ĐÁNH GIÁ SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ TỔN THƯƠNG NÃO BẰNG CỘNG HƯỞNG TỪ Ở NGƯỜI LỚN TUỔI

ĐÁNH GIÁ SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ TỔN THƯƠNG NÃO BẰNG CỘNG HƯỞNG TỪ Ở NGƯỜI LỚN TUỔI

Vũ Anh Nhị*, Diệp Trọng Khải **

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Suy giảm nhận thức được phát hiện sớm và điều trị hạn chế đưa đền sa sút trí tuệ làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội

Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ tổn thương não ở người lớn tuổi và các yếu tố nguy cơ liên quan đến suy giảm nhận thức, đánh giá và so sánh tổn thương não trên bệnh nhân suy giảm nhận thức

Phương pháp: Từ tháng  09/2011 đến tháng 05/2012, có 75 bệnh nhân trên 60 tuổi được nhận vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được thăm khám thần kinh, đánh giá chức năng nhận thức bằng thang điểm MMSE, được chụp cộng hưởng từ não. Sa sút trí tuệ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-IV

Kết quả: Hình ảnh bất thường trên cộng hưởng từ não ở người lớn tuổi chiếm tỉ lệ 89,4%. Suy giảm nhận thức liên quan với tuổi (p<0,001), liên quan đến nghề nghiệp(p<0,001), tình trạng gia đình (p<0,001), cao huyết áp (p = 0,007), nhồi máu não trên ba tháng (p <0,001) . Suy giảm nhận thức dạng Alzheimer có đặc điểm teo thùy thái dương trong, suy giảm nhận thức dạng mạch máu có đặc điểm nhồi máu lổ khuyết, thoái hóa chất trắng, nhồi máu động mạch lớn

Kết luận: Suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi, cao huyết áp, nhồi máu não động mạch lớn, nhưng tuổi là nhóm nguy cơ hàng đầu. Teo thùy thái dương là đặc điểm của suy giảm nhận thức dạng Alzheimer, nhồi máu lổ khuyết , thoái hóa chất trắng, nhồi máu động mạch lớn là đặc điểm của suy giảm nhận thức dạng mạch máu.

Từ khóa: Cộng hưởng từ, sa sút trí tuệ, người cao tuổi

EVALUATION OF COGNITIVE IMPAIMENT AND BRAIN INJURY BY MAGNETIC RESONANCE IMAGING IN THE ELDERLY

 Vu Anh Nhi*, Diep Trong Khai**

ABSTRACT

Background: Cognitive decline be detected  early and treatment limitations lead to dementia to reduce the burden on families and society

Objectives: We performed this study to determine the incidence of brain injury in older adults and the risk factors associated  with cognitive impaiment, evaluation and comparison of brain damage in patients with impaired  form

Method: From 09/2011 to 05/2012, 75 patients over 60 years old was admitted to the study. All patients in the study sample is a neurological examination, cognitive funtion assesment by MMSE  scale, magnetic resonance imaging of the brain. Dementia was diagnosed according to DSM-IV criteria

Results: Images on brain magnetic resonance abnormalities in the elderly accounted for 89,4%. Cognitive decline associated with age (p <0.001), cognitive decline related to occupation (p <0.001), marital status ( p< 0.001), hypertension (p = 0.007), cerebral  infarction than three months (p < 0.001).Cognitive impairment as Alzheimer” disease is characterized by atrophy in the temporal lobe, vascular cognitive impairment as  characteristics defect infarction, white matter degeneration, large artery infarction

Conclusion: Age-related cognitive decline, high blood pressure, large artery cerebral infartion, but age is the leading risk groups. Temporal lobe atrophy is characterized by cognitive impairment as Alzheimer, lacunar infartion, white matter degeneration, large artery infarction characteristics of vascular cognitive impairment

Keywords: Magnetic resonance imaging, Dementia, Elderly

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, khi tuổi thọ trung bình  tăng, thì sự già hóa dân số trên toàn thế giới trong thế kỷ XXI là không tránh khỏi, cùng với tăng tuổi thọ mô hình bệnh tật cũng biến đổi và tăng mạnh. Việt Nam cũng như những quốc gia khác đang đứng trước thách thức của các bệnh liên quan lão hóa và thoái hóa thần kinh đặc biệt là não, sự thoái hóa này gây nên nhiều tình trạng bệnh lý và hay gặp nhất là suy giảm nhận thức (SGNT) đưa đến sa sút trí tuệ (SSTT).

SSTT là một hội chứng suy giảm chức năng nhận thức mắc phải kèm theo những thay đổi về hành vi và mất chức năng xã hội. Giảm trí nhớ là biểu hiện quan trọng nhất, ngoài ra các lĩnh vực khác cũng bị rối loạn như mất ngôn ngữ, mất sử dụng động tác, mất nhận biết đồ vật, chức năng nhiệm vụ. SGNT nhẹ là một trạng thái nhận thức trung gian giữa lão hóa bình thường và SSTT, trong đó các lĩnh vực nhận thức được bảo tồn và chức năng sống được giữ nguyên. Khoa học ngày nay quan tâm đến ranh giới chuyển đổi từ SGNT đến STTT từ 3-6 lần so với cộng đồng dân số bình thường. .Trong SGNT, hồi hải mã là một trong những nơi đầu tiên bị ảnh hưởng về mặt bệnh lý học, trong nhiều nghiên cứu cho thấy thể tích hồi hải mã bị ảnh hưởng khoảng 27% trong SGNT dạng Alzheimer(AD) so với người lớn tuổi bình thường, trong khi đó SGNT nhẹ giảm 11%. SGNT hiện nay là vấn đề quan tâm của người thầy thuốc nhưng về lâu dài là vấn đề lo ngại bởi vì SGNT nhẹ đưa đến SSTT đem lại sự đau khổ cho người bệnh, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc chụp cộng hưởng từ não có thể giúp các Bác sĩ lâm sàng dự đoán bệnh SGNT có thể phát triển thành bệnh AD hay không? Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra kết luận trên việc phân tích kết quả quét não  bằng chụp  cộng hưởng từ  não có thể giúp tính toán nguy cơ mắc bệnh SSTT trong thời gian một năm đối với những người mắc bệnh SGNT nhẹ.

Trên cơ sở phân tích, tôi tiến hành nghiên cứu: “ Đánh giá suy giảm nhận thức và tổn thương não bằng cộng hưởng từ ở người lớn tuổi” tại Bệnh viện Thống Nhất với mục tiêu:

1. Tỷ lệ suy giảm nhận thức và các yếu tố nguy cơ liên quan suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi

2. Khảo sát các tổn thương não trên cộng hưởng từ ở bệnh nhân suy giảm nhận thức

3. So sánh suy giảm nhận thức và tổn thương não trên cộng hưởng từ ở người lớn     tuổi.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh:Bệnh nhân là người lớn tuổi (trên 60 tuổi) nhận thức bình thường hoặc có biểu hiện suy giảm nhận thức.

Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh nhân có tiền sử chấn thương sọ não để lại di chứng. Bệnh Parkinson

Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần, hoang tưởng hay đang có rối loạn tâm thần

Bệnh nhân đang dùng các thuốc an thần kinh. Bệnh nhân bị trầm cảm

Bệnh nhân đang mắc các bệnh nội khoa mạn tính như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim nặng

Phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu :Tiền cứu, mô tả cắt ngang

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.

Số liệu được mã hóa , xử lý và phân tích bằng phần mền SSPP 18.8

Các biến số được tính theo tỉ lệ  phần trăm

Dùng phép kiểm x 2 cho  các biến định tính và các biến phân nhóm

Kết quả các bước phân tích này chúng tôi sẽ chọn ra những biến nào có sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê khi (p <0,05)

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Liên quan giữa suy giảm nhận thức với nhóm tuổi

Bảng 1. Liên quan giữa suy giảm nhận thức với nhóm tuổi

Tuổi Suy giảm nhận thức Tổng
Tuổi già bình thường Suy giảm nhận thức nhẹ Sa sút trí tuệ
60-69 13(48,1) 4 (17,4) 2(8%) 19(25.3)
70-79 12 (44,4) 17( 74.0)  8(32.0) 37(49.4)
80-89 2 (7,5) 2(8,6) 15(60.0) 19(25.3)
Tổng 27 23 25 75

Nghiên cứu trên 75 BN đến khám tại Bệnh Viện Thống Nhất chúng tôi thấy tuổi mắc bệnh SSTT  tập trung ở nhóm tuổi từ 80-89  cao nhất chiếm 60% trong đó nhóm 60-69 tuổi chiếm 8% và nhóm 70-79 tuổi chiếm 32%, tuổi trung bình của nhóm mắc bệnh là 73,57

Theo Solomon, cứ sau mỗi khoảng năm năm, tỷ lệ hiện mắc của SSTT lại tăng lên gần gấp đôi, từ 1,5% ở độ tuổi 60 đến 69 lên 40% ở độ tuổi 90. Wimo và cs, thấy tỷ lệ hiện mắc rất thấp ở nhóm dưới 60 tuổi (0,3 – 0,7%) và tăng rất cao ở nhóm tuổi già nhất (33,3 – 68,3%)(9)

Sa sút trí tuệ  tăng theo tuổi (p= 0,001)

Liên quan giữa suy giảm nhận thức với giới

Bảng 2. Liên quan giữa suy giảm nhận thức với giới

Giới Suy giảm nhận thức Tổng
Tuổi già bình thường Suy giảm nhận thức nhẹ Sa sút trí tuệ
Nam 14 (51,9) 11 (47,8) 13 (52,0) 38 (50,7)
Nữ 13 (48,1) 12 (52,2) 12 (48,0) 37 (49,3)
Tổng 27 23 25 75

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam chiếm 52% nữ chiếm 48% (p= 0,948). Nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Canađa(9), tại chín tỉnh được chọn ngẫu nhiên, cho thấy tỷ lệ mắc SSTT giữa nam và nữ là 1:2. Theo Zhang M, nữ có tỷ lệ mắc SSTT cao hơn nam ở tất cả các nhóm tuổi (p < 0,001). Nghiên cứu của Suh GH, cho thấy tỷ lệ mắc SSTT của nam và nữ lần lượt 6,3% và 7,1%. Wimo và cộng sự thấy có khoảng 6% số người trên 65 tuổi bị SSTT và 59% trong số đó là nữ giới. Fratiglioni L và cs, tỷ lệ mắc SSTT ở nữ cao hơn nam, đặc biệt ở nhóm tuổi rất già(9).SGNT không liên quan giới tính.(p= 0,948).

Liên quan suy giảm nhận thức với tình trạng gia đình

Bảng 3. Liên quan giữa suy giảm nhận thức với tình trạng gia đình

Tình trạng gia đình Suy giảm nhận thức Tổng
Tuổi già bình thường Suy giảm nhận thức nhẹ Sa sút trí tuệ
Độc thân 4 (14,8) 2 (8,7) 15 (60,0) 21 (28,0)
Có gia đình 23 (85,2) 21 (91,3) 10 (40,0) 54 (72,0)
Tổng 27 23 25 75

Berchtold C và cộng sự, cho rằng cuộc sống gia đình, lối sống và thói quen, sức khỏe có ảnh hưởng tới bệnh Alzheimer, như những yếu tố về hoạt động thể lực, hoạt động xã hội và thói quen về dinh dưỡng(2). Cuộc sống độc thân thì khả năng bị SSTT càng cao (p < 0,001).

Liên quan suy giảm nhận thức với nghề nghiệp

Bảng 4. Liên quan giữa suy giảm nhận thức với nghề nghiệp

Nghề nghiệp Suy giảm nhận thức Tổng
Tuổi già bình thường Suy giảm nhận thức nhẹ Sa sút trí tuệ
Lao động trí óc 13 (48,1) 4 (17,4) 0 17 (22,7)
Hưu 11 (40,7) 13 (56,5) 25 (100) 49 (65,3)
Nội trợ 0 2 (8,7) 0 2 (2,7)
Lao động khác 3 (11,1) 4 (17,4) 0 7 (9,3)
Tổng 27 23 25 75

SGNT có liên quan đến nghề nghiệp (p < 0,001)

Liên quan suy giảm nhận thức với nơi thường trú

Bảng 5. Liên quan giữa suy giảm nhận thức với thường trú

Thường trú Suy giảm nhận thức Tổng
Tuổi già bình thường Suy giảm nhận thức nhẹ Sa sút trí tuệ
Thành thị 21 (77,8) 15 (65,2) 20 (80,0) 56 (74,7)
Nông thôn 6 (22,2) 8 (34,8) 5 (20,0) 19 (25,3)
Tổng 27 23 25 75

SGNT không liên quan đến nơi thường trú (p = 0,499)

Liên quan SGNT với mức sống

Bảng 6.Liên quan giữa suy giảm nhận thức với mức sống

Mức sống Suy giảm nhận thức Tổng
Tuổi già bình thường Suy giảm nhận thức nhẹ Sa sút trí tuệ
Cao 9 (33,3) 4 (17,4) 3 (12,0) 16 (21,3)
Trung bình 18 (66,7) 19 (82,6) 22 (88,0) 59 (78,7)
Tổng 27 23 25 75

SGNT không liên quan đến mức sống (p=0,148)

Liên quan suy giảm nhận thức với tiền căn

Bảng 7. Liên quan giữa suy giảm nhận thức với tiền căn

Tiền căn Suy giảm nhận thức p
Tuổi già bình thường Suy giảm nhận thức nhẹ Sa sút trí tuệ
Cao HA 5 (18,5) 11 (47,8) 15 (60,0) 0,007
Không 22 (81,5) 12 (52,2) 10 (40,0)
Đái tháo đường 0 2 (8,7) 3 (12,0) 0,201
Không 27 (100) 21 (91,3) 22 (88,0)
Rối loạn lipid máu 2 (7,4) 5 (21,7) 8 (32,0) 0,083
Không 25 (92,6) 18 (78,3) 17 (68,0)
Nhồi máu não trên 3 tháng 7(25,9) 0 8 (32,0) 0,007
Không 20 (74,1) 23 (100) 17 (68,0)

Tăng huyết áp, Đái tháo đường, nhồi máu não động mạch lớn

Theo Whitmen RA và cộng sự, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ SSTT khoảng 20%(8), Steven Reinberg, nhận thấy THA làm tăng 24% nguy cơ SSTT. Ngược lại, theo Lindsay (2004), nghiên cứu tại Canada THA không có mối liên quan đến bệnh Alzheimer nhưng là yếu tố nguy cơ đối với SSTT  mạch máu.

CHA, TBMMN thể nhồi máu não động mạch lớn là yếu tố nguy cơ SSTT

KHẢO SÁT CÁC TỔN THƯƠNG NÃO TRÊN BỆNH NHÂN SUY GIẢM NHẬN THỨC

Các thùy não tổn thương trên MRI

Bảng 8. Thùy não tổn thương trên MRI

Thùy não tổn thương trên MRI Tần số Tỷ lệ %
Bình thường 8 10,6
Teo não toàn bộ 36 48
Thái dương trong 34 45,3
Thùy trán 24 32
Thùy chẩm 11 14,6
Thùy đính 11
  1. 6
Lỗ khuyết 20 26,6
Thoái hóa chất trắng 27 36.0
Nhồi máu não cũ 15 20

Hình ảnh bất thường trên MRI não ở người lớn tuổi là 89,4%

Teo não toàn bộ chiếm 48%; teo thùy thái dương trong chiếm 45,3%; thoái hóa chất trắng chiếm 36%; teo thùy trán chiếm 32%; lổ khuyết chiếm 26,6%;nhồi máu cũ chiếm 20%; teo thùy chẩm và teo thùy đính chiếm 14,6%

SO SÁNH SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ TỔN THƯƠNG NÃO TRÊN MRI

Liên quan suy giảm nhận thức với tổn thương trên MRI

Bảng 9. Liên quan giữa suy giảm nhận thức với thùy não tổn thương trên MRI

Thùy não tổn thương trên MRI Suy giảm nhận thức
Tuổi già bình thường Suy giảm nhận thức nhẹ Sa sút trí tuệ
Bình thường 6 (22,2)) 2(8,6) 0
Không 21 (77,8) 21 (91,4) 25 (100)
Teo não toàn bộ 14(51,8) 10(43,4) 12(48)
Không 13(48,2) 13(46,6) 13(52)
Thái dương trong 0(0) 20(86,9) 14 (56,0)
Không 27 (100) 3(13,1) 11 (44,0)
Thùy trán 12(44,4) 10(43,4) 2 (8,0)
Không 15(55,6) 13 (56,6) 23 (92,0)
Thùy đính 1 (3,7) 0 10 (40,0)
Không 26 (96,3) 23 (100) 15 (60,0)
Thùy chẩm 1 (3,7) 0 10 (40,0)
Không 26 (96,3) 23 (100) 15 (60,0)
Lỗ khuyết 7(25,9) 3(13) 10 (40,0)
Không 20(74,1) 20(87) 15 (60,0)
Thoái hóa chất trắng 14 (51,9) 5 (21,7) 8 (32,0)
Không 13 (48,1) 18 (78,3) 17 (68,0)
Nhồi máu não cũ 7(25,9) 0 8 (32,0)
Không 20(74,1) 23 (100) 17 (68,0)

KHẢO SÁT CÁC TỔN THƯƠNG NÃO TRÊN MRI Ở BN SGNT.

Tổn thương não với các mức độ SGNT trong nhóm nghiên cứu.

Teo não toàn bộ

Nhóm tuổi già bình thường: Teo não toàn bộ có 14 trường hợp chiếm  51,8%, trong đó có 7 trường hợp tập trung  ở nhóm từ 80-89 tuổi chiếm tỷ lệ 50% và 50% còn lại ở nhóm 70-79 tuổi.

-Nhóm SGNT nhẹ:Teo não toàn bộ có 10 trường hợp chiếm 43,4%.

-Nhóm SSTT:Teo não toàn bộ có 12 trường hợp chiếm 48%.

Như vậy so sánh các nhóm , nhóm SGNT nhẹ và nhóm SSTT không có sự khác biệt đáng kể.

Teo thùy thái dương

Nhóm tuổi già bình thường: Không ghi nhận trường hợp nào.

Nhóm SGNT nhẹ: Có 20 trường hợp chiếm 87%.

Nhóm SSTT: Có 14 trường hợp chiếm 56%.

Theo tỷ lệ phân tích nhóm có sự khác biệt rất lớn giữa nhóm tuổi già bình thường với nhóm SGNT nhẹ và SSTT, nhưng nhóm SGNT nhẹ có teo thùy thái dương  với tỷ lệ nhiều hơn vì nhóm SSTT có nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh AD, SSTT mạch máu.

Teo thùy trán

Nhóm tuổi già bình thường: Có 12 trường hợp teo nhẹ, chiếm tỷ lệ 44,4%.

Nhóm SGNT nhẹ: Có 10 trường hợp teo nhẹ, chiếm 43,4%.

Nhóm SSTT: Có 2 trường hợp teo  chiếm 8%.

Qua kết quả trên có sự chênh lệch đáng kể, nhóm SSTT chiếm tỷ lệ tỷ thấp hơn

Teo thùy đính:

Nhóm tuổi già bình thường: Có 1 trường hợp teo nhẹ, chiếm tỷ lệ 3,8%.

Nhóm SGNT nhẹ: Không có trường hợp nào.

Nhóm SSTT: Có 10 trường hợp, chiếm tỷ lệ 40%.

Teo thùy chẩm:

Nhóm tuổi già bình thường: Có 1 trường hợp, chiếm 3.7%.

Nhóm SGNT nhẹ: Không có trường hợp nào.

Nhóm SSTT: Có 10 trường hợp, chiếm 40%.

Lổ khuyết:

Nhóm tuổi già bình thường: Có 7 trường hợp, chiếm 26,6%.

Nhóm SGNT nhẹ: Có 3 trường hợp, chiếm 13%.

Nhóm SSTT: Có 10 trường hợp, chiếm 40%

Theo y văn thế giới, nhồi máu lổ khuyết (nhồi máu yên lặng) chiếm từ 15-25% trong cộng đồng người bình thường, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp, nhồi máu ổ khuyết tái phát nhiều lần có nguy cơ cao bị SSTT. Tỷ lệ nhồi máu ổ khuyết trong nhóm SSTT có tỷ lệ cao hơn đáng kể so với nhóm SGNT nhẹ(6).

Thoái hóa chất trắng

Nhóm tuổi già bình thường: Thoái hóa chất trắng 14 trường hợp chiếm 51,9%, trong đó nhóm 61-70 tuổi chiếm 2 trường hợp (14,3%) có dạng điểm, nhóm 71-80 tuổi có 5 trường hợp chiếm 35,7% và có 3 trường hợp dạng điểm và 2 trường hợp dạng hội tụ, nhóm 81-89 tuổi có  7 trường hợp chiếm 50% trong đó có 5 trường hợp dạng hội tụ và 2 trường hợp dạng điểm.

Nhóm SGNT nhẹ:Có 5 trường hợp, chiếm 21,7%.

Nhóm SSTT : Có 8 trường hợp, chiếm 32%.

Trong một nghiên cứu gần đây trên những đối tượng SSTT do nhồi máu yên lặng thì sự suy giảm chức năng nhận thức phụ thuộc vào thể tích tổn thương chất trắng hơn là tổn thương thùy trán, nhưng nó không có giá trị hơn so với teo thùy thái dương. Cho đến bây giờ, liên quan tổn thương chất trắng và suy giảm nhận thức là không chắc chắn. Wolf và cộng sự đã tìm thấy sự ngược lại là có sự liên quan giữa thoái hóa chất trắng với teo thùy thái dương trong nhóm đối tượng SGTN nhẹ tiến triển đến SSTT trong thời gian 2-3 năm. Nhiều ý kiến cho rằng ,thoái hóa chất trắng có thể làm giảm nhận thức trong những đối tượng SGNT nhẹ và nó góp phần đưa đến SSTT, mặc dù có những nghiên cứu theo chiều dọc cho rằng thoái hóa chất trắng không ảnh hưởng đến sự suy giảm nhận thức(11).

Nhồi máu não

Nhóm tuổi già bình thường: Có 9 trường hợp, chiếm 33%, phần lớn nhồi máu có kích thước nhỏ vùng chất trắng.

Nhóm SGNT nhẹ: Không có trường hợp nào.

Nhóm SSTT: Có 8 trường hợp chiếm 32%, trong đó có 5 trường hợp nhồi máu ĐM não giữa, 3 trường hợp nhồi máu ĐM não sau.Theo Leys D  NMN động mạch lớn là yếu tố nguy cơ cao chiếm 40% trong nhóm SSTT mạch máu(5).

SO SÁNH SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ TỔN THƯƠNG NÃO TRÊN HÌNH ẢNH MRI

Trong nhóm SGNT có điểm MMSE < 25 điểm,trên hình ảnh MRI có

teo thùy thái dương trong chiếm 56%, teo thùy thái dương trên thang điểm đánh (MTA) giá có điểm từ 2-3, teo não toàn bộ chiếm 48%, teo vỏ não toàn bộ trên thang điểm đánh giá (GCA), có điểm từ 1-2; lổ khuyết  chiếm 40%; teo thùy đính chiếm 40%, theo thang điểm Koedam teo cấp 1-2; thùy chẩm chiếm 40%, thoái hóa chất trắng chiếm 32% và theo thang điểm Fazekas có điểm từ 2-3; nhồi máu cũ ĐM lớn chiếm 32% phần lớn ĐM não giữa và não sau. Trong nhóm SGNT có điểm MMSE < 25, có SGNT dạng Alzheimer trên hình ảnh MRI có đặc điểm tổn thương teo thùy thái dương, teo thùy đính, teo thùy chẩm. Nhóm SGNT dạng mạch máu trên hình ảnh MRI có đặc điểm tổn thương nhồi máu ĐM lớn, lổ khuyết nhiều, thoái hóa chất trắng dạng hội tụ.

Trong nhóm SGNT có điểm MMSE từ 25-27 có: teo thùy thái dương trong (86,9%) có đặc điểm teo nhẹ, theo thang đánh giá (MTA) có điểm từ 0-1; có teo não toàn bộ chiếm 43,4% có đặc điểm teo nhẹ, theo thang đánh giá GCA có điểm từ 0-1; thoái hóa chất trắng chiếm 21,7% và theo thang đánh giá Fazekas có điểm số từ 0-1; teo thùy trán nhẹ chiếm 43,4%, lổ khuyết chiếm13%.Đặc điểm hình ảnh MRI trong nhóm này teo nhẹ.

Trong nhóm tuổi già BT có điểm MMSE từ 28-30 điểm có 27 trường hợp trong đó teo não toàn bộ chiếm 51,8%, thùy trán chiếm 44,4%, thùy đính chiếm 13,7%, thùy chẩm chiếm3,7%, lổ khuyết 25,9% đây là nhóm có nguy cơ cao chuyển sang SSTT nếu lổ khuyết tái phát nhiều lần; thoái hóa chất trắng chiếm 51,9%, nhồi máu não cũ chiếm 25,9%.Trong nhóm này đặc điểm trên hình ảnh MRI chỉ teo nhẹ, thoái hóa chất trắng theo thang điểm Fazekas có điểm từ 0-2.

KẾT LUẬN

Trong thời gian từ tháng 9/2011 đến tháng 5/2012 tại Bệnh viện Thống Nhất có 75 BN có SGNT và không SGNT được đưa vào nghiên cứu. Qua nghiên cứu này chúng tôi có nhận xét như sau:

Tỷ lệ SGNT và các yếu tố nguy cơ liên quan: Tuổi, CHA, nhồi máu não cũ với vị trí nhồi máu ĐM lớn là yếu tố nguy cơ cao gây SGNT, nhưng tuổi là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Tỷ lệ SGNT tăng theo tuổi, lứa tuổi từ 70-79 bị SGNT nhẹ chiếm 74%, nhóm SSTT chiếm 32%. Riêng nhóm tuổi 80-89, tỷ lệ SSTT chiếm 60%, tuổi trung bình của nhóm mắc bệnh là 73,57± 6,67.

Khảo sát các tổn thương não trên MRI ở BN SGNT: Hình ảnh bất thường trên MRI não ở người lớn tuổi là 89,4%. Teo não toàn bộ chiếm 48%; teo thùy thái dương trong chiếm 45,3%; thoái hóa chất trắng chiếm 36%; teo thùy trán chiếm 32%; lổ khuyết chiếm 26,6%;nhồi máu cũ chiếm 20%; teo thùy chẩm và teo thùy đính chiếm 14,6%

So sánh SGNT và tổn thương não trên MRI

Nếu SGNT dạng AD trên MRI có hình ảnh teo thùy thái dương và có thể có teo thùy đính, teo thùy chẩm và sang thương chất trắng dạng điểm.

Nếu SGNT mạch máu trên MRI có hình ảnh thoái hóa chất trắng dạng hội tụ hoặc dạng cầu, lổ khuyết nhiều, nhồi máu ĐM não lớn và có thể teo vỏ não toàn bộ, teo thùy trán, thùy đính và thùy chẩm (có đặc điểm teo nhẹ)

Nếu tuổi già bình thường trên MRI có thể bình thường hoặc có hình ảnh teo nhẹ: vỏ não toàn bộ, teo thùy đính, teo thùy chẩm, thoái hóa chất trắng dạng điểm và nhồi máu chất trắng có kích thước nhỏ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Andrew G, Hunt C (2000). Mini mental state Examination. Management of Mental Disorders, Treatment protocol project of Australia, Edited by Vol, pp 82-83
  2. Berchtold NC, Cotman CW (1998). Evolution in the conceptualization of dementia and Alzeimer;s disease: Greco-Roman period to the 1960s. Neurobiol Aging 19(3),pp: 173-189
  3. Colin M. L, Konrad B (1998). Science, Medicine and the future: Alzheimers disease. Alzheimers disease BMJ 316, pp. 446-448.
  4. Jellinger KA (2007).The enigma of vascular cognitive disorder and vascular dementia. Acta Neuropathol;113:349–388. [PubMed: 17285295]
  5. Leys D, Henon H, Mackowiak-Cordoliani MA, Pasquier F. Poststroke dementia. Lancet Neurol(2005);4:752–759. [PubMed: 16239182]
  6. Mizuta H, Motomura N (2006). Memory dysfunction in caudate infarction caused by Heubner’s recurringartery occlusion. Brain Cogn;61:133–138. [PubMed: 16510225]
  7. Otto A, Stolk RP, van Harskamp F, Pols HA, Hofman A, Breteler MM (1999). Diabetes mellitus and the risk of dementia: the Rotterdam Study. Neurology. 53(9),pp: 1937-1942.
  8. Reinberg S (2005). Dementia risk factors determined. Neurology. (26),pp: 320-324
  9. Wimo A, Jonsson L, Winblad B, (2006). An astimate of the Worlwide prevalence and direct costs of dementia in 2003. Demen Gereatr Cogn Disord 21(3),pp: 175-181.

 

* PGS-TS Chủ nhiệm Bộ môn Thần Kinh -ĐHYD-TP.HCM

** BS. BV-Thống Nhất TP-HCM, email: drkhai.thongnhat@gmail.com,ĐT: 0903 142 323