Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân đau đầu mạn tính điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân đau đầu mạn tính điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Trần Văn Tuấn*, Lê Thị Quyên*, PhạmThị Kim Dung*, Nguyễn Thị Minh Nguyệt*
Món Thị Uyên Hồng*, Bùi Thị Huyền**, Nguyễn Thị Khánh**, Hoàng Quốc Hải**, Nguyễn Thu Dung**
Trường ĐHYD Thái Nguyên*
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên**
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân đau đầu mạn tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Đối tượng: bệnh nhân bị đau đầu mạn tính điều trị nội trú tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả có phân tích.
Kết quả: tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 46,14 ± 19,1. Bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao (40,5 %). Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh là 64,9%, nhiều hơn nam giới (35,1%). Số người mắc bệnh gặp chủ yếu là làm nông nghiệp và nghề nghiệp khác (62,1%). Thời gian đau đầu hay xuất hiện vào buổi tối (75,7%), Đau kéo dài trên 1 tuần chiếm tỷ lệ 81,1%. bệnh nhân đau đầu thành cơn và đau liên tục chiếm tỷ lệ cao (54,1%), buồn nôn và nôn chiếm tỷ lệ 64,9%. Không có sự khác biệt giữa vị trí đau đầu và giới, nhưng có sự khác biệt giữa nam và nữ (p < 0,05). Các bệnh nhân đau đầu có kết quả điều trị tốt và khá đạt 100%.
Từ khóa: Đau đầu mạn tính.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau đầu là triệu chứng rất thường gặp không chỉ trong các chuyên khoa thần kinh, tâm thần mà còn trong hầu hết các bệnh nội và ngoại khoa. Đau đầu hàng ngày mạn tính có đặc điểm kéo dài đau hàng ngày, thời gian đau hơn 4 giờ/ngày và hơn 15 ngày/tháng. Đau đầu mãn tính bao gồm 5 nhóm đau đầu thường gặp và được định nghĩa theo bảng phân loại quốc tế về đau đầu lần thứ II (ICHD-II): Migraine mãn tính, đau đầu căng thẳng mạn tính, đau đầu do lạm dụng thuốc, đau nửa đầu liên tục và đau đầu dai dẳng hàng ngày. Đau đầu hàng ngày mạn tính chiếm khoảng 40% bệnh nhân đau đầu. Khoảng 70-80% bệnh nhân đau đầu hàng ngày mạn tính gặp ở phòng khám đau đầu có lạm dụng thuốc giảm đau. Do tính chất mạn tính và tác động lên chất lượng sống nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong thập kỷ qua, để giúp cho chúng ta hiểu biết rõ hơn về đau đầu mạn tính hàng ngày. Ở trong nước mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về đau đầu, tuy nhiên trong phạm vi đau đầu mạn tính, đặc biệt đau đầu mạn tính ít được đề cập đến. Từ những thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân đau đầu mạn tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
– Gồm 37 bệnh nhân bị đau đầu mạn tính điều trị nội trú tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
– Thời gian: từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016
Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
– Lâm sàng
+ Bệnh nhân được chẩn đoán đau đầu mạn tính hàng ngày theo các tiêu chuẩn đau đầu phải xảy ra trên 15 ngày hay nhiều hơn trong 1 tháng, kéo dài ít nhất là 3 tháng. Đau đầu mạn tính hàng ngày được phân loại dựa trên thời gian: 4 giờ/ngày và ít hơn 4 giờ/ngày. Đau đầu kéo dài trên 4 giờ thường gặp hơn (trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ chọn đau đầu kéo dài trên 4 giờ).
+ Bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác tốt và đồng ý tham gia nghiên cứu
– Cận lâm sàng: chụp MRI hoặc CT-Scan sọ não trong thời gian điều trị kết quả bình thường.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
– Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang
– Phương pháp: nghiên cứu mô tả có phân tích
– Cỡ mẫu: toàn bộ
– Các bước tiến hành
+ Tất cả bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng để phát hiện chẩn đoán đau đầu.
+ Số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất
Chỉ tiêu nghiên cứu
+ Tuổi, giới.
+ Nghề nghiệp, thời gian bị bệnh.
+ Các triệu chứng lâm sàng.
+ Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân đau đầu.
Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê y học.
Đạo đức nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân đau đầu mạn tính. Nội dung nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến bệnh nhân và kết quả điều trị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
Chỉ số | n | % | |
Tuổi |
X= 46,14< 401540,540 – 651437,9> 65821,6GiớiNam1335,1Nữ2464,9Nghề nghiệpNông nghiệp1027,0Công nhân25,4Cán bộ38,1Hưu trí924,3Khác1335,2Trình độ học vấnMù chữ00,0Biết đọc, biết viết718,9Tiểu học25,4THCS616,2THPT924,4Trung, ĐH1335,1
Nhận xét: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 46,14± 19,1. Bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao (40,5 %). Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh là 64,9%, nhiều hơn nam giới (35,1%). Số người mắc bệnh gặp chủ yếu là làm nông nghiệp và nghề nghiệp khác (62,1%).
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng
Chỉ số | n | % | |
Khởi phát | Đột ngột | 15 | 40,5 |
Từ từ | 22 | 59,5 | |
Vị trí đau đầu | Phải | 3 | 8,1 |
Trái | 2 | 5,4 | |
Đỉnh đầu | 11 | 29,7 | |
Hai bên | 21 | 56,8 | |
Thời gian đau trong ngày | Sáng | 2 | 5,4 |
Chiều | 7 | 18,9 | |
Tối | 28 | 75,7 | |
Diễn biến đau đầu kéo dàiTrên 1 tuần3081,1Trên 1 tháng616.2Trên 1 năm12,7Cường độ đauDữ dội1848,6Âm ỉ1951,4
Nhận xét: Bệnh nhân đau đầu chủ yếu là khởi phát từ từ (59,5%), vị trí đau hay gặp là ở hai bên (56,8%). Thời gian đau đầu hay xuất hiện vào buổi tối (75,7%), Đau kéo dài trên 1 tuần chiếm tỷ lệ 81,1% và chủ yếu là đau đầu âm ỉ (51,4%).
Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng
STT | Bệnh | n | Tỷ lệ % |
1 | Đau thành cơn | 20 | 54,1 |
2 | Đau liên tục | 20 | 54,1 |
3 | Chóng mặt | 10 | 27,0 |
4 | Ù tai | 10 | 27,0 |
5 | Buồn nôn, nôn | 24 | 64,9 |
6 | Lo âu | 3 | 8,1 |
Nhận xét: Bệnh nhân đau đầu thành cơn và đau liên tục chiếm tỷ lệ cao (54,1%), buồn nôn và nôn chiếm tỷ lệ 64,9%. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng chóng măt, ù tai (27%).
Bảng 4. Các bệnh lý mắc kèm
STT | Bệnh | n | Tỷ lệ % |
1 | Tai Mũi Họng | 4 | 10,8 |
2 | Tăng Huyết áp | 3 | 8,1 |
3 | Huyết áp thấp | 2 | 5,4 |
4 | Bệnh về mắt | 1 | 2,7 |
Nhận xét: Một số bệnh lý mắc kèm theo đau đầu là bệnh về tai mũi họng, tăng huyết áp
Bảng 5. Các thuốc đã sử dụng điều trị
STT | Tên thuốc | n | Tỷ lệ % |
1 | Thuốc giảm đau | 37 | 100 |
2 | Thuốc an thần | 37 | 100 |
3 | Thuốc chống trầm cảm | 0 | 0,0 |
Nhận xét: Các thuốc được sử dụng chủ yếu là giảm đau và an thần (100%).
Bảng 6. Liên quan giữa vị trí đau đầu và giới
STT | Giới
Vị trí đau đầu |
Nam | Nữ | p |
1 | Phải | 1 | 2 | > 0,05 |
2 | Trái | 2 | 0 | |
3 | Đỉnh đầu | 2 | 9 | |
4 | Hai bên | 8 | 13 | |
Tổng | 13 | 24 | < 0,05 |
Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa vị trí đau đầu và giới, nhưng có sự khác biệt giữa nam và nữ (p < 0,05).
Bảng 7. Liên quan giữa diễn biến của đau đầu và kết quả điều trị
Kết quả
Diễn biến |
Tốt | Khá | Trung bình | Không thay đổi |
Trên 1 tuần | 20 | 10 | 0 | 0 |
Trên 1 tháng | 3 | 3 | 0 | 0 |
Trên 1 năm | 1 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét: các bệnh nhân đau đầu có kết quả điều trị tốt và khá đạt 100%, chưa thấy có sự khác biệt về diễn biến thời gian đau đầu và kết quả điều trị.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
– Khảo sát 37 bệnh nhân chẩn đoán đau đầu mạn tính hàng ngày, thăm khám lâm sàng và thực hiện chụp CTscan đầu để loại trừ các bệnh đau đầu thứ phát. Tỷ lệ nữ chiếm đa số ( 64,9%), nam chiếm (35,1%). Tuổi trung bình 46,14. Nhóm tuổi dưới 40 có đau đầu mạn tính là 40,5%. Nghề nghiệp hay gặp là ở người là ở người làm nông nghiệp và một số nghề nghiệp tự do, tần suất khác biệt giữa nông thôn không có ý nghĩa vì mẫu nghiên cứu không phản ánh theo nơi cư trú của bệnh nhân Về ý nghĩa dịch tễ học cần có những nghiên cứu cắt ngang nhiều khu vực so sánh [4,], [5], [9].
– Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên, trong đó Trung học cơ sở 16,2%. Trung học phổ thông 24,4%, Trung và Đại học 35,1 % các trường hợp. Chúng tôi nhận thấy trình độ học vấn không liên quan hay ảnh hưởng đến đau đầu mạn tính.
– Bệnh nhân có tiền sử đau đầu là 13 trường hợp (35,1%), việc đánh giá mối liên quan giữa tiền sử đau đầu mãn tính và kết quả điều trị cũng chưa thấy rõ, chúng tôi chỉ có nhận xét thông qua hỏi bệnh về tiền sử của bệnh nhân.
– Tiền sử về bệnh lý kèm theo: kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đau đầu mạn tính có tiền sử bệnh lý mắc kèm như: bệnh lý tai mũi họng, mắt, huyết áp cao hoặc thấp.
Đặc điểm lâm sàng
– Phụ nữ bị đau đầu với tỷ lệ bệnh cao hơn nam giới, nhất là đau đầu dạng migraine, đau đầu căng cơ. Đây là vấn đề cần lưu ý vì đau đầu liên quan đến nội tiết tố trong chu kỳ kinh, thai kỳ, thời kỳ cho con bú, dùng thuốc tránh thai hay điều trị nội tiết tố thay thế. Việc điều trị những trường hợp này cũng cần được quan tâm nhất là trong thai kỳ và giai đoạn cho bú. Cơ chế bệnh bệnh sinh của đau đầu nguyên phát hiện nay vẫn còn chưa rõ, tuy nhiên qua các nghiên cứu nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cơ chế đau đầu, để lựa chọn các thuốc điều trị phù hợp [2], [10].
– Đau đầu thành cơn liên tục chiếm 54,1% có thời gian đau kéo dài trên 1 tuần, đặc điểm đau cơn cách ngày chiếm đa số các trường hợp. đặc điểm đau mức độ dữ dội 48,6%,. Kèm buồn nôn và nôn là 64,9% các trường hợp, đau chủ yếu theo kiểu mạch đập. Kết quả này cũng tương tự như một số nghiên cứu khác [1], [8].
Castillo và cộng sự [7] nhận thấy rằng 4,7% dân số ở Tây Ban Nha bị đau đầu hàng ngày mạn tính và 2,2% trong số đó bị đau đầu dai dẳng hàng ngày, dựa vào kết quả trả lời bảng câu hỏi được hoàn tất từ các bệnh nhân. Bigal và cộng sự thấy rằng 10,8% bị Đau đầu dai dẳng hàng ngày [6].
– Đau hai bên cũng thường gặp (56,8%), không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Các triệu chứng chóng mặt, ù tai (27%), lo âu 8,1%. Đặc điểm lâm sàng của nhóm này có kiểu đau đầu dạng cơn, tính chất thường xuyên và có khi phối hợp dưới dạng đau các cơ ở vùng quanh sọ như đau đầu căng cơ, trạng thái tâm lý thường biểu hiện như trầm cảm mất ngủ [2], [3], [9].
– Quá trình điều trị các bệnh nhân đau đầu, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng thuốc giảm đau và an thần điều trị cho bệnh nhân đã đem lại hiệu quả đáng kể, kết quả điều trị tốt và khá chiếm tỷ lệ cao, không có bệnh nhân nào đáp ứng kém với điều trị.
KẾT LUẬN
Đau đầu mạn tính hầu hết xảy ra trên 1 tuần hay hơn một tháng và kéo dài, được xem như đau đầu nguyên phát, nguyên nhân chưa được xác định. Trong đó, dạng đau đầu căng thẳng và migrain là các thể lâm sàng thường gặp. Một số trường hợp đau đầu do tác dụng dùng thuốc giảm đau thường xuyên, đặc điểm đau liên tục trong nhiều tháng sau khi điều trị migraine hay các dạng đau đầu khác. Những điểm đặc trưng về đau đầu nguyên phát là các điểm gợi ý chẩn đoán các loại đau đầu này. Phần lớn các bệnh nhân đau đầu mạn tính thường có các triệu chứng lo âu, trầm cảm và mất ngủ.
SUMMARY
Objectives: To describe the clinical characteristics and analyze a number of factors related to chronic headache patients treated at the Thai Nguyen Central Hospital.
Subjects: Inpatients with chronic headaches were treated at the Department of Neurology, Thai Nguyen Central Hospital.
Methods: Descriptive study and analysis.
Results: The mean age of the patients was 19.1 ± 46.14. Patients under 40 years old account for a high proportion (40.5%). The rate of women is 64.9%, more than men (35.1%). The number of people who work in farm and other professions (62.1%). Time headaches appear in the evening (75.7%), pain lasted for more than 1 week 81.1%. Constant headache and pain of bout (54.1%), nausea and vomiting proportion of 64.9%. There is no difference between headaches and sex, but there are differences between men and women (p <0.05). The patients with chronic headache have better treatment results (100%).
Keywords: Chronic Headache.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Chương (2010), Đau đầu do căng thẳng. Chẩn đoán và điều trị các chứng bệnh đau đầu thường gặp. NXBYH. tr 3-7..
2. Vũ Anh Nhị (2010). Đau đầu hàng ngày mạn tính. Chẩn đoán và điều trị đau đầu. NXBĐHQG. Tr101-114
3. Vũ Anh Nhị, Nguyễn Bá Thắng (2010), Đau đầu căng thẳng. Chẩn đoán và điều trị đau đầu. NXBĐHQG. Tr 28-55.
4. Aminoff J Michael, David A G, Roger P Simon (2003), Clinical Neurology, Headache and facial pain “3” 70-93.
5. Bendtsen L (2000), Central sensitization in tension-type headache – possible pathophysiological mechanisms. Cephalalgia; 20(5): 486-508
6. Bigal E. Marcelo, Sheftell D Fred (2006) Chronic Daily Headache and Its Subtypes. In Continuum Lifelong Learning in Neurology – Headache. Volume 12. Number 6.
7. Castillo (2002), Quality of life in chronic daily headache: a study in a general population, Neurology, 58 (9). 1062-5.
8. Davidoff R (2002), Part II. Pathophysiology. In: Migraine manifestations, pathogenesis, and management. 2nd edition. Contemorary nuerology series. New York: Oxford University Press; pp. 189-290.
9. Hutchinson SL (2005), Hormonal influence on migraine. Clinics in family practice. 7:529-544 Jonhson CJ. Headache in Women. Prim Care Clin Office Pract. 31:417-428.
10. Krusz Claude John (2004), Tension- Type Headache in Prim Care Clin Office Practice 31, 293- 311.