xoang. Mủ và dịch nhầy tồn đọng trong xoang gây nghẹt mũi, khó thở, đau nhức vùng mũi xoang. Vào ban đêm thường làm cho người bệnh khó vào giấc ngủ, ngủ chập chờn hay thức giấc nửa đêm.
  • Dịch mũi xoang thường tiết ra mũi sau (nơi thông với cổ họng) vào ban đêm gây kích ứng cổ họng, ngứa và ho. Ho làm người bệnh thường xuyên thức giấc trong đêm.
  • Nghẹt mũi do xoang dẫn đến phải thở bằng miệng. Miệng – họng bị khô thường gây viêm họng và ho, nếu kéo dài sẽ dẫn đến ngủ ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ. Tất cả các tình trạng này đều ảnh hưởng đến giấc ngủ về đêm.
  • Tất cả các loại viêm xoang đều gây đau đầu, đặc biệt là bị viêm xoang trán. Đau đầu vào ban đêm gây khó chịu, làm cho người bệnh khó ngủ ngon giấc.

Viêm xoang gây mất ngủ phải làm sao?

Viêm xoang có gây mất ngủ không? Viêm xoang gây mất ngủ nhưng vẫn có một số cách giúp cải thiện giấc ngủ vào ban đêm cho những người bị viêm xoang. Hãy cùng ECO Pharma tìm hiểu những biện pháp cụ thể:

1.   Nâng cao đầu khi ngủ

Điều chỉnh vị trí đầu cao hơn khi ngủ có thể làm giảm khả năng dẫn lưu dịch nhầy trong khoang mũi, làm thông thoáng đường hô hấp và đảm bảo oxy được cung cấp vào ban đêm trong khi ngủ. Bạn có thể sử dụng các loại gối mềm, có độ cao khoảng 8cm – 10cm để kê từ phần bả vai trở lên.

Nâng đầu cao khi ngủ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi gây khó ngủ.

2.   Xông mũi trước khi ngủ

Xông mũi trước khi đi ngủ giúp duy trì độ ẩm ở niêm mạc mũi, giảm phù nề mạch máu và làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở.

Xông mũi bằng hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc chứa khoảng 0.16% tinh dầu với các thành phần hóa học có khả năng kháng khuẩn tự nhiên như cadinen, caryophyllen, geratocromen. Các thành phần kháng viêm mạnh như flavonoid, saponin, tannin và các alkaloid thiết yếu khác cũng được tìm thấy trong loại cây này.  Xông hơi bằng hoa ngũ sắc có thể làm giảm phù nề do viêm, giúp dịch nhầy tích tụ trong mũi xoang thoát ra ngoài dễ dàng. Khi đường mũi xoang thông thoáng, tình trạng tắc nghẽn được cải thiện, người bệnh sẽ ngủ ngon giấc hơn.

Bài thuốc dùng 50g hoa ngũ sắc, rửa sạch, đun sôi 7 phút trong 0,5l nước để xông mũi và uống.

Xông mũi bằng cây giao

Cây giao còn gọi là cây xương cá, thuộc họ xương rồng. Theo Đông y, cây giao tính mát, vị cay, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giải độc, trị mụn cóc, thường được dùng xông hơi để chữa viêm xoang.

Bài thuốc dùng 20 đốt cây giao đun sôi với 1l nước trong 5 phút để xông mũi hàng ngày giúp thông tắc mũi xoang, giảm viêm đau và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Xông mũi bằng bồ kết

Hoạt chất saponin được tìm thấy trong quả bồ kết có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm và làm se dịu niêm mạc xoang. Theo y học cổ truyền, xông mũi bằng bồ kết liên tục trong khoảng một tuần có thể giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi và chữa lành các tổn thương bên trong niêm mạc mũi xoang.

Bài thuốc dùng 2 – 5 quả bồ kết khô đun sôi trong 1 lít nước để xông mũi xoang hàng ngày. Dùng liên tục vào buổi tối để thông tắc mũi xoang, giảm đau tức và ngủ ngon hơn.

3.   Rửa mũi xoang bằng nước muối sinh lý

Dung dịch nước muối sinh lý kết hợp giữa nước và muối (natri clorua) thường được dùng để rửa mũi xoang, thông nghẹt mũi và giảm sưng viêm. Nước muối sinh lý có dạng nhỏ và dạng xịt, các bác sĩ thường khuyên rửa vài lần trong ngày để làm giảm các triệu chứng viêm xoang.

Xịt mũi làm sạch xoang khoảng 4 – 5 lần trong ngày để giảm tình trạng mất ngủ do viêm xoang.

4.   Sử dụng tinh dầu

Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu có hiệu quả trong việc giảm viêm, nghẹt mũi và đau đầu, có thể cải thiện tình trạng mất ngủ do viêm xoang. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp an thần và giảm căng thẳng. Một số tinh dầu bạc hà, tinh dầu cây trà, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu khuynh diệp rất tốt để làm giảm các triệu chứng viêm đau. Máy xông tinh dầu nên được rửa sạch hàng ngày để tránh bị nhiễm khuẩn và nấm mốc.

Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu để giảm tình trạng mất ngủ do viêm xoang.

5.   Massage xoang chữa mất ngủ

Massage 2 – 3 lần mỗi ngày làm ấm các xoang, có thể làm tan dịch nhầy, lưu thông máu, giảm các triệu chứng tắc nghẹt, khó chịu. Massage cũng làm giảm đau đầu, giúp an thần và dễ ngủ hơn.

Áp 2 lòng bàn tay vào nhau và xoa nóng nhanh trong khoảng 1 phút. Đặt ngón tay vào hai bên sống mũi, phần lõm sát hốc mắt và phần phía dưới đường viền chân mày. Dùng một lực vừa đủ để massage, chuyển động tay thành hình tròn theo chiều kim đồng hồ nhẹ nhàng trong 2 phút. Tiếp tục di chuyển ngón tay xuống phía dưới và massage bên ngoài 2 cánh mũi và vùng má trong 2 phút. Đặt 2 ngón trỏ ở đầu chân mày, kéo dọc ngón tay di chuyển theo sống mũi xuống dưới gần miệng. Thực hiện khoảng 10 lần.

6.   Uống trà thảo dược

Các loại trà thảo dược được chứng minh có hiệu quả tốt đối với viêm mũi xoang và mất ngủ nhờ chứa các hoạt chất chống viêm tự nhiên và một số hoạt chất có tác động tốt tới hệ thần kinh trung ương.

Trà gừng trong Đông y được biết với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu đờm, tán hàn và hành khí. Thái mỏng một nhánh gừng hãm với nước sôi 15 phút, thêm 1 – 2 thìa mật ong để uống hàng ngày có thể cải thiện các triệu chứng viêm xoang khó chịu, mang đến giấc ngủ ngon. Trà hoa cúc thanh nhiệt, giải độc, điều hòa cơ thể và an thần. Hãm 50g hoa cúc khô với nước sôi 15 phút để uống hàng ngày sẽ ngủ ngon giấc hơn. Trà cam thảo có tác dụng an thần và giải nhiệt tốt. Đông y dùng 4 – 5 rễ cam thảo nấu với 200ml, uống hàng ngày để thiện tình trạng mất ngủ do viêm xoang.

7.   Sử dụng thuốc viêm xoang

Có thuốc Đông y và Tây y điều trị viêm xoang. Thuốc Tây có cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Tất cả nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc và bác sĩ.

Ngoài ra, liệu pháp châm cứu, bấm huyệt xoa bóp Đông y cũng hữu ích cho vấn đề này.

Chữa viêm xoang gây mất ngủ bằng Đông y

Đông y bấm vào các huyệt Khúc trì, Thái dương, Nội đình, Hợp cốc, Thừa khấp, Thiên ứng, Ấn đường, Đầu duy và huyệt Quyền liêu để trị viêm xoang. Người bệnh cần đến những cơ sở Đông y uy tín để được thăm khám và có liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng viêm xoang, mất ngủ hiện tại.

Châm cứu ở một số huyệt nhất định giúp điều trị viêm xoang.

Điều trị viêm xoang gây mất ngủ bằng thuốc tây y

Các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị viêm xoang để chống viêm và làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi xoang, đau tức vùng chữ T, đau đầu, ngăn viêm xoang tiến triển.

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn nếu nguyên nhân viêm xoang do nhiễm khuẩn. Đối với viêm xoang cấp tính, thường cần dùng kháng sinh trong 10 – 14 ngày, tình trạng mãn tính có thể kéo dài hơn. Kháng sinh chỉ có tác dụng đối với nhiễm khuẩn, không hiệu quả đối với viêm xoang do virus hoặc các nguyên nhân khác. Một số loại thuốc kháng sinh được kê thường chứa các hoạt chất như amoxicillin, doxycycline.
  • Thuốc giảm đau: Nhiều người bị viêm xoang được kê thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm khó chịu. Các loại thuốc giảm đau này chỉ sử dụng không quá 10 ngày. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn dùng.
  • Thuốc thông mũi: Những loại thuốc thông mũi chứa các hoạt chất như sudafed actifed, oxymetazoline và phenylephrine có tác dụng giảm lượng chất nhầy trong xoang. Có thuốc dạng xịt hoặc viên uống. Nếu sử dụng thuốc xịt mũi quá 3 ngày, tình trạng nghẹt mũi xoang có thể trở nên nặng hơn.
  • Thuốc dị ứng: Trường hợp viêm xoang do dị ứng không kiểm soát được, cần thực hiện xét nghiệm để kiểm tra nếu chưa từng được chẩn đoán dị ứng. Nếu có dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng histamin và tránh các yếu tố kích thích dị ứng. Ngoài ra, tiêm phòng dị ứng cũng là một phương pháp điều trị lâu dài, giúp giảm dần độ nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng.
  • Steroid: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê steroid dạng hít để giảm phù nề màng xoang. Đối với những trường hợp viêm xoang mãn tính nặng, có thể cần dùng steroid đường uống.

Bài thuốc dân gian

Ngoài ra, còn có các bài thuốc dân gian nhưng tính an toàn, hiệu quả chưa được kiểm chứng. Người bệnh nên cân nhắc khi áp dụng các bài thuốc chữa viêm xoang theo dân gian bằng cách nhỏ, hít vào mũi, tránh chủ quan dẫn đến các rủi ro khó lường. Một số bài thuốc dân gian trị viêm xoang được lưu truyền như:

  • Trị viêm xoang bằng gừng: Gừng cay, tính ấm thường được dùng để giải cảm, chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau. Đối với người bị viêm xoang, gừng có tác dụng cải thiện tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu và làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở trên và ngủ ngon giấc hơn. Thái gừng thành lát mỏng hãm với nước sôi trong 5 – 10 phút. có thể thêm mật ong hoặc đường phèn để dễ uống hơn. Dùng 3 lần mỗi ngày làm giảm các triệu chứng của viêm xoang và cải thiện tình trạng mất ngủ.

  • Chữa viêm xoang bằng nghệ vàng: Nghệ có tính kháng khuẩn và chữa lành vết thương tự nhiên. Loại củ này có thể giúp phục hồi niêm mạc xoang, ngăn viêm tiến triển và cải thiện các triệu chứng viêm. Dân gian giã nghệ vắt lấy nước, dùng tăm bông sạch chấm vào lỗ mũi nhiều lần trong ngày. Hoặc trộn bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 1:1, ngậm hàng ngày để chữa viêm xoang.

  • Dùng tỏi chữa viêm xoang: Dân gian nhai 2 – 3 tép tỏi sống hoặc giã nát để lấy nước chấm vào lỗ mũi hàng ngày. Các biện pháp này được cho là có thể chữa viêm xoang. Những người viêm loét dạ dày không nên ăn tỏi sống.

Trà gừng giúp cải thiện tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu và làm loãng dịch nhầy.

8.   Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm xoang, mang đến cảm giác thư thái và ngủ ngon giấc hơn. Những người viêm xoang hoặc mắc các bệnh về mũi xoang nên chú ý những điều sau đây.

  • Sử dụng chăn gối êm ái, dễ chịu, tránh các chất liệu xù lông vì bụi vải có thể làm cho viêm xoang nghiêm trọng hơn.
  • Tốt nhất nên hạn chế ngủ trong phòng máy lạnh. Nếu sử dụng máy lạnh, nên vệ sinh hàng tháng để tránh hít phải không khí bị nhiễm khuẩn và nấm mốc.
  • Tránh cho thú cưng vào phòng ngủ
  • Vệ sinh phòng ngủ hàng ngày, chăn ga, gối nệm nên giặt 2 lần mỗi tuần.
  • Tránh trưng hoa trong phòng ngủ.
  • Phòng ngủ cần tiếp cận ánh sáng tự nhiên để tránh ẩm mốc.
  • Nếu dùng quạt điện, cần vệ sinh thường xuyên, tránh để bám bụi.
  • Nên giữ ấm cơ thể vào ban đêm, nhiễm lạnh làm cho các triệu chứng tắc nghẹt mũi nghiêm trọng hơn.

9.   Tránh các tác nhân gây dị ứng

Các tác nhân dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, nước hoa và các hóa chất gia dụng có thể khiến tình trạng viêm xoang trở nên trầm trọng, lâu ngày không khỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Người bệnh nên chú ý vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh, tránh nuôi động vật trong nhà. Nước giặt, nước lau nhà, nước rửa chén nên chọn loại dịu nhẹ. Bạn nên giữ thói quen đeo khẩu trang khi dọn dẹp, khi đi ra khỏi nhà; nên tiêm kháng nguyên dị ứng nếu mắc bệnh dị ứng và vắc xin ngừa cúm. Đây là các biện pháp thường được khuyến nghị cho những người mắc các bệnh lý mũi xoang.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng khi bị viêm xoang gây mất ngủ

Một số biện pháp giúp ngủ ngon hơn khi bị viêm xoang

Ngoài những biện pháp kể trên, để có giấc ngủ tốt hơn khi bị viêm xoang bạn có thể thử một số biện pháp sau.

Thực hành bài tập thở Bhramari pranayama

Bhramari Pranayama, có nghĩa là “hơi thở của ong,” là một kỹ thuật thở trong yoga phát ra âm thanh như tiếng ong vo ve. Kỹ thuật này có tác dụng làm giảm căng thẳng, đau đớn, cơn giận, lo âu và sự bồn chồn, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nó cũng có thể hỗ trợ nâng cao khả năng nghe.

Để thực hành bài tập thở Bhramari Pranayama, người tập nên ngồi thoải mái trong tư thế ngồi xếp bằng (Sukhasana), ngón trỏ đặt trên lông mày, các ngón còn lại đặt trên mắt và ngón cái lên trụ tai và tạo hình Shanmukhi Mudra. Âm thanh vo ve này giúp bạn tăng cường sự tập trung và tạo ra sự cân bằng giữa tâm trí và cơ thể. Kỹ thuật này rất phù hợp cho người mới bắt đầu, hỗ trợ an thần, cải thiện tình trạng viêm xoang và giảm thiểu tình trạng mất ngủ do viêm xoang.

Bổ sung tinh chất tốt cho giấc ngủ

Bổ sung các tinh chất thiên nhiên có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do và ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa, từ đó cải thiện tuần hoàn máu và giấc ngủ. Các tinh chất như Blueberry (chiết xuất từ việt quất) và Ginkgo Biloba (chiết xuất từ bạch quả) đã được chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ.

Ngâm chân thảo dược

Theo Đông y, bàn chân là bộ phận có nhiều huyệt đạo, liên kết với hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Liệu pháp ngâm chân bằng thảo dược có tính ấm  trong Đông y giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa các hoạt động chức năng của các cơ quan, tăng cường hệ miễn dịch, giải tỏa căng thẳng và cải thiện tình trạng mất ngủ.

Bạn có thể ngâm chân trước khi đi ngủ với một số loại thảo dược như gừng, sả, lá ngải cứu, vỏ quế từ 15 – 20 phút để thư giãn tinh thần và giúp ngủ ngon hơn. 

Viêm xoang có gây mất ngủ không? Người bị viêm xoang thường xuyên bị mất ngủ, viêm xoang mãn tính gây mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên đi thăm khám và điều trị sớm, không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, các biến chứng viêm xoang nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng như viêm xoang sàng, viêm xoang trán gây viêm não.