Nguyên nhân gây thiếu máu não
Thiếu máu não có thể đến nhiều bệnh lý và rối loạn khác nhau. Phổ biến nhất là bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc các rối loạn máu khác, một số bệnh lý di truyền, dị tật tim bẩm sinh, huyết áp thấp, chấn thương sọ não. Các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim (nhanh thất, rung nhĩ) cũng thường gây ra thiếu máu não.
Mối liên hệ giữa thiếu máu não và mất ngủ
Thiếu máu não và mất ngủ có mối liên quan tới nhau. Thiếu máu não gây mất ngủ và mất ngủ làm cho tình trạng thiếu máu não trầm trọng hơn.
1. Thiếu máu não gây mất ngủ
Thiếu máu não có thể khiến tế bào thần kinh hoạt động kém hiệu quả. Điều này thường biểu hiện bằng sự chậm chạp, không nhạy bén hoặc não phát đi những tín hiệu sai lệch. Những tín hiệu sai lệch này gây ức chế hệ thần kinh của não bộ, khiến cho lượng hormone melatonin tiết ra ít hơn và dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Hormone melatonin có vai trò điều chỉnh giấc ngủ. Khi nồng độ melatonin cao giấc ngủ sẽ tốt hơn và ngược lại, nồng độ melatonin thấp có thể gây mất ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
Thiếu máu não còn gây ra đau đầu, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, làm cho các bệnh lý nền đang mắc phải như tim mạch, tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Mất ngủ khiến thiếu máu não trầm trọng hơn
Ở chiều hướng ngược lại, mất ngủ thường khiến cho tình trạng thiếu máu lên não trở nên nghiêm trọng hơn. Mất ngủ dễ sinh ra chán nản, cáu gắt, nổi nóng, mệt mỏi, chán ăn, không muốn vận động. Mất ngủ làm trầm trọng thêm các bệnh lý huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu lên não.
Mất ngủ và thiếu máu lên não là một vòng trong luẩn quẩn cần được điều trị cùng lúc càng sớm càng tốt. Bởi vì nếu kéo dài, hai tình trạng này sẽ ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe, làm cho các bệnh lý đang mắc phải nặng hơn hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh mới.
Vì sao thiếu máu não gây mất ngủ?
Thiếu máu não gây mất ngủ do nhiều cơ chế khác nhau và cần được hiểu rõ mới có thể tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả.
1. Giảm lưu lượng máu và oxy cung cấp cho não
Khi thiếu máu não xảy ra, lưu lượng máu cung cấp cho não bị suy giảm dẫn đến thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào não, gây suy giảm chức năng và làm rối loạn các quá trình điều khiển giấc ngủ.
Khi não không được cung cấp đủ oxy và năng lượng, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng và kích thích như chóng mặt, choáng váng, cảm giác hưng phấn, nhịp thở nhanh, tê và ngứa ran, co giật. Tất cả các triệu chứng này đều gây khó ngủ hoặc làm gián đoạn giấc ngủ.
2. Tác động đến hệ thần kinh trung ương
Thiếu máu não gây suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt ảnh hưởng đến các vùng quan trọng như vùng dưới đồi (hypothalamus) và thân não (brainstem) vốn chịu trách nhiệm điều chỉnh giấc ngủ. Vùng dưới đồi đóng vai trò kiểm soát nhiều chức năng sinh lý, bao gồm điều hòa nhịp sinh học và chu kỳ ngủ – thức. Khi không được cung cấp đủ máu và oxy, chức năng của vùng này bị suy giảm dẫn đến rối loạn nhịp sinh học và làm giảm khả năng kiểm soát giấc ngủ của cơ thể.
Đồng thời, hệ lưới hoạt hóa (Reticular Activating System - RAS) khu vực chịu trách nhiệm chuyển đổi linh hoạt giữa các trạng thái tỉnh táo và buồn ngủ cũng bị ảnh hưởng. Điều này khiến cơ thể khó điều chỉnh trạng thái ý thức dẫn đến giấc ngủ kém chất lượng.
Thiếu máu não còn làm mất cân bằng trong việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và melatonin, hai yếu tố thiết yếu để duy trì giấc ngủ sâu và ổn định. Hệ quả là chất lượng giấc ngủ suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.
3. Gián đoạn sản xuất và điều tiết hormone liên quan đến giấc ngủ
Thiếu máu não ảnh hưởng đến tuyến tùng trong não. Đây là cơ quan sản xuất hormone melatonin – hormone quan trọng giúp cơ thể điều chỉnh giấc ngủ. Khi lưu lượng máu tới tuyến tùng bị giảm, quá trình sản xuất melatonin sẽ bị ảnh hưởng. Cơ thể khó vào trạng thái ngủ sâu và duy trì giấc ngủ.
Sự gián đoạn trong sản xuất melatonin làm giảm khả năng điều hòa nhịp sinh học, từ đó gây ra tình trạng mất ngủ và khiến chất lượng giấc ngủ kém đi.
Thiếu máu não gây mất ngủ gây hại như thế nào?
Thiếu máu lên não gây mất ngủ tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nó gây căng thẳng, lo âu và thay đổi tâm trạng, làm suy giảm khả năng nhận thức, ghi nhớ, tập trung và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, đặc biệt ở nhóm người lớn tuổi.
Thiếu máu lên não gây mất ngủ cũng làm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, chân tay tê mỏi và suy giảm thị lực trầm trọng hơn. Hiệu suất công việc, cảm xúc trở nên tiêu cực hơn, con người dễ cáu gắt, nổi nóng, thiếu kiểm soát do chất lượng giấc ngủ kém.
Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, dẫn đến những di chứng tàn tật hoặc tử vong.
Thiếu máu lên não gây mất ngủ và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và những bệnh lý khác.
Chữa bệnh thiếu máu não gây mất ngủ như thế nào?
Một số loại thuốc phổ biến được dùng trong điều trị thiếu máu não hoặc đột quỵ do thiếu máu lên não như tPA. Đây là một chất hoạt hóa plasminogen mô được truyền qua tĩnh mạch để giúp phá vỡ cục máu đông để lưu lượng máu có thể trở lại bình thường.
Thuốc này được sử dụng để điều trị khẩn cấp đột quỵ do thiếu máu cục bộ, xảy ra khi cục máu đông làm gián đoạn lưu lượng máu đến một vùng não. Điều trị bằng tPA có hiệu quả đối với những người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, miễn là nó được tiêm tĩnh mạch trong vòng 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Hoặc dùng thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu như aspirin hoặc clopidogrel nếu tPA hiệu quả kém. Các thuốc này giúp ngăn ngừa quá trình hình thành và phát triển của cục máu đông.
Phẫu thuật điều trị thiếu máu não cục bộ chỉ dùng cho những trường hợp nghiêm trọng, không thể cải thiện bằng thuốc. Ví dụ nong mạch vành, bắc cầu động mạch vành.
Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh tốt cho giấc ngủ là cần thiết để cải thiện bệnh trạng. Ví dụ như thói quen ăn tối trước 19 giờ để dạ dày có thời gian tiêu hóa hết thức ăn trước khi ngủ, ăn bữa tối nhẹ với các món ăn dễ tiêu hóa. Những chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ uống ngọt, có gas cần tránh vào buổi tối.
Giờ đi ngủ cũng cần duy trì cố định hàng ngày. Các hoạt động ồn ào, gây phấn khích vào buổi tối nên tránh, ví dụ như tụ tập hát hò, ăn nhậu, xem các chương trình sân khấu, film ảnh chiếu rạp. Nói chung, đối với người mất ngủ, khó ngủ, nên tĩnh tâm vào buổi tối. Đọc sách, nghe nhạc nhẹ, thiền, tập các động tác yoga co duỗi nhẹ nhàng thường có lợi cho giấc ngủ. Bạn cũng có thể tắm nước ấm, uống trà hoa cúc, sữa ấm nhưng không nên uống quá nhiều để tránh tiểu đêm.
Ngâm chân trong nước ấm, thảo dược và muối là liệu pháp chữa bệnh từ hàng nghìn năm trong Đông y để thư giãn, tuần hoàn máu tốt và ngủ ngon giấc. Hãy thử nếu bạn không mắc các bệnh ngoài da như nấm hoặc nước ăn chân.
Một số loại tinh dầu đã được chứng minh có lợi cho giấc ngủ như oải hương, chanh sả, quế nhưng chỉ nên dùng bằng cách xông hơi. Tuyệt đối không uống, thoa trực tiếp lên da hoặc hít vì không an toàn.
Điều quan trọng là tránh thức khuya, duy trì luyện tập, tiếp xúc với ánh nắng hàng ngày, giữ cho nội tiết tố ổn định và cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là sắt cho cơ thể để có hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngủ ngon hằng đêm.
Giữ phòng ngủ tối, xông tinh dầu có lợi cho giấc ngủ.
Một số tinh chất thiên nhiên đã được chứng minh có lợi cho thần kinh, giấc ngủ như Blueberry và Ginkgo Biloba cũng có thể thử. Tinh chất Blueberry chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên như anthocyanin và pterostilbene, trong khi tinh chất Ginkgo Biloba giàu flavonoid và terpenoid. Những hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa, cải thiện lưu thông máu lên não, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ giấc ngủ chất lượng hơn.
Thiếu máu não gây mất ngủ và làm suy giảm chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Việc này còn khiến các triệu chứng bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị để kết thúc vòng lặp luẩn quẩn. Mất ngủ kéo dài rất khó điều trị và điều trị thường tốn kém.
3 cách dùng hà thủ ô chữa mất ngủ mà bạn cần phải biết
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
6 bài tập thể dục chữa mất ngủ dễ tập nhưng hiệu quả cao
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Bột bí ngô trị mất ngủ có tốt không? Có hiệu quả không?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
6 cách dùng hoa đậu biếc trị mất ngủ hiệu quả
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
5 cách sử dụng ngải cứu chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả và đơn giản
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
3 cách dùng rau diếp trị mất ngủ mang lại hiệu quả cao nhất
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
3 cách dùng sữa trị mất ngủ chắc chắn ai cũng làm được
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Uống trà mất ngủ phải làm sao? Trong trà có chất gì gây mất ngủ?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Ánh sáng xanh gây mất ngủ như thế nào? Cải thiện được không?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA