Tìm hiểu về hà thủ ô
Hà thủ ô là một loại cây dây leo sống lâu năm, thân quấn và mọc xoắn vào nhau. Bên ngoài thân có vân, nhẵn và màu xanh tía. Rễ cây hà thủ ô phồng thành củ. Lá có cuống dài và mọc so le. Cây thuộc học rau răm Polygonaceae, có nguồn gốc từ một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Tại Việt Nam, hà thủ ô được trồng nhiều ở các tỉnh thành phía miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng,... Một số tỉnh thành miền Nam hiện cũng đang trồng hà thủ ô để làm dược liệu.
Theo Đông y, hà thủ ô vị đắng ngọt, chát và tính ôn, có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, bổ âm, giải độc, nhuận tràng, thông tiện… Ngoài ra, hà thủ ô còn giúp trị can thận âm hư, huyết hư, huyết trắng, di tinh, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, đau lưng mỏi gối, ù tai, điếc tai, râu tóc bạc sớm, táo bón, hội chứng lỵ mãn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, cao huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch...
Có hai loại cây hà thủ ô trong tự nhiên, đó là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Hai loại này có những đặc điểm, hình dáng và dược tính khác nhau.
- Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora): Được trồng nhiều nhất hiện nay do có dược tính cao, nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe con người. Hà thủ ô đỏ tính ôn, vị ngọt hơi đắng chát và không có mùi. Củ có vỏ màu nâu đen, cắt ra bên trong ruột có màu đỏ sẫm.
- Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas Merr): Thường mọc hoang trong tự nhiên, ít được trồng do dược tính thấp. Hà thủ ô trắng tính ôn, vị hơi đắng và mùi thơm nhẹ. Củ có màu xám trắng, cắt ra bên trong ruột màu trắng ngà, nhiều bột.
Hà thủ ô là cây dây leo, sống lâu năm, có lá hình trái tim, đầu lá nhọn.
Hà thủ ô chữa mất ngủ như thế nào?
Theo các nghiên cứu, hà thủ ô còn có tác dụng an thần, giảm tình trạng mất ngủ bằng cách giảm tác dụng của para-chlorophenylalanine và tăng nồng độ 5-hydroxytryptamine (5-HT) và 5-hydroxyindoleacetic acid (5-HIAA). Đồng thời, nó còn giúp giảm nồng độ dopamine, norepinephrine và acetylcholine ở vùng đồi dưới.
Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy hà thủ ô có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách tăng nồng độ gamma-aminobutyric (GABA) trong não. GABA là một chất dẫn truyền thần kinh giúp thúc đẩy sự thư giãn và giấc ngủ.
Bên cạnh đó, hà thủ ô có khả năng kích thích hoạt động nhu động ruột, giúp nhuận tràng, hạ cholesterol trong máu, chống lão hóa, làm chậm nhịp tim, ức chế sự phát triển của virus cảm cúm, tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó góp phần mang đến giấc ngủ ngon hơn.
Cách dùng hà thủ ô chữa mất ngủ
Cùng ECO Pharma tìm hiểu những cách dùng hà thủ ô chữa mất ngủ đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
1. Trà hà thủ ô trị mất ngủ
Trà hà thủ ô trị mất ngủ đã được dùng hàng nghìn năm trong y học cổ truyền. Đây là bài thuốc truyền thống được cho là có hiệu quả tốt đối với giấc ngủ, đặc biệt ở người cao tuổi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 20g hà thủ ô và để ráo nước.
- Bước 2: Sắc hà thủ ô với 1 lít nước trong 20 phút rồi tắt bếp.
- Bước 3: Uống hết trong ngày thay nước lọc. Áp dụng liên tục 1 - 2 tuần để cải thiện tình trạng mất ngủ.
2. Kết hợp hà thủ ô với các dược liệu khác
Kết hợp hà thủ ô với những dược liệu khác để nâng cao hiệu quả chữa mất ngủ. Các bài thuốc sau đây còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể.
Cách thực hiện:
- Cho 1 thang gồm 30g hà thủ ô, 9g long nhãn, 6g bá tử nhân và 5g táo nhân vào ấm, sắc với nước.
- Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 3 lần uống và dùng trước bữa ăn 1 - 2 tiếng.
3. Bài thuốc sắc từ hà thủ ô chữa mất ngủ
Bài thuốc sắc từ hà thủ ô dùng để chữa mất ngủ dễ dàng thực hiện tại nhà, mang đến hiệu quả điều trị mất ngủ nhất định nếu bạn kiên trì áp dụng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 60g dây hà thủ ô đỏ, cắt đoạn từ 5 - 7cm, để ráo nước.
- Phơi nắng cho khô để dùng dần.
- Mỗi ngày sắc 1 thang, chia làm 3 lần uống và uống trước bữa ăn. Uống liên tục trong 1 tuần. Nếu chưa thấy có hiệu quả, có thể uống thêm 1 liệu trình nữa.
Dùng nước sắc từ hà thủ ô mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.
Tác dụng phụ của hà thủ ô
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng hà thủ ô bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng sẽ giảm dần khi bạn ngừng sử dụng. Bạn nên hỏi bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời gian dùng để tránh các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến gan, thận.
Một đánh giá về 450 báo cáo trường hợp tổn thương gan có liên quan đến việc sử dụng hà thủ ô cho thấy hà thủ ô có thể gây tổn thương gan, hai trong số 450 người đã tử vong. Trong một số trường hợp hiếm gặp, sử dụng hà thủ ô trong thời gian dài cũng có liên quan đến độc tính đối với thận.
Tác dụng khác của hà thủ ô đối với sức khỏe
Trong y học cổ truyền, hà thủ ô có tác dụng nhuận tràng, bổ huyết, bổ can thận, tiêu độc, mạnh gân xương, chủ trị các triệu chứng như râu tóc bạc sớm, táo bón, suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém, cao huyết áp, ho gà, tinh trùng yếu,...
Hiện đại cũng tìm thấy một số lợi ích khác của hà thủ ô đối với sức khỏe như:
- Chống viêm: Các nghiên cứu in vivo và in vitro đã cho thấy tác dụng chống viêm của hà thủ ô và các thành phần hoạt tính sinh học của nó. Trong một nghiên cứu lâm sàng, hà thủ ô được áp dụng để điều trị viêm da thần kinh khu trú bằng phương pháp hoa mai chân cho thấy hiệu quả tích cực. Hợp chất STD07 (physcion) của hà thủ ô đã được thử nghiệm trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược để điều trị bệnh viêm ruột, với liều 250mg/ngày trong 14 ngày, cho thấy dung nạp tốt mà không gây tác dụng phụ đáng kể.
- Điều trị rối loạn mỡ máu: Một nghiên cứu lâm sàng không kiểm soát trên 50 bệnh nhân tăng lipid máu đã gợi ý rằng hà thủ ô có tác dụng giảm lipid máu, có thể liên quan đến việc điều hòa các gen liên quan đến tổng hợp cholesterol và chuyển hóa lipoprotein. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược khác cũng cho thấy hà thủ ô có hiệu quả trong việc giảm LDL cholesterol ở người bệnh rối loạn lipid máu.
- Bảo vệ thần kinh: Các nghiên cứu dược lý cho thấy chiết xuất hà thủ ô có lợi trong việc phòng ngừa Parkinson, đột quỵ, Huntington, sa sút trí tuệ mạch máu và Alzheimer. TSG, một hợp chất hoạt tính từ rễ hà thủ ô, đã chứng minh khả năng giảm biểu hiện α-synuclein liên quan đến tuổi ở mô hình chuột Alzheimer và bảo vệ thần kinh trong mô hình chuột Parkinson.
- Ngăn ngừa ung thư: Hà thủ ô là loại dược liệu chứa rhein - hợp chất có khả năng ức chế một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết, u thần kinh đệm, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư tuyến tụy, ung thư buồng trứng,...
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô trị mất ngủ
Khi sử dụng hà thủ ô chữa mất ngủ, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ và đảm bảo rằng bản thân phù hợp hay không. Chỉ sử dụng với liều lượng vừa phải, không dùng quá liều trong thời gian dài vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
- Bảo quản hà thủ ô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh ẩm mốc. Tránh để tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, bạn cần để hà thủ ô ngoài tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi.
- Không dùng chung hà thủ ô với các loại thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu vì dễ tương tác, làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Kiêng ăn củ cải, hành tỏi khi dùng hà thủ ô chữa mất ngủ.
- Không sử dụng cho người đường huyết thấp, huyết áp thấp.
- Chỉ sử dụng hà thủ ô dưới dạng hỗ trợ chữa mất ngủ, không lạm dụng và kiên trì trong một khoảng thời gian để thấy được hiệu quả.
- Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy hà thủ ô có hoạt tính estrogen, do đó người đang mắc ung thư do estrogen và mất cân bằng nội tiết tố cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người mắc bệnh gan cần tránh sử dụng hà thủ ô do có thể gây tổn thương gan.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô chữa mất ngủ.
Các cách chữa mất ngủ khác
Ngoài cách dùng hà thủ ô trị mất ngủ, bạn cũng có thể kết hợp những cách chữa mất ngủ khác để có nâng cao chất lượng giấc ngủ và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Một số loại tinh dầu như oải hương, chanh sả, quế đã được chứng minh có lợi cho giấc ngủ. Tuy nhiên, chỉ dùng bằng cách xông hơi và không uống hay thoa trực tiếp lên da hoặc hít vì không an toàn.
- Ngâm chân trước khi đi ngủ giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và tâm trí. Bạn có thể ngâm chân với nước ấm kèm với một số loại thảo dược như lá ngải cứu, vỏ quế, gừng, sả,... Lưu ý, chỉ áp dụng cách này nếu bạn không bị viêm da ở vùng bàn chân hoặc không có các vết thương hở.
- Massage cũng là cách trị mất ngủ hiệu quả, phá vỡ chu kỳ mất ngủ bằng cách kéo giãn các cơ trơn, tăng cường tuần hoàn máu và kích thích dây thần kinh phế vị, gửi tín hiệu cho não bộ thư giãn toàn bộ cơ thể. Massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn và ngủ ngon hơn.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng cũng góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm sự thiếu hụt vitamin và khôi phục thể trạng. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B, C, D cũng như những khoáng chất như magie, kali, sắt, canxi,...
- Một số tinh chất tự nhiên như Blueberry và Ginkgo Biloba đã được chứng minh mang lại lợi ích cho hệ thần kinh và giấc ngủ. Tinh chất Blueberry chứa các hợp chất sinh học tự nhiên như anthocyanin và pterostilbene, trong khi Ginkgo Biloba giàu flavonoid và terpenoid. Những thành phần này không chỉ có khả năng chống oxy hóa mà còn giúp cải thiện tuần hoàn máu lên não, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ mang lại giấc ngủ sâu hơn.
Sử dụng hà thủ ô chữa mất ngủ đúng cách không chỉ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ mà còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể nhờ dược tính có trong loại thảo dược này. Bên cạnh sử dụng hà thủ ô, lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, hạn chế sử dụng các chất kích thích và tạo không gian ngủ thoải mái cũng giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nếu tình trạng mất ngủ không thuyên giảm, bạn cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị thích hợp.
5 cách dùng quả la hán chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
13 thuốc gây mất ngủ mà bạn cần phải biết để cẩn thận
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
8 thực phẩm gây mất ngủ mà bạn phải biết để tránh xa
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Uống capuchino có mất ngủ không? Nên làm gì để cải thiện?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Uống trà sâm dứa có mất ngủ không? Uống đúng cách ra sao?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Uống sâm có mất ngủ không? Nếu bị phải làm gì?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA
Uống thuốc trị HP bị mất ngủ có thật không?
Doanh nghiệp tự giới thiệu
VNNA