Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và hình ảnh sọ não ở bệnh nhân nhồi máu não ổ khuyết trên lều

Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và hình ảnh sọ não ở bệnh nhân nhồi máu não ổ khuyết trên lều

Đặng Việt Hùng1, Nguyễn Thị Thu Huyền1, Phùng Đức Lâm1, Nguyễn Minh Hiện2, Nguyễn Đức Thuận2
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng1
Bệnh viện Quân y 1032

TÓM TẮT
Nghiên cứu 90 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán nhồi máu não (NMN) ổ khuyết có rối loạn trầm cảm, điều trị tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Việt Tiệp từ tháng 3/2013 – 5/2015. Triệu chứng trầm cảm nhẹ 43,33%, trầm cảm vừa 35,56%, trầm cảm nặng 21,11%. Vị trí ổ khuyết ở bao trong, nhân bèo, thùy thái dương chưa thấy ảnh hưởng đến các mức độ trầm cảm trong NMN ổ khuyết. Tổn thương thùy trán, nguy cơ trầm cảm nặng cao gấp 7,31 lần so với trầm cảm nhẹ và 5,81 lần trầm cảm vừa. Ở bán cầu não trái, trầm cảm nặng cao gấp 4,88 lần so với trầm cảm nhẹ.
Từ khóa: Trầm cảm, nhồi máu não.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não luôn là vấn đề thời sự của ngành y tế ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. NMN ổ khuyết chiếm 16,67% tổng số BN đột quỵ nói chung và 21,93% số BN NMN [1]. Trầm cảm gặp ở một số lớn BN và là một biến chứng quan trọng của đột quỵ, dẫn đến tình trạng khiếm khuyết lớn cũng như tỷ lệ tử vong gia tăng [2]. Mối liên quan giữa trầm cảm trong NMN ổ khuyết chưa rõ ràng. Đã có nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về mối liên quan giữa trầm cảm, mức độ nặng của trầm cảm với số lượng nhồi máu ổ khuyết, kích thước và vị trí tổn thương nhồi máu, sự tổn thương bán cầu ưu thế, các yếu tố nguy cơ…có liên quan đến trầm cảm hay không? Tuy nhiên hiện tại chưa có kết luận chính xác, còn nhiều tranh luận về các mối liên quan này. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về mối liên quan giữa trầm cảm sau đột quỵ với vị trí tổn thương của não. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ trầm cảm và hình ảnh học sọ não ở bệnh nhân nhồi máu não ổ khuyết trên lều có trầm cảm”.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Gồm 90 BN NMN ổ khuyết được điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Việt Tiệp từ tháng 3/2013 – 11/2015.
– Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán NMN ổ khuyết trên lâm sàng và phim CTscan hoặc MRI sọ não.
– Có rối loạn trầm cảm, được chẩn đoán xác định theo ICD 10 (1992).
– BN tỉnh, hợp tác trong quá trình khám, hỏi bệnh và làm bệnh án nghiên cứu.
– Được sự đồng thuận của bệnh nhân và gia đình.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
– Có bệnh cơ thể nặng phối hợp
– Tiền sử trầm cảm trước khi vào viện
– Không hợp tác trong quá trình thăm khám và hỏi bệnh.
– Hình ảnh sọ não không có tổn thương NMN.
– Nhồi máu do U não, chấn thương, viêm nhiễm, chảy máu não – màng não,…
2. Phương pháp nghiên cứu
– Theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang từng trường hợp.
– Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được theo dõi từ khi vào viện đến khi ra viện.
– Mẫu bệnh án nghiên cứu riêng
– Sử dụng thang test Beck để đánh giá mức độ trầm cảm
– Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và Excel.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1. Mức độ trầm cảm

Kết quả thang Test Beck rút gọn Số lượng (N= 90) Tỷ lệ %
Trầm cảm nhẹ 39 43,33
Trầm cảm vừa 32 35,56
Trầm cảm nặng 19 21,11

Trong 90 BN, tỷ lệ trầm cảm nhẹ 43,33%, trầm cảm vừa 35,56%, trầm cảm nặng là 21,11%.

Theo Dương Minh Tâm và CS, kết quả thang test Beck của nhóm NMN bị trầm cảm: trầm cảm mức độ vừa 39,5%, trầm cảm nhẹ 30,3% [3]. Theo Lê Văn Tuấn và CS, trong số 34 BN bị trầm cảm sau đột quỵ NMN, khi đánh giá bằng thang điểm Beck có 21 (61,8%) BN trầm cảm nhẹ, 8 (23,5%) trầm cảm trung bình và 5 (14,7%) BN trầm cảm nặng[4]. Hommel M. và CS nghiên cứu về trầm cảm sau đột quỵ thấy: BN có điểm Beck trầm cảm > 9 (được xác định trong 30 ± 4 điểm), khoảng cách trung bình của điểm test Beck là 6 và vị trí của đột quỵ không tương quan với trầm cảm. Tác giả nhận thấy các lĩnh vực nhận thức tương quan đáng kể với trầm cảm[5].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác.

Bảng 2. Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và vị trí ổ khuyết ở bao trong

Mức độ trầm cảm Vị trí tổn thương P OR(95%CI)
Bao trong(n= 51) Khác(n=39) Tổng(n=90)
SL % SL %
Nhẹ (1) 22 43,14 17 43,59 39 p3,1: 0,914 1,07(0,31-3,78)
Vừa (2) 18 35,29 14 35,90 32 p2,1: 0,989 0,99(0,35-2,84)
Nặng (3) 11 21,57 8 20,51 19 p3,2: 0,909 1,07(0,29-3,97)

BN bị tổn thương ở bao trong có tỷ lệ trầm cảm mức độ nhẹ là 43,14%,mức độ vừa 35,29%, mức độ nặng 21,57% nhưng sự khác biệtkhông có ý nghĩa với p > 0,05.

Nghiên cứu LADIS thấy NMNổ khuyết vùng hạch nền có liên quan yếu với trầm cảm, các vùng khác không có mối liên quan [6].Santos M. và CS cho rằng tổn thương vùng hạch nền gặp nhiều trong NMN ổ khuyết. Kích thước của ổ khuyết vùng hạch nền có liên quan đến gia tăng trầm cảm [7].

Như vậy, những BN bị tổn thương vùng bao trong cần được phát hiện sớm các triệu chứng của trầm cảm đề phòng những diễn biến xấu về mặt tâm lý của BN. Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy có mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và tổn thương ổ khuyết vùng bao trong.

Bảng 3. Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và vị trí ổ khuyết ở nhân bèo

Mức độ trầm cảm Vị trí tổn thương P OR(95%CI)
Nhân bèoN= 32 Khác (N=58) TổngN=90
SL % SL %
Nhẹ (1) 14 43,75 25 43,10 39 p3,1: 0,944 1,04(0,28-3,71)
Vừa (2) 11 34,38 21 36,21 32 p2,1: 0,894 0,94(0,31-2,78)
Nặng (3) 7 21,87 12 20,69 19 p3,2: 0,859 1,11(0,28-4,21)

Ở những BNNMN ổ khuyết tại nhân bèo, có sự khác biệt giữa các mức độ trầm cảm nhưng không có ý nghĩa, (p>0,05).

Trong nghiên cứu của Dương Minh Tâm, 19 BNNMN vùng đồi thị có 3 BN trầm cảm (15,8%), trong 228 BN không bị tổn thương đồi thị có 73 BN trầm cảm (32%). Sự khác biệt về nguy cơ gây trầm cảm giữa nhóm tổn thương hay không tổn thương đồi thị không có ý nghĩa thống kê, tổn thương nhồi máu não vùng đồi thị không phải là yếu tố liên quan đến trầm cảm [3].Nishiyama Y. và CS nghiên cứu triệu chứng trầm cảm sau đột quỵ NMN kết hợp khu vực tổn thương bao trong nhân bèo trái đã chứng minh rõ ràng tất cả các tổn thương chỉ có tổn thương bao trong và nhân bèo trái là yếu tố độc lập với các triệu chứng trầm cảm sớm ở bệnh nhân NMN [8]. Trong kết quả của chúng tôi, chưa thấy mối liên hệ giữa tổn thương vùng nhân bèo với mức độ trầm cảm.

Bảng 4. Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và vị trí ổ khuyết ở đồi thị

Mức độ trầm cảm Vị trí tổn thương P OR(95%CI)
Đồi thịN= 19 KhácN=71 TổngN=90
SL % SL %
Nhẹ (1) 7 36,84 32 45,07 39 p3,1: 0,460 1,63(0,34-7,19)
Vừa (2) 7 36,84 25 35,21 32 p2,1: 0,679 1,28(0,33-4,89)
Nặng (3) 5 26,32 14 19,72 19 p3,2: 0,718 1,28(0,26-5,72)

 

        BN có tổn thương ở đồi thị, trầm cảm mức độ nặng cao gấp 1,63 lần so với trầm cảm mức độ nhẹ. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ mức độ trầm cảm, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê với (p> 0,05).

Santos M. và CS nghiên cứu sự khác nhau của trầm cảm và tổn thương vi mạch: tổn thương vi mạch không liên quan đến xuất hiện trầm cảm ở bất kỳ vị trí nào. Tổn thương ở đồi thị và hạch nền trong NMN ổ khuyết hay gặp trầm cảm. Kích thước của ổ khuyết vùng đồi thị liên quan đến gia tăng trầm cảm. Tổn thương vi mạch kết hợp NMN ổ khuyết vùng đồi thị, hạch nền, chất trắng sâu làm gia tăng 25% trầm cảm [7].Egeto P. và CS cũng cho rằng tổn thương vùng đồi thị, số lượng ổ nhồi máu, thể tích ổ NMN ổ khuyết có liên quan đến tỷ lệ, mức độ trầm cảm [9].Hiện tại còn nhiều tranh luậnvề tổn thương vùng đồi thị có liên quan đến trầm cảm hay không? Trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa thấy mối liên quan giữa tổn thương vùng đồi thị với mức độ trầm cảm.

Bảng 5. Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và vị trí ổ khuyết ở thuỳ trán

Mức độ trầm cảm Vị trí tổn thương P OR

(95%CI)

Thuỳ trán

N= 5

Khác

N=85

Tổng

N=90

SL % SL %
Nhẹ (1) 1 20,00 38 44,71 39 p3,1: 0,062 7,13

(0,51-383,55)

Vừa (2) 1 20,00 31 36,47 32 p2,1: 0,887 1,23

(0,02-98,72)

Nặng (3) 3 60,00 16 18,82 19 p3,2: 0,104 5,81

(0,41-314,69)

Những BN tổn thương thuỳ trán có nguy cơ trầm cảm nặng cao gấp 7,13 lần so với trầm cảm nhẹ và 5,81 lần so với trầm cảm vừa; tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

O’Brien J. T. và CS trong nghiên cứu LADIS, các triệu chứng trầm cảm liên quan đến tổn thương chất trắng vùng trán, trước trán [10].Theo Werheid K,  tổn thương bán cầu não (trái hay phải)không gây lên trầm cảm và cho rằng có thể trầm cảm liên quan đến vùng trước trán nhiều hơn [11].Ilut S. và CS thấy những BN đột quỵ có tổn thương vùng trước trán, tỷ lệ trầm cảm nặng tăng gấp 2 lần so với BN không bị trầm cảm [12].Tang W. K. và CS nghiên cứu về thùy trán và rối loạn cảm xúc sau đột quỵ ở 693 BN thấy, so với nhóm không bị NMN ở thùy trán, nhóm NMN thùy trán phải có khả năng bị trầm cảm cao hơn, đóng vai trò tăng tỷ lệ trầm cảm với OR = 4,44, p= 0,002[13].Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước thấy NMN ổ khuyết thùy trán làm tăng nguy cơ mức độ trầm cảm.

Bảng 6. Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và vị trí ổ khuyết ở bán cầu trái

Mức độ trầm cảm Vị trí tổn thương P OR

(95%CI)

Bán cầu trái (N= 40) Khác

(N=50)

Tổng

N=90

SL % SL %
Nhẹ (1) 12 30,00 27 54,00 39 p3,1: 0,007 4,88

(1,3-19,16)

Vừa (2) 15 37,50 17 34,00 32 p2,1: 0,164 1,99

(0,67-5,88)

Nặng (3) 13 32,50 6 12,00 19 p3,2: 0,135 2,46

(0,65-9,83)

     BN có tổn thương tại bán cầu não trái, mức độ trầm cảm nặng cao gấp 4,88 lần so với trầm cảm nhẹ (95%CI: 1,30-19,16), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Zhang Y. và CS thấy tỷ lệ chênh gặp ở BN trầm cảm sau đột quỵ bán cầu não trái so với đột quỵ ở bán cầu não phải là 1,11 (95%, CI 0,82- 1,49) và kết quả OR của trầm cảm sau đột quỵ ở nam so với nữlà 0,68 (95%, CI 0,58- 0,81). Phân nhóm 1- 6 tháng sau đột quỵ ủng hộ đáng kể kết quả trầm cảm xảy ra sau đột quỵ ở bán cầu não trái [14].Theo Werheid K. vị trí của tổn thương bán cầu não do đột quỵ đã được thảo luận nhưng còn tranh cãi nhiều. Trong khi nghiên cứu ban đầu về trầm cảm nhận thấy nguy cơ trầm cảm tăng cao ở đột quỵ bán cầu não trái, trong những nghiên cứu lớn gần đây đã không ủng hộ cho điều trên [11].Nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ cho quan điểm tổn thương bán cầu trái làm tăng nguy cơ mức độ trầm cảm.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu 90 bệnh nhân nhồi máu não ổ khuyết có rối loạn trầm cảm, điều trị tại khoa Thần kinh Bệnh viện Việt Tiệp từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2015 chúng tôi rút ra kết luận sau:

   – Trầm cảm nhẹ và vừa theo thứ tự chiếm tỷ lệ 43,33% và 35,56%, trầm cảm nặng chiếm  21,11%.

   – Vị trí ổ khuyết ở bao trong, nhân bèo, thùy thái dương, đồi thị chưa thấy ảnh hưởng đến các mức độ trầm cảm trong nhồi máu não ổ khuyết.

   – Tổn thương thùy trán, nguy cơ trầm cảm nặng cao gấp 7,31 lần so với mức độ trầm cảm nhẹ và 5,81 lần trầm cảm vừa

– Ở bán cầu não trái, trầm cảm nặng cao gấp 4,88 lần so với trầm cảm nhẹ.

 

ABSTRACT

THE CONNECTION BETWEEN THE LEVER OF DEPRESSION AND

X-RAYS FILM OF PATIENTS WITH LACUNAR IN CEREBRAL INFARCTION

 

This research describes an investigation of the patients with cerebral infarction and signs of depression at Department of Neurology of Viet Tiep hospital between March 2013 and May 2015. Patients with depressed symptom are 43.33%, with moderate depression symptom are 35.56% and with severe depression symptom are 21.11%. The three locations of lacunar that will not lead to depression caused by cerebral infarction are capsual interna, gray matter, and temporal lobe. The percentage of severe depression is increased 7.31 times compared to depression, and increased 5.81 times compared to moderate depression when the frontal lobe of the brains is damaged. The depression on the left brain of severe depression patients was 4.88 times higher than depression.

Keyword: Depression, cerebral infarction

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Minh Hiện (2013). Dịch tễ học đột quỵ não. Đột quỵ não, Nhà xuất bản y học, Hà Nội: 11-40.
2. Robinson R. G., Jorge R. (2015). Post-Stroke Depression: A Review. Ajp in Advance. Post-Stroke., (12): 1-11.
3. Dương Minh Tâm, Trần Hữu Bình, Lê Văn Thính (2013). Nghiên cứu một số yếu tố liên quan tới trầm cảm sau nhồi máu não. Tạp chí nghiên cứu y học., 84(4): 61-68.
4. Lê Văn Tuấn, Lê Cao Thái (2014). Đánh giá đặc tính tương đồng giữa giải phẫu thần kinh và trầm cảm sau đột quỵ nhồi máu não cấp. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh., 18(1): 488-493.
5. Hommel M., Carey L., Jaillard A. (2013). Depression: Cognition relations after stroke. International Journal of Stroke World Stroke Organization, 8:1-4.
6. Li J., Zhao Y. D., Zeng J. W., et al. (2014). Serum Brain-derived neurotrophic factor levels in post-stroke depression. Journal of Affective Disorders., 168:373-379.
7. Santos M., Gold G., Herrmann F. R., et al. (2009). Differential Impact of Lacunes and Microvascular Lesions on Poststroke Depression. Stroke., 40:3557-3562.
8. Nishiyama Y., Komaba Y., Ueda M., et al. (2010). Early Depressive Symptoms after Ischemic Stroke Are Associated with a Left Lenticulocapsular Area Lesion. Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases., 19(3):184-189.
9. Egeto P., Fischer C. E., Ismail Z., et al. (2014). Lacunar stroke, deep white matter disease and depression: a meta-analysis. International Psychogeriatrics., 26(7): 1101–1109.
10. O’Brien J. T., Michael J. Firbank M. J., et al. (2006). White Matter Hyperintensities Rather Than Lacunar Infarcts Are Associated With Depressive Symptoms in Older People: The LADIS Study. Am J Geriat Psychiatry., 14:834-841.
11. Katja Werheid. (2016). A Two-Phase Pathogenetic Model of Depression after Stroke. Gerontology., 62:33-39.