Tại sao bà bầu hay bị mất ngủ?
Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ làm cho các bà bầu mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Các thay đổi sinh lý và tâm lý trong quá trình mang thai là nguyên chính gây ra mất ngủ.
Sự tăng đột biến của các hormone estrogen và progesterone, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ giấc ngủ, nhịp thở và nhiệt độ cơ thể, dẫn đến khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ sâu. Tác động từ sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên các cơ quan nội tạng, cột sống và khớp xương tăng lên, gây ra các triệu chứng đau lưng, khó thở, chuột rút, khiến bà bầu khó tìm được tư thế ngủ thoải mái.
Các triệu chứng thai kỳ như buồn nôn, ợ nóng, táo bón, phù nền, các cơn co thắt Braxton-Hicks cũng là tác nhân khiến bà bầu mất ngủ. Lo lắng về việc sinh nở, chăm sóc con cũng làm tăng cortisol – hormone gây căng thẳng, khiến tâm trí người mẹ luôn tỉnh táo, khó thư giãn để ngủ ngon.
Ngoài các yếu tố sinh lý và tâm lý, các rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) và hội chứng chân không yên (RLS) cũng là những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở phụ nữ mang thai. Khoảng 15% phụ nữ mang thai gặp phải hội chứng chân không yên, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Bên cạnh đó, tình trạng chuột rút thường xuyên liên quan đến thiếu hụt folate, một vi chất dinh dưỡng quan trọng cho cả mẹ và bé, càng làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ.
Để cải thiện tình trạng này, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Bà bầu mất ngủ nên uống gì?
Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, cùng ECO Pharma một số loại đồ uống có thể giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
Nước lọc
Nước đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì cân bằng nội môi và các hoạt động sinh lý của cơ thể, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Uống đủ nước giúp làm loãng máu, tăng cường tuần hoàn, hỗ trợ quá trình lọc máu tại thận và giảm áp lực lên bàng quang. Đồng thời, nước còn giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón (tình trạng phổ biến trong thai kỳ).
Phụ nữ mang thai thường được khuyên nên nạp từ 2 lít nước mỗi ngày nhưng cần hạn chế uống nước trước khi đi ngủ 1 - 2 giờ vì gây tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ.Phụ nữ mang thai cần cố gắng uống 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để duy trì cân bằng nội môi và các hoạt động sinh lý của cơ thể.
Sữa
Phụ nữ mang thai thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ sâu do sự thay đổi nội tiết tố và áp lực tâm lý. Bổ sung tryptophan – một axit amin thiết yếu thông qua sữa ấm không đường là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Tryptophan là tiền thân của serotonin và melatonin, hai hormone quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ ngủ - thức.
Ngoài ra, canxi và protein có trong sữa cũng góp phần vào việc thư giãn cơ bắp và ổn định hệ thần kinh trung ương, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đối với những bà bầu không dung nạp lactose, sữa hạt như sữa hạnh nhân, đậu nành là lựa chọn thay thế phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn sản phẩm không chứa chất bảo quản, phụ gia để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé
Mật ong
Mật ong tự nhiên chứa glucose có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương, tạo cảm giác thư giãn và dễ ngủ. Cơ chế này được cho là do glucose kích thích sản xuất insulin, từ đó tăng cường hấp thu tryptophan – một axit amin tiền thân của serotonin và melatonin – hai hormone quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ.
Uống một ly nước ấm pha mật ong trước khi đi ngủ khoảng 30 phút có thể giúp bà bầu cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đối với những bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cần thận trọng khi sử dụng mật ong do hàm lượng đường tự nhiên cao. Tốt nhất các bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Bầu khó ngủ nên uống gì? Uống một ly nước ấm pha mật ong trước khi đi ngủ khoảng 30 phút có thể giúp bà bầu cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trà tâm sen
Bà bầu mất ngủ nên uống gì? Trà tâm sen là thức uống giúp bà bầu dễ ngủ hiệu quả được cả y học cổ truyền và hiện đại công nhận. Tâm sen còn gọi là liên hay liên tử tâm, là phần mầm xanh nằm giữa hạt sen từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc quý. Theo Đông y, tâm sen có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, an thần, giải tỏa căng thẳng, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Các nghiên cứu tìm thấy hoạt chất nuciferin trong tâm sen có khả năng kéo dài giấc ngủ. Ngoài ra, dịch chiết từ tâm sen còn có tác dụng cường tim và hạ huyết áp, rất hữu ích cho những người bị hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ do căng thẳng.
Tuy nhiên, việc sử dụng tâm sen cần đúng cách. Theo y học cổ truyền, đối với những người thể nhiệt, tâm sen giúp hạ hỏa, cải thiện giấc ngủ. Nhưng đối với người thể hàn, sử dụng tâm sen thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, mất trí nhớ, rối loạn nhịp tim.
Tâm sen có thể giúp an thần, giảm lo âu, mang lại giấc ngủ sâu trong thai kỳ. Bà bầu uống trà tâm sen ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút giúp ngủ ngon hơn. Bạn nên chọn tâm sen sạch, không chứa hóa chất bảo quản, tránh pha quá đặc để không bị hạ huyết áp.
Bài thuốc từ trà tâm sen chữa mất ngủ cho bà bầu:
Nguyên liệu: Tâm sen 5g, lá vông 20g, táo nhân 10g, hoa nhài tươi 10g.
Cách thực hiện: Tâm sen đem sao thơm; táo nhân sao đen, đập dập; lá vông sấy khô, tán bột. Đem tất cả các loại trộn đều, hãm với 1 lít nước, sau đó cho hoa nhài vào khi nước thuốc còn ấm, rồi lấy nước đó uống làm nhiều lần trong ngày.
Trà tâm sen là thức uống giúp bà bầu dễ ngủ hiệu quả.
Bà bầu mất ngủ không nên uống gì?
Bên cạnh việc lựa chọn các thức uống để ngủ ngon, bà bầu cần hạn chế những loại đồ uống sau vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng giấc ngủ:
Thức uống chứa caffeine
Caffeine, một chất kích thích phổ biến có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Khi tiêu thụ caffeine, nhịp tim và huyết áp tăng cao làm gián đoạn giấc ngủ, gây căng thẳng và mệt mỏi.
Nguy hiểm hơn, caffeine có thể được hấp thụ qua nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân và các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, caffeine làm tăng tiết hormone cortisol gây căng thẳng, mệt mỏi và khó chịu.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ caffeine hoặc tốt nhất là hoàn toàn tránh các loại đồ uống chứa caffeine. Nếu khó bỏ hoàn toàn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng an toàn cho thai kỳ.
Nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe và giấc ngủ của bà bầu do chứa nhiều đường, caffeine, chất tạo ngọt. Lượng đường cao trong nước ngọt có gas làm tăng đột ngột nồng độ đường huyết, kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến cơ thể trở nên tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ.
Các chất khí trong nước ngọt có gas có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, làm tăng cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Một số loại nước ngọt có gas chứa caffeine làm tăng nhịp tim, huyết áp và gây khó ngủ. Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có gas có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác. Để có một giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu nên hạn chế tối đa việc uống nước ngọt có gas.
Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có gas có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý và gây mất ngủ ở bà bầu.
Nước trái cây chua
Mặc dù giàu vitamin C, nước trái cây chua như cam, chanh, bưởi lại không phải là thức uống phù hợp cho bà bầu, đặc biệt là vào buổi tối. Axit trong trái cây có thể gây ợ nóng, khó tiêu, làm tăng nguy cơ ợ chua và trào ngược dạ dày. Đồng thời, lượng đường cao trong nước trái cây đóng hộp có thể làm tăng đường huyết đột ngột, gây khó ngủ và mệt mỏi.
Ngoài ra, vitamin C quá nhiều lại cản trở quá trình hấp thu canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển xương của cả mẹ và bé. Để có một giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt, bà bầu nên hạn chế tối đa việc uống nước trái cây chua và thay thế bằng các loại đồ uống lành mạnh khác.
Lưu ý cho bà bầu khi dùng các loại thức uống
Chọn đồ uống phù hợp trong thai kỳ cung cấp đủ nước, các chất điện giải giúp duy trì sức khỏe cho cơ thể người mẹ, hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bà bầu cần lưu ý một số yếu tố quan trọng khi sử dụng đồ uống sau:
Tham khảo y kiến của bác sĩ, chuyên gia
Không phải tất cả các loại đồ uống, đặc biệt là các sản phẩm tự nhiên như trà thảo dược và thực phẩm chức năng, đều an toàn cho phụ nữ mang thai. Một số thành phần trong các sản phẩm này có thể tương tác với thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp và lựa chọn những loại đồ uống an toàn, lành mạnh.
Bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ đồ uống nào.
Thành phần tự nhiên không đồng nghĩa với an toàn
Cơ thể người phụ nữ mang thai có những đặc điểm sinh lý đặc biệt, rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, mặc dù thường an toàn, nhưng có thể không an toàn cho thai kỳ.
Ví dụ như trà gừng, trà cam thảo thường được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe nhưng dùng quá nhiều trong thai kỳ lại gây hại cho bà bầu và thai nhi. Hoặc các loại trà như cam thảo, ngải cứu có thể gây kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên dùng bất cứ loại thảo mộc, thảo dược hoặc viên uống bổ sung nào mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Kiểm tra kỹ nhãn sản phẩm trước khi sử dụng
Uống gì cho bà bầu dễ ngủ? Nhiều loại đồ uống được quảng cáo hoặc được cho là giúp bà bầu ngủ ngon nhưng chưa chắc đã an toàn cho thai kỳ. Vì vậy, bà bầu nên đọc kỹ nhãn mác, xem các thành phần có an toàn cho thai kỳ không.
Một số đồ uống có thể chứa chất dễ dị ứng, nhất là với người có cơ địa nhạy cảm. Các chất phụ gia như chất bảo quản, phẩm màu, hương liệu nhân tạo, nếu dùng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
Theo dõi phản ứng cơ thể khi sử dụng
Ngay cả các loại thức uống lành mạnh đôi khi cũng không phù hợp với cơ địa của một số bà bầu. Nó có thể gây ra triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở.
Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bà bầu đến bệnh viện thăm khám ngay.
Mẹo giảm tình trạng mất ngủ khi mang thai
Bên cạnh việc lựa chọn đồ uống phù hợp chứng mất ngủ trong thai kỳ có thể được cải thiện thông qua việc điều chỉnh lối sống và áp dụng một số mẹo sau:
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng và tránh nằm ngay sau bữa ăn.
- Kê cao gối khi ngủ giúp giảm thiểu triệu chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày.
- Chườm ấm hoặc ngâm chân nước ấm giúp thư giãn cơ bắp, cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau nhức.
- Một số bài tập thư giãn như yoga, đi bộ, và các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm đau nhức và thư giãn cơ thể cho bà bầu.
- Nằm nghiêng bên trái giúp cải thiện tuần hoàn máu đến thai nhi, giảm phù chân, hỗ trợ tiêu hóa và giảm áp lực lên lưng. Đây là tư thế ngủ được khuyến khích nhất trong suốt thai kỳ.
- Nước muối sinh lý hỗ trợ cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Bà bầu nên dùng bình xịt hoặc bình rửa mũi chuyên dụng để thực hiện 2 lần - 3 lần/ngày.
Ngoài ra, để giảm thiểu lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ, bà bầu nên thực hiện các hoạt động thư giãn như thiền, yoga, chia sẻ cảm xúc với người thân; Duy trì lịch trình ngủ đều đặn, tạo môi trường ngủ lý tưởng và điều chỉnh chế độ ăn uống; Thực hiện một số kỹ thuật thư giãn như tắm nước ấm, massage và thiền cũng góp phần cải thiện giấc ngủ.
Bà bầu mất ngủ nên uống gì? Mặc dù một số loại thức uống có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho bà bầu nhưng trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược hay thực phẩm chức năng nào cũng cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? [Giải đáp chi tiết]
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Mẹ bầu mất ngủ khi mang thai: Dấu hiệu, nguyên nhân và cải thiện
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
5 cách sử dụng ngải cứu chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả và đơn giản
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
3 cách dùng rau diếp trị mất ngủ mang lại hiệu quả cao nhất
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
3 cách dùng sữa trị mất ngủ chắc chắn ai cũng làm được
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Uống trà mất ngủ phải làm sao? Trong trà có chất gì gây mất ngủ?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Ánh sáng xanh gây mất ngủ như thế nào? Cải thiện được không?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Thiếu máu não gây mất ngủ như thế nào? Cách chữa ra sao?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Trẻ sơ sinh khó ngủ trằn trọc do đâu? Bố mẹ phải làm sao?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
11 món ăn chữa mất ngủ cho bà bầu hiệu quả và an toàn
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Mất ngủ ở người già: Triệu chứng, nguyên nhân và cách cải thiện
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Mất ngủ do stress: Nguyên nhân, tác hại và cách phòng ngừa
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Cách trị mất ngủ cho bà bầu hiệu quả và an toàn
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Bà bầu mất ngủ phải làm sao? 11 cách giúp bà bầu ngủ ngon
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA