Thành phần hóa học của lá lốt?

Lá lốt là cây thân thảo, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), có tên khoa học là Piper sarmentosum. Thân cây cao tới 40cm, lá mỏng, hình trái tim, có 5 gân chính từ gốc phiến lá, tuyến dầu ở mặt trên và gân có lông mịn ở mặt dưới. Lá lốt được sử dụng phổ biến như một loại gia vị trong các bữa ăn tại Lào và Việt Nam. Loại cây này mọc hoang nhiều ở những vùng ẩm thấp, thường thấy ở nhiều vùng quê cả nước.

Theo các nghiên cứu, lá lốt chứa nhiều hợp chất hóa học có lợi cho sức khỏe như amide, alkaloid, flavonoid, tannin, saponin, glycoside, terpenoid và hợp chất phenolic có tác dụng giúp giảm căng thẳng và thư giãn. Một số hoạt chất chính của lá lốt gồm:

  • Tinh dầu: Là thành phần chính của lá lốt, chiếm tỷ lệ khoảng 0.5 % - 1% khối lượng khô. Tinh dầu lá lốt là một hỗn hợp phức tạp của các hợp chất hữu cơ như beta-caryophylen, benzylaxetat, piperolotin, piperolotidin và piperlolotinon nên có mùi thơm đặc trưng. Các hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kích thích tiêu hóa và làm dịu các đơn đau nhức hiệu quả.
  • Alkaloid: Lá lốt chứa một số loại alkaloid như piperin, piperidin và piplartin. Nhóm hợp chất có tính bazơ yếu này có khả năng tương tác với hệ thần kinh trung ương, gây ra các tác dụng sinh lý như giãn mạch máu, làm ấm cơ thể.
  • Flavonoid: Các hợp chất flavonoid như quercetin, kaempferol và apigenin được tìm thấy trong lá lốt có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ màng tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Ngoài ra, flavonoid còn có tác dụng chống viêm và chống ung thư.

Hàm lượng thành phần dinh dưỡng trong 100 g lá lốt bao gồm:

  • Năng lượng: 39 calo.
  • Nước: 86.5 g.
  • Protein: 4.3 g.
  • Chất xơ: 2.5 g.
  • Canxi: 260 mg.
  • Phốt pho: 980 mg.
  • Sắt: 4.1 mg.
  • Vitamin C: 34 mg.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lá lốt chứa các hợp chất như myristicin, trans-caryophyllene và germacrene-D, có tác động tích cực lên hệ thần kinh trung ương.

Các hợp chất này góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng và hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe liên quan đến thần kinh. Bạn có thể sử dụng lá lốt tươi hoặc đem đi sấy khô, bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc túi zip để sử dụng lâu dài.

Lá lốt vừa là loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý.

Lá lốt chữa mất ngủ có hiệu quả không?

Theo y học cổ truyền, lá lốt tính ấm, vị cay, nồng, hơi đắng, quy vào kinh vị, gan, mật và tỳ có tác dụng trừ hàn, giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, lá lốt còn có khả năng cân bằng âm dương, giúp ổn định chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể.

Một số nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng các hợp chất sinh học có trong lá lốt như alkaloid và flavonoid tác động đến hệ thần kinh trung ương, giúp thư giãn cơ bắp, giảm lo âu và căng thẳng - yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy tiềm năng của lá lốt trong việc hỗ trợ điều trị mất ngủ, nhưng cần thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn để đánh giá một cách đầy đủ và khách quan về hiệu quả cũng như tính an toàn của phương pháp này.

Vì thế, sử dụng lá lốt trị mất ngủ nên được xem như một phương pháp hỗ trợ, không nên coi là thuốc chữa bệnh và dùng quá nhiều..

Cách dùng lá lốt chữa mất ngủ

Có nhiều mẹo trị mất ngủ hiệu quả bằng lá lốt. Cùng ECO Pharma tìm hiểu 3 cách dùng lá lốt chữa mất ngủ phổ biến, an toàn và được nhiều người áp dụng sau đây:

1. Nấu nước lá lốt

Nước lá lốt chứa nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin C, vitamin E, phenol, alkaloid, flavonoid và tanin. Uống nước lá lốt với liều lượng hợp lý giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp, đau lưng, hỗ trợ tiêu hóa, thư giãn thần kinh và giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn.

Chuẩn bị: Một nắm lá lốt tươi.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá lốt và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Cho lá lốt vào nồi đun cùng với 3 chén nước.
  • Nước sôi, hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 10 phút - 15 phút đến khi cạn còn một chén thì tắt bếp.

Cách dùng: Uống nước lá lốt sắc khi còn ấm, uống trước bữa ăn tối và sử dụng đều đặn trong vòng 1 tuần.

Uống nước lá lốt hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2. Ngâm chân với lá lốt trị mất ngủ

Ngâm chân với lá lốt là phương pháp cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả và dễ thực hiện. Cách này giúp tăng cường tuần hoàn máu, tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng, giảm đau nhức chân và tốt cho người bị đau thần kinh tọa.

Chuẩn bị

  • Một nắm lá lốt tươi.
  • Một củ gừng tươi.
  • 1 lít nước.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá lốt và gừng, sau đó giã nát gừng.
  • Cho lá lốt và gừng vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước.
  • Nước sôi thì tiếp tục đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu và pha cho hết nóng.
  • Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút - 20 phút.
  • Thực hiện 3 lần - 4 lần/tuần để cải thiện tình trạng mất ngủ.

3. Món ăn từ lá lốt

Lá lốt dùng làm lá thơm tạo hương vị cho món ăn hoặc ăn sống đều được. Bạn có thể thử nấu các món như thịt bò cuộn lá lốt, cà tím xào lá lốt, thịt ba chỉ xào lá lốt, trứng chiên lá lốt, măng xào lá lốt, hến xào lá lốt và canh lá lốt thịt viên.

Mỗi tuần ăn các món này 3 lần - 4 lần để giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc và ngủ chập chờn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều các món chế biến từ lá lốt, cần phải kết hợp với các loại rau củ quả tốt cho giấc ngủ khác vào bữa ăn như cải bó xôi, hoa thiên lý, rau tía tô, rau tần ô, rau xà lách để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Lá lốt là loại gia vị dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon và tốt cho sức khỏe - Ảnh: Internet

Tác dụng chữa bệnh khác của lá lốt

Trong dân gian, mọi người thường dùng lá lốt riêng lẻ hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác như rễ bưởi bung, lá xương sông, rễ cỏ xước để sắc lấy nước uống trị chứng rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp, tay chân ra nhiều mồ hôi, mụn nhọt,...

Một số tác dụng chữa bệnh khác của lá lốt như:

1. Chữa cảm cúm

Hợp chất alkaloid và flavonoid trong lá lốt có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus gây bệnh, giảm viêm đường hô hấp, làm dịu các triệu chứng như ho và sổ mũi. Alkaloid như piperin có khả năng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả hơn.

Theo y học cổ truyền tính ấm của lá lốt còn giúp làm ấm cơ thể, kích thích tuần hoàn máu và chữa cảm lạnh.

Chuẩn bị: 20 g lá lốt, ½ củ hành tây, 5 nhánh hành hương, một tép tỏi, 2 g gừng, một nắm gạo và gia vị.

Cách thực hiện: Vo sạch gạo và đem đi nấu cháo như bình thường, khi gạo nở cho tất cả nguyên liệu vào và nêm nếm cho vừa ăn. Ăn cháo khi còn nóng và dùng khăn lau khô mồ hôi toát ra.

2. Chữa bệnh tổ đỉa

Lá lốt chứa piperin, terpenoid và flavonoid có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như tổ đỉa. Hợp chất piperin có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh da, giảm tình trạng viêm và ngứa.

Chuẩn bị: 100 g - 150 g lá lốt tươi.

Cách thực hiện: Giã nát một nắm lá lốt tươi vắt lấy nước uống hoặc đắp bã lên vết thương.

3. Chữa đau xương khớp

Trong y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng trừ phong thấp, giảm sưng viêm và đau nhức khớp xương.

Các nghiên cứu cho thấy, thành phần piperin trong lá lốt có khả năng ức chế quá trình sản sinh các chất trung gian gây viêm, làm giảm sưng và đau nhức tại các khớp. Bên cạnh đó, các flavonoid còn hỗ trợ quá trình phục hồi sụn khớp, cải thiện tình trạng viêm khớp.

Chuẩn bị: 100 - 150 g lá lốt tươi hoặc 20 g - 30 g lá lốt khô.

Cách thực hiện: Sử dụng lá lốt sắc nước uống hoặc giã nát lá lốt tươi đắp lên vùng bị đau.

4. Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay có tác dụng trừ hàn, làm ấm cơ thể và kích thích tiết dịch vị, giúp tiêu hóa thức ăn, chống đầy hơi, khó tiêu, nôn và tiêu chảy, đồng thời làm dịu cơn đau bụng do nhiễm lạnh.

Chuẩn bị: 50 g - 100 g lá lốt tươi hoặc 8 g - 12 g lá khô.

Cách thực hiện: Dùng lá lốt tươi hoặc khô đem đi sắc nước uống hoặc chế biến thành món ăn như chả lụa lá lốt, thịt bò nướng lá lốt, trứng chiên lá lốt.

5. Chữa ra mồ hôi chân, tay nhiều

Lá lốt từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị tình trạng ra mồ hôi tay chân nhiều.

Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, tinh dầu và các hợp chất hóa học khác có trong lá lốt như piperin, flavonoid tác động lên hệ thần kinh, giúp điều hòa hoạt động của tuyến mồ hôi.

Chuẩn bị: 100 - 150 g lá lốt tươi hoặc 8 g - 12 g lá lốt khô.

Cách thực hiện: Dùng lá lốt sắc nước uống hoặc ngâm tay chân vào nước sắc lá lốt có muối biển pha loãng.

6. Chữa viêm nhiễm âm đạo

Các hợp chất hóa học như piperin và flavonoid trong lá lốt có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu các triệu chứng viêm, giảm ngứa và sưng tấy.

Chuẩn bị: 50 g lá lốt, 40 g nghệ và 20 g phèn chua.

Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi trong vòng 20 phút. Đợi đến khi nước ấm thì dùng ngâm rửa âm đạo. Bạn nên tận dụng khi nước lá lốt còn nóng để xông sẽ đem đến hiệu quả điều trị tốt hơn.

7. Chữa viêm tinh hoàn

Lá lốt có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tinh hoàn nhờ các hợp chất hóa học tự nhiên như alkaloid và flavonoid. Ngoài ra, lá lốt còn giúp thúc đẩy quá trình hồi phục sau viêm, giảm đau và sưng ở bộ phận sinh dục.

Chuẩn bị: 12g lá lốt, 10g trần bì, 6g phòng sâm, 21g sinh khương, 5g hoàn kỳ, 6g sơn thù, 12g lệ chi, 12g bạch truật, 10g bạch linh và 4g cam thảo.

Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đun cùng với 600ml nước. Khi nước sôi, bật lửa nhỏ liu riu đến khi thuốc sắc còn 200ml thì tắt bếp.

8. Chữa phù thũng do suy thận

Các thành phần hóa học trong lá lốt có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải lượng nước và muối dư thừa, giảm tình trạng phù nề, hỗ trợ cải thiện chức năng thận hiệu quả.

Chuẩn bị: 20g lá lốt, 10g mã đề, 10g cà gai leo, 10g rễ tầm gai, 10g lá đa lông và 10g rễ mỏ quạ.

Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun sôi cùng 500ml nước cho đến khi sắc còn 150ml thì tắt bếp. Uống hết trong ngày và kiên trì thực hiện liên tục từ 3 ngày - 5 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa mất ngủ

Khi sử dụng lá lốt chữa mất ngủ, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Sử dụng với liều lượng vừa phải, mỗi ngày chỉ dùng 50g - 150g. Uống quá liều có thể gây kích ứng dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Không sử dụng lá lốt trong thời gian dài vì nguy cơ cao làm suy giảm chức năng thận và gan.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú chỉ nên ăn lá lốt dưới dạng rau thơm thêm vào món ăn và không nên ăn hàng ngày.
  • Người mắc bệnh táo bón, nhiệt miệng, bị sốt cao, viêm loét dạ dày, tá tràng và nóng trong người không nên sử dụng lá lốt.
  • Nên ăn lá lốt tươi thay vì dùng ở dạng sấy khô.
  • Ngâm lá lốt trong nước muối loãng và rửa sạch trước khi chế biến, đặc biệt nếu ăn sống.
  • Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, hãy ngừng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ.
  • Ngâm chân với nước lá lốt chữa mất ngủ nên dùng chậu gỗ, cho thêm vài viên đá cuội để đả thông kinh mạch. Nhiệt độ nước ngâm chân phù hợp là 40 độ C - 45 độ C, không ngâm với nước quá nóng.

Một số phương pháp cải thiện mất ngủ khác

Ngoài dùng lá lốt, Đông y còn nhiều bài thuốc chữa mất ngủ khác.

  • Bài thuốc 1: Sắc 50 gam ngô thù du với một lượng giấm gạo thích hợp, hòa vào nước ấm. Sau đó tiếp tục thêm một lượng giấm gạo vừa phải đổ vào nồi xông chân, ngâm trong 30 phút. Mỗi ngày một lần, thực hiện liên tục trong 7 ngày.
  • Bài thuốc 2: Ba ba lấy 250g, bỏ móng và nội tạng, rửa sạch, cắt thành miếng, cho nước vào đun sôi. Thêm 30g hoa huệ và 30g táo tàu, nấu cho đến khi táo tàu mềm và thịt ba ba chín đều thì thêm đá, đường vừa miệng. Ăn thịt và uống canh ba ba hết trong một ngày. Theo các thầy thuốc Đông y, dùng thường xuyên món này sẽ rất hiệu quả.
    Bài thuốc 3: Chuẩn bị 50g mè đen, 50g hạt óc chó, 50g lá dâu tằm khô và một ít mật ong. Cho ba vị thuốc Đông y đầu tiên nghiền nát, sau đó trộn với mật ong rồi dùng tay vo thành từng viên. Mỗi ngày ăn 1 đến 2 miếng trong một vài tháng.
  • Bài thuốc 4: Hái vài lá cây bách, rửa sạch, phơi khô rồi đặt vào gối. Gối lá bách còn có hương thơm sảng khoái dưới đầu, mang đến cảm thấy dễ chịu, an thần, dễ ngủ.

Điều quan trọng là bạn cần duy trì đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày để duy trì nhịp sinh học tự nhiên; tránh căng thẳng, thức khuya, dùng chất kích thích; Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Bạn nên tập thể thao hàng ngày, ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh và ngủ ngon giấc.

Ngoài dùng lá lốt còn nhiều bài thuốc Đông y khác chữa mất ngủ, chẳng hạn như ngâm chân với ngô thù du và giấm gạo.

Lá lốt chữa mất ngủ là bài thuốc lâu đời ở nước ta, nhiều người đã dùng và cảm thấy có hiệu quả. Mặc dù vậy vẫn cần dùng lá lốt với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể và một số tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe. Ngoài lá lốt, Flavonoid và Terpenoid chiết xuất từ Ginkgo Biloba và Anthocyanin và Pterostilbene chiết xuất từ Blueberry là những tinh chất đã được chứng minh hỗ trợ giấc ngủ ngon và an toàn để dùng lâu dài. Những người thường xuyên khó ngủ, mất ngủ có thể sử dụng.