Loạn thị – Những thông tin cần nắm rõ để mắt sáng khỏe

Hơn 50 triệu kết quả hiển thị chỉ sau 0.24 giây khi tìm kiếm về “Loạn thị” cũng đủ để cho thấy căn bệnh này phổ biến và được quan tâm nhiều đến như thế nào? Vậy loạn thị là gì? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị loạn thị hiệu quả? Tất cả sẽ có đầy đủ trong bài viết này.

Loạn thị là gì?

Loạn thị là 1 trong 4 tật khúc xạ, xảy ra khi mắt nhìn mờ, nhòe ở mọi khoảng cách xa gần do ánh sáng đi vào mắt hội tụ tại nhiều điểm khác nhau mà không tập trung chính xác trên võng mạc.

Loạn thị không chỉ làm giảm thị lực, ảnh hưởng đến việc học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày mà nếu không kiểm soát tốt, những trường hợp loạn thị nặng có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm đe dọa mất thị lực như bong rách võng mạc, đục dịch kính, thoái hóa võng mạc, nhược thị…

Loạn thị hình thành như thế nào?

Mắt chúng ta có 2 bộ phận đảm nhận chức năng khúc xạ và hội tụ ánh sáng gồm giác mạc (màng mỏng trong suốt hình chỏm cầu bao phủ phía trước nhãn cầu) và thủy tinh thể (thấu kính hình bầu dục 2 mặt lồi nằm sau giác mạc).

Ở người bình thường, giác mạc và thủy tinh thể có bề mặt cong đồng đều, nhưng với người loạn thị, giác mạc hoặc thủy tinh thể bị méo mó, biến dạng, độ cong tại các vị trí không đều nhau.

Điều này sẽ làm cho tia sáng đi vào mắt bị khúc xạ theo nhiều hướng và hội tụ tại nhiều điểm khác nhau thay vì hội tụ ở 1 điểm trên võng mạc như bình thường, tạo ra nhiều hình ảnh lồng vào nhau, dẫn đến hiện tượng mờ nhòe, méo mó khi nhìn.

Tia sáng hội tụ tại nhiều điểm ở mắt bị loạn thị

Loạn thị có tính chất di truyền, thường xuất hiện từ khi sinh ra hoặc có thể xảy ra do chấn thương, phẫu thuật mắt, bị viêm giác nặng để lại sẹo, bệnh giác mạc hình chóp hoặc bị cận thị, viễn thị nặng… và thường đi kèm cùng các tật khúc xạ khác như cận thị, viễn thị, lão thị.

Triệu chứng của loạn thị

Nếu cận thị khiến mắt nhìn các vật ở xa bị mờ; còn lão thị và viễn thị lại gây ra tình trạng nhìn gần mờ thì ở người loạn thị, dù nhìn xa hay nhìn gần đều có cảm giác mờ, nhòe, kèm theo các triệu chứng như:

  • Thấy hình ảnh của vật méo mó, biến dạng
  • Nhìn một vật thành 2, 3 vật
  • Thấy quầng sáng, hào quang xung quanh bóng đèn, đèn xe…, điều này gây khó khăn khi đi lại vào buổi tối.
  • Hay nheo mắt khi nhìn
  • Mỏi mắt
  • Đau đầu

Phương pháp điều trị loạn thị

Tương tự như các tật khúc xạ khác, hiện nay có thể khắc phục được loạn thị bằng cách đeo kính hoặc phẫu thuật mắt.

Đeo kính loạn

Đây là phương pháp điều chỉnh loạn thị phổ biến nhất. Thông thường nếu loạn nhẹ dưới 1 độ, mắt không bị nhức mỏi thì chưa cần đeo kính. Ngược lại, khi bị loạn thị nặng hơn làm ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn sẽ cần dùng kính để giúp mắt đỡ phải điều tiết làm nhanh tăng độ.

Kính loạn sẽ điều chỉnh các lỗi trên giác mạc và thủy tinh thể, nhờ đó giúp tia sáng được khúc xạ và tập trung lên võng mạc một cách chính xác để mắt nhìn rõ. Bạn có thể lựa chọn kính có gọng hoặc kính áp tròng tùy theo sở thích, nhưng nên ưu tiên kính có gọng vẫn là an toàn và dễ sử dụng hơn.  

Kính định hình giác mạc Ortho-K

Kính Ortho-K là một loại kính áp tròng cứng đặc biệt được đeo vào buổi tối trong khi ngủ và tháo ra vào sáng hôm sau. Kính sẽ giúp thay đổi hình dạng giác mạc tạm thời, nhờ vậy, người bệnh có thể nhìn rõ được vào ban ngày mà không cần đeo thêm kính loạn nữa. Tuy nhiên, khi ngừng điều trị, giác mạc sẽ trở lại hình dạng như ban đầu.

Kính áp tròng Ortho-K điều trị loạn thị

Phẫu thuật loạn thị

Nếu như không muốn đeo kính, bạn có thể lựa chọn phẫu thuật, nhưng phải đảm bảo đủ các điều kiện sức khỏe như độ tuổi từ 18 – 40, độ loạn đã ổn định, không loạn quá nặng; độ dày giác mạc vừa đủ, không mắc các bệnh về mắt hoặc bệnh mạn tính khác…

Hiện nay có 4 phương pháp mổ loạn thị sau đang được áp dụng:

  • Lasik: Tạo vạt giác mạc bằng dao vi phẫu, sau đó chiếu tia laser lên lớp nhu mô giác mạc bên trong để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc.
  • Femtosecond Lasik: Tương tự Lasik nhưng dùng tia laser để tạo vạt giác mạc thay vì dao vi phẫu.
  • ReLex SMILE: Bắn tia laser để tách giác mạc thành 3 lớp rồi rút bỏ lõi mô ở giữa mà không tạo vạt giác mạc.
  • Phakic – ICL: Sử dụng một thấu kính nội nhãn đặt vào bên trong mắt để điều chỉnh độ khúc xạ mà không tác động đến giác mạc.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật có thể gặp phải một số biến chứng như bong rách võng mạc, đục dịch kính, nhiễm trùng, viêm giác mạc, khô mắt, rối loạn thị lực…, do đó cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi mổ.

Bổ sung vi chất giúp tăng thị lực tự nhiên cho mắt loạn thị

Dù phẫu thuật hay đeo kính thì muốn giữ được thị lực tốt, ngăn chặn loạn thị tiến triển làm tăng độ, chúng ta cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho mắt. Trong đó, những dưỡng chất quan trọng mà mắt rất cần khi bị loạn thị bao gồm:

  • Alpha lipoic acid, Quercetin: Chất chống oxy hóa mạnh, hấp thu tối ưu vào mắt, giúp loại bỏ gốc tự do, bảo vệ hình dạng, cấu trúc của thủy tinh thể, giác mạc, võng mạc, dịch kính…, ngăn loạn thị tăng độ và phòng tránh các biến chứng như bong rách võng mạc, đục dịch kính… do loạn thị gây ra.
  • Zeaxanthin, Lutein: Tham gia cấu trúc võng mạc, giúp mắt nhìn rõ, sắc nét hơn, giảm triệu chứng nhìn mờ nhòe, méo mó; đồng thời, hấp thụ ánh sáng xanh có hại từ thiết bị điện tử – nguyên nhân thúc đẩy loạn thị tiến triến.
  • Kẽm, Vitamin B2: Tăng cường trao đổi chất và máu nuôi mắt, cấu trúc dây thần kinh thị giác, đảm bảo mắt hoạt động tốt, giảm mỏi mắt, nhức mắt, khô mắt, nhìn đôi, nhìn ba, chói mắt… và tăng cường thị lực cho mắt.

Hiện nay, những thành phần trên đều đã có trong viên bổ mắt Minh Nhãn Khang rất phù hợp với người mắc loạn thị hoặc các bệnh về mắt khác, kể cả những ai chưa bị loạn thị cũng nên sử dụng để phòng ngừa từ sớm và giúp mắt sáng khỏe hơn.

Thực vậy, theo kết quả khảo sát của báo Khoa học & Đời sống và tạp chí Sức khỏe & Môi trường, có đến 93.2 – 97.44% người mắc các bệnh về mắt trong đó có loạn thị, dùng Minh Nhãn Khang đã cải thiện tốt thị lực, mắt nhìn sáng rõ, không còn mờ nhòe, nhức mỏi, chấm đen… sau 3 – 6 tháng. Cùng lắng nghe cảm nhận của một số chuyên gia nhãn khoa và người dùng về viên bổ mắt này trong video sau:

Minh Nhãn Khang dưới góc nhìn của chuyên gia và người dùng

Trên đây là những thông tin quan trọng về loạn thị mà bạn cần nắm rõ để bảo vệ tốt thị lực của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org