Nhược cơ
Nhược cơ
PGS.TS. Nguyễn Chương
Hội Thần kinh học Việt Nam
Nhược cơ (còn gọi là suy nhược cơ) là một loại bệnh thần kinh – cơ biểu hiện mỏi mệt cơ tăng dần theo thời gian sinh hoạt, lao động hàng ngày.
Nhược cơ là chứng bệnh có liên quan nhiều tới cơ chế bệnh tự miễn; cần phân biệt bệnh nhược cơ nặng với các hội chứng nhược cơ. Cần chú ý tới bệnh nhược cơ ở trẻ em, ở phụ nữ có thai.
Nhược cơ cấp
Là thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở những người có tiền sử chữa nhược cơ, lại có thai; hoặc có u ác tính ở tuyến ức.
ở thể nhược cơ cấp, các cơn mỏi cơ gần như liền nhau nhất là các cơ hô hấp (gây khó thở cấp), ăn nghẹn, uống sặc (phân biệt khó thở cấp của nhiều căn bệnh khác: các bệnh nội, bệnh phổi…).
Nhược cơ thông thường
Thường gặp ở nữ, ở trẻ em quãng 10 tuổi và lứa tuổi 20-40.
– Biểu hiện ban đầu là chứng mỏi mệt cơ theo thời gian lao động sinh hoạt hàng ngày: có thể chỉ có hiện tượng sụp mi mắt ở một bên, ở hai bên; hoặc nhai khó, nuốt khó hoặc mỏi mệt tay chân…
Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chỉ một nhóm cơ bị xâm phạm thường là các cơ vận động ở mắt.
Giai đoạn 2A: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm nhưng chưa có xâm phạm hô hấp, hoặc hầu họng.
Giai đoạn 2B: Toàn bộ các cơ kèm theo triệu chứng hầu họng.
Giai đoạn 3: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo rối loạn hầu họng và hô hấp.
– Xác định bệnh nhược cơ dựa theo những rối loạn trên. Nghiệm pháp zoly (+) dương tính, (cho bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần rồi mở mắt nhìn. Người bệnh không mở được, và mi mắt sa xuống).
– Nghiệm pháp prostigmin (+) dương tính: Tiêm 1 ống prostigmin, sau 15 phút người bệnh trở lại bình thường, mở to mắt và không còn mỏi mệt nữa.
Ðiều trị bệnh nhược cơ
Hiện nay, trên thế giới có nhiều thiên hướng điều trị: cho các chất thay đổi miễn dịch, tách loại huyết tương…
Ðiều trị cơn nhược cơ cấp
– Tăng cường kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng nặng của người bệnh.
– Dùng ACTH kết hợp với mở khí quản để tiện xử lý…
– Dùng prednisolon kết hợp với prostigmin và sẵn sàng hô hấp trợ lực.
Theo thực tế ở ta, chúng ta nên tập trung theo một số thuốc sau:
– Ðiều trị bằng tia X: chiếu trực tiếp vào tuyến hung.
– Ðiều trị phẫu thuật với các trường hợp xác định có tuyến hung; các trường hợp cấp cứu.
Tất cả đều tiếp tục điều trị nội khoa sau phẫu thuật.