Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị động kinh của chế phẩm Egaruta

Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị động kinh của chế phẩm Egaruta

GS.TS. Nguyễn Văn Chương*, ThS.BS. Đỗ Đức Thuần*, BSCKI. Đào Hùng Vương*

*Bộ môn – Khoa Thần kinh – Bệnh viện Quân y 103 – Học viện Quân y

TÓM TẮT

Mục tiêu: nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị động kinh và tác dụng không mong muốn của chế phẩm Egaruta.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 96 bệnh nhân động kinh được điều trị tại khoa thần kinh Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện 198 được chia hai nhóm. Nhóm bệnh nhân dùng thuốc chống động kinh kết hợp chế phẩm egaruta và nhóm bệnh nhân dùng đơn thuần thuốc chống động kinh.

Kết quả và kết luận: Chế phẩm egaruta có tác dụng hỗ trợ làm giảm tần số cơn động kinh ở bệnh nhân tuổi dưới 30 với hệ số thuyên giảm là 98,38% và bệnh nhân động kinh không rõ nguyên nhân với hệ số thuyên giảm 98,13%. Egaruta hỗ trợ điều trị làm giảm thời gian cơn động kinh ở bệnh nhân động kinh không rõ nguyên nhân với thời gian giảm trung bình 1,91 ± 0,71 phút, ở bệnh nhân động kinh toàn thể với thời gian giảm trung bình 1,93 ± 0,77 phút. Các tác dụng không mong muốn của chế phẩm egaruta không gặp trong số đối tựợng nghiên cứu.

Kết luận: Chế phẩm Egaruta có tác dụng hỗ trợ điều trị động kinh (làm giảm tần số cơn động kinh và giảm thời gian cơn động kinh).

Từ khóa: Egaruta, Động kinh.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Động kinh là một bệnh phổ biến ở nước ta và trên thế giới với đặc điểm lâm sàng là những cơn rối loạn kịch phát chức năng não về vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần, thần kinh thực vật và ý thức. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ động kinh dao động từ 0,5% – 1% dân số, tỷ lệ mắc mới là 50 trường hợp trên 100.000 dân [3]. Tại Việt nam, theo các báo cáo nghiên cứu trong nước thì tỷ lệ động kinh khoảng 0,7% dân số, tỷ lệ mắc mới khoảng 100 trường hợp trên 100.000 dân [5].

Việc điều trị động kinh hiện nay đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên các thuốc có giá thành cao, thời gian điều trị dài, một số thuốc có tác dụng phụ trên chức năng gan, thận. Egaruta, một chế phẩm sản xuất từ thảo dược đã được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị động kinh. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu:

  1. Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị Động kinh của chế phẩm Egaruta.
  2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của chế phẩm Egaruta trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân động kinh.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu

–   Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: 96 bệnh nhân được chẩn đoán động kinh và điều trị tại khoa Thần kinh, Bệnh viện 103 và Bệnh viện 198 từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017 được chia làm hai nhóm: Nhóm nghiên cứu 48 bệnh nhân được sử dụng các thuốc chống động kinh kết hợp sử dụng chế phẩm Egaruta với liều: Trẻ dưới 3 tuổi: ½ gói/lần x 2 lần/ngày, từ 3 tuổi – 10 tuổi: 1 gói/lần x 2 lần/ngày. Từ 10 tuổi trở lên và người lớn: 2 gói/lần x 2 lần/ngày. Uống trước bữa ăn 30 phút. Nhóm chứng 48 bệnh nhân sử dụng đơn thuần các thuốc chống động kinh.

–       Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân được chẩn đoán trạng thái động kinh, động kinh đã điều trị cắt cơn, bệnh nhân có thai, rối loạn chức năng gan, thận hay có tiền sử dị ứng với các thuốc chống động kinh, giảm bạch cầu và bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mở, ngẫu nhiên có đối chứng

Các chỉ tiêu theo dõi

+ Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu: tuổi, giới tính, nguyên nhân gây động kinh, loại cơn động kinh, thuốc dùng điều trị động kinh. Trong đó theo dõi tính tần số cơn, ghi lại thời gian kéo dài của các cơn cũng như các biều hiện của tác dụng phụ của thuốc. Các số liệu được thu thập trước khi điều trị và sau 90 ngày dùng  thuốc.

+ Đánh giá tác dụng điều trị trên tần số cơn và thời gian kéo dài của cơn thông qua sự thay đổi của tần số cơn trước và sau khi điều trị. Dùng Hệ số thuyên giảm của tần số cơn động kinh, thời gian cơn động kinh để lựng hóa kết quả.

  • Hệ số thuyên giảm tần số cơn (HSTGTSC):

HSTGTSC= [(số cơn trước điều trị – số cơn sau điều trị)/số cơn trước điều trị] x100%

  • Hệ số thuyên giảm của thời gian kéo dài của cơn (HSTGTGC):

HSTGTGC = [(thời gian trung bình của cơn trước điều trị – thời gian trung bình của cơn sau điều trị)/thời gian trung bình của cơn trước điều trị)] x100%

             +   Theo dõi biều  hiện của các triệu chứng không mong muốn do dùng thuốc, trong khi và sau 90 ngày sử dụng Egaruta.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

   Đặc điểm chúng nhóm nghiên cứu

Bảng 1. Phân bố tuổi trong nhóm nghiên cứu

bang 1

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân động kinh gặp nhiều ở nhóm tuổi dưới 30 tuổi (54,2% ở nhóm dùng Egaruta và 45,8% ở nhóm chứng). Khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân động kinh ở các nhóm tuổi ở hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo giới

bang 2

Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân nam giới mắc động kinh nhiều hơn nữ giới ở cả hai nhóm (chiếm 56,2% ở nhóm sử dụng Egaruta và 58,3% ở nhóm chứng). Khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân theo giới ở hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân gây động kinh

bang 3

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân động kinh không xác định được nguyên nhân ở nhóm dùng Egaruta là 58,3%, ở nhóm chứng 60,4%, cao hơn tỷ lệ bệnh nhân động kinh xác định được nguyên nhân. Khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân đông kinh xác định được nguyên nhân ở hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 4. Lâm sàng cơn động kinh

bang 4

Nhận xét: Trong nghiên cứu, động kinh toàn thể hay gặp nhất (chiếm tỷ lệ 68,7% ở nhóm dùng Egaruta và cả nhóm chứng). Động kinh cục bộ gặp 20,8% ở nhóm dùng Egaruta và 23,0% ở nhóm chứng. Động kinh không phân loại chiếm tỷ lệ ít. Khác biệt về lâm sàng loại cơn động kinh ở hai nhóm nghiên cứu không cơ ý nghĩa thống kê với p >0,05

       Bảng 5. Các thuốc sử dụng trong điều trị động kinh

bang 5

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi các bệnh nhân được dùng một trong hai loại thuốc là Valproate và carbamazepine. Valproate là thuốc có tỷ lệ dùng nhiều hơn với 66,7% ở nhóm dùng Egaruta và 70,8% ở nhóm chứng. Khác biệt về thuốc được dùng ở hai nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Tác dụng hỗ trợ điều trị động kinh của Egaruta

Tác dụng giảm tần số cơn động kinh

  Bảng 6.  Hệ số thuyên giảm tần số cơn theo tuổi sau 90 ngày sử dụng

bang 6

Nhận xét: Sau 90 ngày sử dụng thấy hệ số thuyên giảm tần số cơn động kinh ở bệnh nhân dưới 30 tuổi được dùng Egaruta là 98,38%, cao hơn ở nhóm chứng (89,15%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo trung dược tài thủ sách [1] an tức hương có tác dụng điều trị động kinh, kinh phong ở trẻ nhỏ. Trong Egaruta còn có cao Câu đằng, theo Đỗ Tất Lợi [12] thấy câu đằng là vị thuốc quan trọng trong điều trị động kinh, co giật ở người trẻ tuổi. Ở các bệnh nhân trên 30 tuổi hệ số thuyên giảm tần số cơn ở hai nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 7. Hệ số thuyên giảm tần số cơn theo nguyên nhân động kinh

bang 7

Nhận xét:Hệ số thuyên giảm tần số cơn với các bệnh nhân động kinh không rõ nguyên nhân được dùng egaruta 98,13%, ở nhóm chứng 90,27%, khác biệt ở hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở các bệnh nhân động kinh có tiền sử sốt cao co giật được dùng Egaruta cũng có hệ số thuyên giảm cao hơn nhóm chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mathews G.C [29] thấy GABA có ưu thế giảm cơn co giật ở thể động kinh không rõ nguyên nhân. Theo Đỗ Tất Lợi [12] nghiên cứu thấy an tức hương có tác dụng ngăn chặn sốt cao co giật ở trẻ em, chống động kinh không rõ nguyên nhân.

Tác dụng giảm thời gian cơn động kinh

Bảng 8. Tác dụng giảm thời gian cơn theo nguyên nhân

bang 8

Nhận xét:Sau dùng Egaruta 90 ngày, thời gian cơn co giật ở bệnh nhân động kinh không rõ nguyên nhân giảm trung bình 1,91 ± 0,71 phút, nhiều hơn ở nhóm chứng với thời gian giảm 1,35 ± 0,83 phút, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đây là ưu thế của Egaruta khi trong thành phần có magie, GABA làm ổn định và ức chế điện thế màng làm giảm thời gian tái phát và làm ngắn cơn động kinh. Trong nghiên cứu của Mathews G.C [29] thấy GABA giảm thời gian cơn ở bệnh nhân động kinh không rõ nguyên nhân là 1,6 ± 0,51 phút. Ở nhóm bệnh nhân động kinh có nguyên nhân được dùng Egaruta thời gian cơn giảm 1,48 ± 0,67 phút, khác biệt về khả năng giảm thời gian cơn ở hai nhóm là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 9. Tác dụng giảm thời gian cơn theo loại cơn động kinh

bang 9

Nhận xét:Nghiên cứu kinh sau 90 ngày sử dụng Egaruta thấy thời gian cơn động kinh giảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể là 1,93 ± 0,77 phút, dài hơn nhóm chứng với thời gian cơn giảm 1,65 ± 0,62 phút, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Thời gian cơn giảm ở bệnh nhân động kinh cục bộ và động kinh không phân loại không khác biệt ở hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05. Với các bệnh nhân có cơn động kinh cục bộ thường là động kinh có nguyên nhân, như vậy có thể thấy ưu thế của Egaruta là thể hiện rỏ ở các bệnh nhân động kinh toàn thể, động kinh không rõ nguyên nhân. Khi nghiên cứu về vai trò của GABA đối với bệnh nhân động kinh toàn thể Treiman D.M [32] nhận thấy GABA có thể giảm tần số cơn và thời gian cơn co giật

Tác dụng không mong muốn của Egaruta

Bảng 10. Tác dụng không mong muốn (TDKMM)

bang 10

Nhận xét:Appleton R.E [20]  thấy khoảng 2%-5% sử dụng carbamazepine có dị ứng không gây sốt và 1/ 5000-10000 có hội chứng Stevens-Johnson syndrome, có thể gây đau đầu, chóng mặt buồn nôn và giảm bạch cầu. Theo Phan Việt Nga [8] muối valproat có thể gây nên tăng cân, rối loạn tiêu hóa. Trong nghiên cứu chúng tối gặp đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa với tỷ lệ thấp, không khác biệt so với nhóm bệnh nhân nghiên cứu về ý nghĩa thống kê. Đây được cho là tác dụng phụ của các thuốc nền điều trị như cabamazepine, muối valproat. Ngoài những triệu chứng trên không có các triệu chứng không mong muốn khác, Egaruta không cho thấy các tác dụng không monhg muốn riêng.

 

KẾT LUẬN

  Tác dụng hỗ trợ điều trị động kinh

–         Chế phẩm Egaruta có tác dụng hỗ trợ làm giảm tần số cơn động kinh ở bệnh nhân tuổi dưới 30 (hệ số thuyên giảm là 98,38%), bệnh nhân động kinh không rõ nguyên nhân (hệ số thuyên giảm 98,13%) và bệnh nhân động kinh có tiền sử sốt cao co giật, khác biệt so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

–         Egaruta có khả năng hỗ trợ điều trị làm giảm thời gian cơn động kinh ở bệnh nhân động kinh không rõ nguyên nhân với thời gian giảm trung bình 1,91 ± 0,71 phút. Egaruta thể hiện ưu thế giảm thời gian cơn động kinh ở bệnh nhân động kinh toàn thể với thời gian giảm trung bình 1,93 ± 0,77 phút. Khác biệt so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Tác dụng không mong muốn của Egaruta

Các tác dụng không mong muốn của chế phẩm hầu như không gặp, một số biểu hiện lâm sàng được cho là do tác dụng của các thuốc chống động kinh dùng cho bệnh nhân như đau đầu 2,1%, buồn nôn 4,2%, rối loạn tiêu hóa 4,2%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Appleton/r, Baker G, Chatwick D. (1995), epilepsy. Third edition – Martin Dunitz.
  2. Baumhackl U, Billeth R, Graf M (1994), Type – Specific diagnostic analysis of first epileptic seizure in adults. Eur Neurol, 34: pp71-73.
  3. Bộ môn Y học dân tộc, Trường Đại học Y khoa Hà nội, Viện y học cổ truyền Việt nam (1996), Điều trị học kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, Tr 79-99
  4. Chadwick D.W. (1994), Epilepsy . Journal of Neurology, 57: p 264-277
  5. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tái bản 2006.
  6. Động kinh ở trẻ em, Y học thực hành, Hội thần kinh học việt nam, Tr 8-13.
  7. Hauser W.A, Annegers J.F, Kurrland L.T. (1993), Incidence of epilepsy and unprovoked seizures in Rochester, Minesota 1935-1984, Epilepsia 34(3), pp 435 – 68.
  8. Hồ Hữu Lương (2000), Động kinh, NXB Y học
  9. Hoàng Khánh (2000). “ Tình hình động kinh tại Bệnh viện trung ương Huế”, Y học thục hành, 7 (383), Tr 25-28
  10. Nguyễn Thúy Hường (2000), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tể động kinh  và tình hình điều trị động kinh tại tỉnh HataayHT. Luận án Tiến sỹ khoa học Y dược, Học viện Quân Y
  11. Nguyễn Văn Chương (2007 ), “Thực hành lâm sàng thần kinh học”, Tập IV – Chẩn đoán cận lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
  12. Nguyễn Văn Chương (2005), “Thực hành lâm sàng thần kinh học”, Tập III – Bệnh học thần kinh, Nhà xuất bản Y học.
  13. Nguyễn Xuân Thản, (1994 ), Động kinh, Lâm sàng thần kinh học dung cho cao học và sau đại hoc, Học viện quân Y, Tr 279-295.
  14. Phan Việt Nga (1997), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điện não đồ ghi ngoài cơn động kinh toàn thể ở lứa tuổi học đường và trưởng thành. Luận văn Thạc sỹ Y khoa, Học viện quân Y.
  15. Phan Việt Nga (2003), Đánh giá kết quả điều trị động kinh toàn thể ở trẻ em 6-15 tuổi, tập san thần kinh học số 4 năm 2003.