Một số vấn đề cần biết về bệnh Alzheimer
Một số vấn đề cần biết về bệnh Alzheimer
PGS.TS. Nguyễn Chương
Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam
Thành viên Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ
“Thế kỷ 21 là thế kỷ của tư duy..” (trích lời cố giáo sư Đặng văn Chung).
Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hoá ở não người cao tuổi, là bệnh của thế kỷ 21.
Bệnh Alzheimer do Alois Alzheimer (1864-1945) mô tả lần đầu tiên vào năm 1987 là bệnh thoái hoá-teo não, thường gặp ở người tuổi từ 60 trở lên.
Sự thoái hoá, teo não là biểu hiện cao độ của quá trình hoá già – hoá già của hệ thần kinh của não
Dân gian ta có câu “già trước tuổi”, “người già mắt mờ chân chậm” hoặc câu “tóc bạc da mồi” tất cả chỉ dấu hiệu của hoá già.
– Hoá già là sự biến đổi của toàn cơ thể, trước hết phải kể tới cơ quan tim mạch, tiết niệu, rồi tiêu hoá, gan, tụy, tới hệ cơ xương khớp. Hệ thần kinh – não tủy sống cũng thay đổi theo những quy luật chung của quá trình hoá già – thường là giảm thị lực (mắt mờ) giảm thình lực (nghe kém, nghễnh ngãng), giảm các hoạt động tâm lý (dễ tủi thân, hay dễ nóng giận, cố chấp), quên nặng nề dẫn tới lẫn.
– Não ở người cao tuổi giảm về trọng lượng: ở nam là 1180 g (bình thường ở tuổi trưởng thành, não nặng 1400 g), ở nữ là 1060 g (bình thường là 1200 g).
+ Teo ở não – thì tùy từng người cao tuổi, có teo ở vùng trán, ở vùng thái dương, teo ở hồi hải mã. Từ đó có nhiều bệnh đặc biệt ở người cao tuổi, trong đó có bệnh Alzheimer.
+ Trong quá trình hoá già – từ tuổi chuyển tiếp – đã có những thay đổi về cấu trúc tế bào ở vỏ não, trước hết là ở diện phóng chiếu sau tới diện liên hợp (80% diện tích vỏ não là diện liên hợp hay còn gọi là diện X, diện của hoạt động tâm lý, tâm thần (xem hình 1, 2).
– Ở người cao tuổi, quá trình hoá già phát triển, quá trình thoái hoá myelin phát triển – sự lão hoá hệ thần kinh (hoá già hệ thần kinh), sẽ dẫn tới những biến đổi các chức năng thần kinh, tâm lý, tâm thần
Về Giải phẫu bệnh lý
Có những biến đổi, thoái triển – teo não ở các vùng não, đặc biệt ở vùng thái dương (xem hình 1, 2), hồi hải mã, vùng trung tâm giữa, thùy viền, nhân đậu, vùng Sylvius, đồi thị.
Về vi thể có sự thoái hoá tơ-thần kinh ở quần thể noron, nhất là ở vùng thái dương, hồi hải mã và các thoái hoá tận cùng thần kinh bao quanh protein – amyloid ở vùng vỏ não mới.
Về Dịch tễ học
Bệnh Alzheimer là bệnh của người cao tuổi. Tỷ lệ mắc là 5% ở quãng tuổi 65 và 20% cho người trên 85 tuổi (hình 3).
Một số yếu tố nguy cơ quan trọng là tiền sử gia đình (đột biến gen ), sang chấn sọ, trầm cảm, trình độ văn hoá …..
Triệu chứng
Sự suy giảm nhận thức là tất yếu của quá trình hoá già của não – vỏ não. Sự suy giảm này có thể là bình thường, có thể chuyển thành bệnh với nhiều mức độ khác nhau cùng những tiến triển khác nhau.
Có chừng 15% người dân nước Mỹ tuổi ngoài 65 hoặc già hơn có biểu hiện sa sút trí tuệ ở nhiều mức độ, trong đó hơn một nửa là biểu hiện của bệnh Alzheimer.
Biểu hiện chung của bệnh Alzheimer là giảm mất nhớ nặng dần lên, rối loạn tâm lý, rối loạn sự thích ứng trong đời sống hàng gày và đời sống xã hội.
Suy giam nhận thức nhẹ về trí nhớ
Trí nhớ là “chỗ dựa cơ bản” của toàn bộ phức-hợp vỏ não (Guy Lazoryhes,
1984), hồi hải mã, củ nhũ hình và toàn vỏ não.
Giảm trí nhớ – Quên có thể ở khâu ghi nhớ, ở khâu lưu trũ hay ở khâu hồi.
Giảm trí nhớ cũng cần được chú ý đánh giá so với tuổi và trình độ học vấn (học vấn thấp học vấn cao) của người cao tuổi, của người bệnh.
Có thể người đó khó khăn khi ghi nhớ thông tin mới qua đài phát thanh tuyền
hình hoặc qua đọc báo. Những hiện tượng trên được người bệnh (người cao tuổi) nhận thấy sau một thời gian dài.
Sự khó ghi nhớ này được người bệnh cảm thấy là do khó tập trung chú ý xem qua đài, báo….
Có thể “người bệnh” quên sự việc mới, quên thao tác nghề nghiệp, quên tên người thân. Có người bệnh không tài nào gọi tên người thân đang đứng trước mặt. Hiện tượng này cũng được người bệnh “cảm thấy” sau một thời gian: có thể ban đầu thỉnh thoảng thấy khó khăn lắm mới nhớ được các từ ngữ hoặc tên người quen thuộc, thân thích.
Có thể người bệnh thấy khó khăn nhớ lại những kỷ niệm quan trọng của bản thân của gia đình và của xã hội.
Suy giảm nhận thức nhẹ
Suy giảm nhận thức nhẹ ở người cao tuổi là có những rối loạn khác như rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tri giác và rối loạn thực vận.
Suy giảm nhận thức nhẹ cho ta thấy có nhiều tổn thương (teo não, mạch máu) ở nhiều khu vực ở vỏ não, nhất là ở vùng trán, vùng thái dương, vùng bên dưới thái dương.
Sa sút trí tuệ
Suy giảm nhận thức nhẹ là nhóm bệnh có thể phát triển thành sa sút trí tuệ do mạch máu, bệnh Alzheimer, hoặc cũng có thể chỉ là một quá trình lão hoá não.
Từ “suy giảm nhận thức” phát triển thành sa sút trí tuệ nhanh hay chậm là tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh: do tổn thương mạch máu, do teo thùy thái dương, thùy trán
Có thể rối loạn tâm lý phát triển từ từ tăng dần
Người bệnh giảm mất khả năng chú ý, giảm trí nhớ (quên một cách rõ rệt, và người thân thấy khá rõ), không suy xét, không hình tượng được.
Rối loạn về tình cảm, thờ ơ, có thể nói nhiều hay nhắc lại chuyện cũ.
Có thể có mất thực vận – khó hay không biết sử dụng các động tác quen thuộc hàng ngày, ví dụ động tác mặc quần áo …
Có thể có rối loạn ngôn ngữ với nhiều dạng khác nhau tùy theo tổn thương ở vùng trán hay vùng thái dương.
Có thể có mất nhận thức thị giác…
Các biểu hiện trên ngày càng tăng, và người bệnh khó đáp ứng lại các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội
– Người bệnh ở tình trạng ức chế, bị động, không biểu lộ tình cảm, phản ứng, người bệnh giảm hoàn toàn sự suy xét đối xử.
– Có nhiều rối loạn về trương lực, về dinh dưỡng, về cơ tròn…
– Người bệnh ở trạng thái lú lẫn, mất định hướng về thời gian và không gian, về quan hệ bản thân và xã hội: có rối loạn với mức độ khác nhau về mất ngôn ngữ, mất thực vận, mất nhận thức.
– Từng thời kỳ có những cơn hoang tưởng, ảo giác, khuynh hướng tấn công, hưng cảm hoặc vô cảm.
– Sau cùng, người bệnh ở tìng trạng sa sút nặng nề, đồng thời có những cơn co giật kiểu động kinh.
Ở các trung tâm nghiên cứu, người bệnh được khám qua các nghiệm pháp thần kinh tâm lý, trước hết là khám xét qua thử nghiệm Foldstein. Đồng thời được đánh giá qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ gen học.
Cố gắng phát hiện sớm
Phát hiện sớm chứng suy giảm nhận thức nhẹ
– Chú ý ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên).
– Chứng suy giảm nhận thức nhẹ về trí nhớ.
Đánh giá toàn diện về lâm sàng của suy giảm nhận thức nhẹ về trí nhớ
cần đánh giá toàn diện về lâm sàng của suy giảm nhận thức nhẹ về trí nhớ, đồng thời gắng tập hợp nhận xét của người xung quanh (người trong gia đình, xã hội..) về người bệnh.
Đánh giá người bệnh qua các test về thần kinh tâm lý
Cần đánh giá người bệnh qua các test về thần kinh tâm lý, trước hết là test Foldstein, đồng thời phải đánh giá kết quả các xét nghiệm cơ bản về huyết học, sinh hoá qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp phát xạ điện tử dương.
Hướng điều trị
Điều trị bệnh Alzheimer
cũng như bệnh nhồi máu đa ổ và Alzheimer là vấn đề nan giải. Nan giải một phần vì nhiều quan điểm lý thuyết về cơ chế tác động thuốc, một phần vì tình trạng của người bệnh: già, yếu chịu đựng, đa bệnh lý.
Cần sớm nhận ra chứng suy giảm nhận thức nhẹ để điều trị kịp thời
Thuốc cải thiện tuần hoàn não: Có thể dùng Cavinton, Piracetam, Nootropyl …
Yếu tố dinh dưỡng thần kinh có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình thoái hoá noron. Có thể điều hoà sự tổng hợp các trung gian dẫn truyền thần kinh = Cerebrolysin.
Ginkgo biloba: Giloba có tác dụng tăng tuần hoàn não l, làm giảm nguy cơ huyết khối và bảo vệ tế bào thần kinh: cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ.
Vitamin E: Vitamin E có tác dụng làm chậm quá trình thoái hoá mật myelin.
phục hồi chức năng tâm lý
Phục hồi chức năng tâm lý đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều người “thầy thuốc – người bệnh – gia đình – xã hội”.
Phải tận dụng nhiều “kết hợp” trong phục hồi chức năng tâm lý:
+ kết hợp “thầy thuốc – người bệnh – xã hội (gia đình, cơ quan).
+ kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền (ví dụ dùng hạt cau).
+ kết hợp điều trị nội trú và điều trị ngoại trú.
+ kết hợp điều trị ngay tại giường bệnh với điều trị tại cơ sở phục hồi chức năng.
Công tác tâm lý đối với người bệnh làm người bệnh an tâm, tin tưởng và quyết tâm chữa bệnh, tự tập luyện một cách bền bỉ kiên trì: kiên trì trong tập thở, luyện trí nhớ và tĩnh tâm.
Có thể dùng ngay bảng Foldstein để tiến hành “huấn luyện lại trí nhớ” cho người bệnh.
Người làm tâm lý phải kiên trì, bình tĩnh hướng dẫn (có tính thuyết phục) cho người bệnh.
Động viên giúp đỡ người bệnh hoà mình vào cộng đồng như :
+ Ssinh hoạt các câu lạc bộ : câu lạc bộ dành cho người cao tuổi, câu lạc bộ, câu lạc bộ văn – thơ.
+ Câu lạc bộ tập thể dục, khí công, dưỡng sinh.
Tạo được sự cân bằng giữa ăn uống và nghỉ ngơi nhằm nâng cao sức khoẻ toàn diện cho người bệnh.