Mất ngủ buổi trưa là như thế nào?
Ngủ trưa là khoảng thời gian ngủ ngắn thường diễn ra vào ban ngày. Các nghiên cứu cho thấy ngủ trưa không chỉ tốt cho trẻ sơ sinh mà còn rất tốt cho người lớn. Một giấc ngủ ngắn vào giữa trưa chiều có thể tăng cường trí nhớ, cải thiện hiệu suất công việc, nâng cao tâm trạng, giúp bạn tỉnh táo hơn và giảm căng thẳng hiệu quả.
Mất ngủ buổi trưa là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, không thể chợp mắt mặc dù cảm thấy buồn ngủ. Không ngủ trưa được không phải là bệnh lý nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến sự mệt mỏi và suy giảm hiệu suất làm việc vào buổi chiều.
Những lợi ích của việc ngủ trưa
Giấc ngủ trưa ngắn giúp cải thiện chức năng nhận thức, tăng cường sự tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Dưới đây là một số lợi ích của việc ngủ trưa:
Tỉnh táo, tăng hiệu quả làm việc
Ngủ trưa có thể giúp phục hồi chức năng nhận thức, tăng cường sự tỉnh táo và cải thiện hiệu suất làm việc. Giấc ngủ trưa ngắn khoảng 20 phút - 30 phút giúp cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ, khả năng suy luận logic và giải quyết các vấn đề phức tạp. Giấc ngủ trưa đặc biệt tốt cho những người làm việc theo ca, những người gặp khó khăn trong việc ngủ đủ giấc và nhân viên văn phòng.
Ngăn chặn kiệt sức và tăng khả năng sáng tạo
Giấc ngủ ngắn giúp cơ thể phục hồi năng lượng, giảm căng thẳng và ngăn ngừa tình trạng kiệt sức. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng sức khỏe thể chất có thể cải thiện sau khi ngủ trưa. Các vận động viên có thể cải thiện sức bền, thời gian phản ứng và chức năng nhận thức nếu ngủ trưa.
Khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, não bộ sẽ hoạt động hiệu quả hơn, từ đó tăng cường khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Ngủ trưa còn giúp giảm nồng độ cortisol, tinh thần thư thái và sáng suốt hơn, nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới.
Ngủ trưa giúp tinh thần sảng khoái, tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ và sáng tạo.
Giảm nguy cơ tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ trưa một hoặc hai lần một tuần có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc bệnh tim. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu để xác định rõ tần suất và thời lượng giấc ngủ trưa ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Ngủ trưa có thể giúp giảm căng thẳng, điều chỉnh huyết áp, giảm nhịp co bóp của tim và bảo vệ tim mạch.
Giảm áp lực cho mắt
Làm việc trước màn hình máy vi tính và điện thoại trong thời gian dài khiến mắt điều tiết liên tục, dẫn đến tình trạng mỏi mắt và khô mắt. Ngủ trưa là cách hiệu quả để giảm áp lực cho mắt, giúp mắt được nghỉ ngơi và phục hồi, nhìn rõ hơn sau khi thức dậy.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?
Thời lượng giấc ngủ ngắn ban ngày tốt nhất cho người trưởng thành là khoảng 20 phút và không quá 30 phút. Giấc ngủ trưa ngắn trong 20 phút chủ yếu diễn ra ở giai đoạn ngủ nông, giúp tăng cường tỉnh táo và sảng khoái sau khi thức dậy. Ngược lại, thức dậy từ giai đoạn giấc ngủ sâu sẽ khiến bạn cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, uể oải hơn so với trước khi ngủ.
Trong một số trường hợp đặc biệt, giấc ngủ ngắn kéo dài hơn khoảng 90 phút cũng có thể có lợi. Thời lượng này cho phép cơ thể trải qua các giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ và tránh làm gián đoạn giấc ngủ sâu. Ngủ trưa kéo dài 90 phút có thể phù hợp cho nhân viên cấp cứu và người làm việc theo ca.
Tuy nhiên, ngủ trưa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm, đặc biệt sau 4 giờ chiều. Mức độ ảnh hưởng của giấc ngủ ngắn đến giấc ngủ ban đêm có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và độ tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy giấc ngủ trưa ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm chủ yếu ở người lớn tuổi hơn là người trẻ tuổi và trung niên.
Tại sao không ngủ trưa được?
Mặc dù ngủ trưa mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có một số người không ngủ trưa được, cho dù cơ thể rất mệt mỏi. Khó ngủ buổi trưa có thể là do thói quen, lo lắng, trầm cảm, tiêu thụ caffeine, chế độ ăn uống, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử hoặc rối loạn giấc ngủ. Sau đây là một số nguyên nhân khiến bạn ngủ trưa không được:
Do thói quen
Thói quen không ngủ trưa thường xuyên là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ buổi trưa. Nếu bạn làm việc liên tục, không duy trì lịch ngủ trưa đều đặn sẽ khiến cơ thể khó thích nghi với giấc ngủ ngắn vào ban ngày, dẫn đến mất ngủ trưa.
Trưa không ngủ được là do bạn có thói quen không đi ngủ.
Do áp lực tâm lý
Căng thẳng, lo âu và suy nghĩ nhiều là những yếu tố tâm lý thường gặp ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi cơ thể phải đối mặt với áp lực, hệ thần kinh giao cảm được kích hoạt, dẫn đến tăng tiết các hormone như cortisol và adrenaline, gây khó khăn cho việc thư giãn, đi vào giấc ngủ trưa.
Một số bệnh lý
Một số bệnh lý dẫn đến khó ngủ buổi trưa bao gồm viêm xoang, viêm mũi dị ứng, rối loạn lo âu, mất ngủ mãn tính, trào ngược dạ dày, chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên và rối loạn nhịp sinh học. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh cũng khiến người bệnh bị mất ngủ.
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Thức dậy muộn, uống quá nhiều cà phê, trà, ăn quá no, tiêu thụ thức ăn khó tiêu cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ trưa. Những yếu tố này gây khó chịu cho cơ thể, không có đủ thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Không gian ngủ
Môi trường ngủ quá sáng, ồn ào hoặc nhiệt độ phòng không phù hợp có thể gây khó khăn cho việc đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ trưa. Hơn nữa, ngủ trên bề mặt gồ ghề, nằm gục đầu trên bàn cũng làm cho cơ thể không thư giãn hoàn toàn, dẫn đến khó ngủ buổi trưa.
Ngủ trưa không được vì không gian ngủ quá sáng hoặc ồn ào.
Không ngủ trưa được có tác hại gì không?
Không ngủ trưa nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, giấc ngủ trưa ngắn khoảng 20 phút sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, sảng khoái hơn. Ngủ trưa giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và uể oải vào buổi chiều, tăng hiệu suất làm việc, phản ứng linh hoạt hơn.
Nếu bạn ngủ đủ giấc vào ban đêm, không cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày hoặc không có thói quen ngủ trưa thì không nhất thiết phải đi ngủ. Nhưng nếu bạn thường xuyên thức khuya, dậy sớm mà còn mất ngủ trưa thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Lúc này, mất ngủ trưa sẽ làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, gây ra biến chứng rối loạn tâm lý, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và rối loạn nội tiết tố.
Cách cải thiện mất ngủ buổi trưa đơn giản hiệu quả
Nếu bạn muốn ngủ trưa mà không thể ngủ, cùng ECO Pharma tìm hiểu một số biện pháp sau đây có thể hữu ích cho vấn đề này. Chẳng hạn như:
Tạo không gian ngủ thoải mái
Bạn nên đảm bảo không gian ngủ trưa yên tĩnh, tối và mát mẻ, nên sử dụng rèm cửa tối màu, đeo bịt mắt và nút tai nếu ở văn phòng làm việc. Nhiệt độ phòng lý tưởng nên dao động từ 18 độ C - 22 độ C để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu. Khi ngủ, bạn không nên nằm gục trên bàn.
Thiết lập thời gian ngủ trưa hợp lý
Thời điểm lý tưởng để ngủ trưa là khoảng 30 phút sau bữa ăn trưa. Giấc ngủ trưa nên kéo dài từ 20 phút - 30 phút, tránh cảm giác uể oải sau khi thức dậy. Sau 4 giờ chiều, bạn không nên ngủ trưa hoặc không ngủ quá 30 phút vì sẽ làm rối loạn nhịp sinh học, ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.
Hình thành thói quen ngủ đúng giờ
Đi ngủ vào cùng khung giờ mỗi ngày giúp hình thành đồng hồ sinh học, tạo phản xạ buồn ngủ tự nhiên mỗi khi đến giờ ngủ trưa. Nhờ đó, giúp tinh thần tỉnh táo, sảng khoái và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Cải thiện tình trạng mất ngủ trưa bằng cách thiết lập thời gian ngủ hợp lý, đi ngủ đúng giờ.
Đặt đồng hồ báo thức
Đặt đồng hồ báo thức giúp bạn thức dậy đúng giờ, tránh tình trạng ngủ quên khiến đầu óc trở nên mơ màng, uể oải khi thức dậy. Cố gắng dậy ngay khi chuông báo thức reo, sau đó duỗi người hoặc đi bộ xung quanh để thoát khỏi cảm giác buồn ngủ sau giấc ngủ ngắn.
Thư giãn tinh thần
Nhiều người không ngủ trưa được là do áp lực thời gian ngắn, căng thẳng, lo âu và suy nghĩ nhiều. Bạn nên hít thở sâu, thả lỏng đầu óc, nghe nhạc nhẹ nhàng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chìm vào giấc ngủ.
Mặc dù không phải ai cũng có thể ngủ trưa, tuy nhiên mất ngủ trưa sẽ làm giảm hiệu suất làm việc, khiến tinh thần uể oải, kém tỉnh táo, căng thẳng và khó kiểm soát cảm xúc. Để cải thiện tình trạng khó ngủ buổi trưa, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như tạo môi trường ngủ lý tưởng, đi ngủ vào cùng khung giờ, đặt đồng hồ báo thức và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học. Giấc ngủ ngắn sẽ giúp bạn tái tạo năng lượng cho buổi chiều, tinh thần sảng khoái, đầu óc tỉnh táo hơn.
5 cách sử dụng ngải cứu chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả và đơn giản
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
3 cách dùng rau diếp trị mất ngủ mang lại hiệu quả cao nhất
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
3 cách dùng sữa trị mất ngủ chắc chắn ai cũng làm được
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Uống trà mất ngủ phải làm sao? Trong trà có chất gì gây mất ngủ?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Ánh sáng xanh gây mất ngủ như thế nào? Cải thiện được không?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Thiếu máu não gây mất ngủ như thế nào? Cách chữa ra sao?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Trẻ sơ sinh khó ngủ trằn trọc do đâu? Bố mẹ phải làm sao?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
11 món ăn chữa mất ngủ cho bà bầu hiệu quả và an toàn
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Mất ngủ ở người già: Triệu chứng, nguyên nhân và cách cải thiện
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Mất ngủ do stress: Nguyên nhân, tác hại và cách phòng ngừa
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Cách trị mất ngủ cho bà bầu hiệu quả và an toàn
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Bà bầu mất ngủ phải làm sao? 11 cách giúp bà bầu ngủ ngon
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Bà bầu mất ngủ nên uống gì? 5 thức uống cho bà bầu dễ ngủ
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
5 thể loại nhạc dễ ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn mỗi đêm
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA